Hơn 10.000 binh sĩ Nga được nhận tiền thưởng

GD&TĐ - Bộ Quốc phòng Nga tiết lộ, hơn 10.000 binh sĩ Nga đã nhận được tiền thưởng khi tiêu diệt hoặc thu giữ các hệ thống vũ khí chính của Ukraine.

(Ảnh: Sputnik)
(Ảnh: Sputnik)

Theo thống kê, các binh sĩ Nga đã được trả từ 50.000 đến 300.000 rúp (600 đến 3.600 USD) khi đích thân hạ gục một chiếc xe tăng, súng đại bác, máy bay chiến đấu hoặc các thiết bị quân sự khác.

Năm 2022, có 7.064 quân nhân đã được thưởng vì đã phá hủy tổng cộng 11.586 thiết bị quân sự của Ukraine. Trong 5 tháng đầu năm nay, các con số lần lượt là 3.193 và 4.415, Bộ Quốc phòng Nga cho biết.

Phần thưởng lớn nhất thuộc về các phi công và nhân viên điều hành lực lượng phòng không vì bắn hạ máy bay phản lực và trực thăng của đối phương. Các binh sĩ đã phá hủy các bệ phóng tên lửa Tochka-U và HIMARS cũng được phần thưởng này. Phương tiện không người lái của hải quân Ukraine, từng được sử dụng để tấn công Crimea, được giới lãnh đạo quân sự Nga định giá 2.400 USD/chiếc.

Tuyên bố của Bộ Quốc phòng cho biết một nửa số tiền đó được chi trả “cho việc phá hủy từng chiếc trong số hàng trăm thiết giáp” của lực lượng Ukraine. Phần thưởng nhỏ nhất được trao cho việc đánh chặn tên lửa và một số UAV của đối phương, cũng như hạ gục xe bọc thép và pháo binh.

Bộ này đang xem xét các báo cáo từ chiến trường để quyết định tiền thưởng cho việc tiêu diệt xe tăng Leopard và các khí tài khác do NATO sản xuất. Các nước phương Tây ủng hộ Kiev đã cung cấp hàng chục thiết bị như vậy nhằm tăng cường sức mạnh cho quân đội Ukraine trước cuộc phản công đã được hứa hẹn từ lâu và hiện đang được tiến hành.

Một số công dân Nga tư nhân cũng đã cung cấp tiền thưởng cho quân đội tiền tuyến. Trong một ví dụ gần đây, nghệ sĩ giải trí Grigory Leps cho biết ông và một số người cùng chí hướng khác đang tập hợp các nguồn lực để trả 1 triệu rúp (13.000 USD) cho mỗi chiếc xe tăng phương Tây bị lính Nga tiêu diệt.

Theo RT

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

Công cụ trí tuệ nhân tạo giải quyết nhu cầu học tập đa dạng của sinh viên.

Singapore thận trọng sử dụng AI

GD&TĐ - Các trường đại học Singapore áp dụng cởi mở nhưng thận trọng với việc sử dụng trí tuệ nhân tạo (AI) trong giảng dạy và thực hành.
Vườn thực nghiệm sâm cau tại huyện Củ Chi (TPHCM) của nhóm nghiên cứu.

Nuôi cấy sâm cau bằng công nghệ mô

GD&TĐ - Các nhà khoa học Trung tâm Ươm tạo doanh nghiệp nông nghiệp công nghệ cao TPHCM đã nuôi cấy thành công giống sâm cau bằng công nghệ nuôi cấy mô.