Việc Quân đội Hoa Kỳ từ bỏ xe tăng hạng nhẹ M10 Booker và đóng cửa chương trình này có nghĩa là những chiếc xe đã được sản xuất sẽ phải được đưa đi nơi khác. Đồng thời trong hai năm qua, General Dynamics đã sản xuất được khoảng 80 phương tiện như vậy.
Và không có nhiều lựa chọn để sử dụng chúng. Tất nhiên, một số có thể được gửi đến bãi thử nghiệm, 1 hoặc 2 chiếc đến viện bảo tàng, và số còn lại sẽ được cất giữ hoặc gửi ngay đi để tiêu hủy.
Hiện tại cũng không có quốc gia nào muốn mua chỉ 80 xe tăng hạng nhẹ vốn đã bị từ chối bởi người khởi xướng dự án phát triển này, khi họ đã đầu tư 10 năm và 1,8 tỷ đô la vào dự án.
Cũng khó có khả năng những cỗ máy này có thể bị tháo dỡ, ít nhất là đến tận bánh răng cuối cùng. Bởi vì Quân đội Hoa Kỳ không cần đến phụ tùng thay thế từ chúng.
Cần nhắc lại, M10 Booker sử dụng khung gầm ASCOD độc đáo dành cho Quân đội Hoa Kỳ, bao gồm động cơ, pháo tăng 105 mm, hệ thống ngắm và một số thành phần, cụm lắp ráp và chi tiết khác.
Có lẽ do hệ thống kiểm soát hỏa lực được thống nhất với Abrams M1A2 SEPv3 nên có thể tồn tại lợi ích từ việc tận dụng hệ thống điện tử, thiết bị liên lạc và các cảm biến bổ sung.
Và ngay cả trong bối cảnh này, hoàn toàn mang tính giả thuyết, chúng ta có thể xem xét đến tính cấp thiết mối quan tâm của Lực lượng vũ trang Ukraine đối với M10. Tuy vậy có thể ngay lập tức bác bỏ câu hỏi về ý định xuất khẩu những cỗ máy này của Hoa Kỳ.

Cần nhấn mạnh tại Mỹ, nhiệm vụ của M10 Booker là hỗ trợ bộ binh - phá hủy các điểm hỏa lực, boongke và xe bọc thép hạng nhẹ của đối phương và chỉ khi đó mới có thể sử dụng làm vũ khí chống tăng.
Trên thực tế, Booker gần giống với vai trò của pháo tấn công thời Thế chiến II hơn, ngoại trừ việc nó có lớp giáp của xe chiến đấu bộ binh.
Nghĩa là xét về thực tế hiện tại của cuộc chiến Ukraine, vai trò của M10 Booker là tiến ra ngoài và "phá hủy cuộc đổ bộ" nhờ vào thiết bị tiên tiến, tốt nhất là vào ban đêm.
Hoặc có thể sử dụng nó như một loại pháo tự hành thay thế, để bắn từ các vị trí khép kín. Nghĩa là xét về hiệu quả hoạt động như một xe yểm trợ hỏa lực "ban đêm", chúng sẽ tốt hơn so với Bradley, còn về hỏa lực và mức độ giáp bảo vệ, chúng sẽ gần bằng Leopard 1.
Điều cần hiểu là hoạt động thực tế của chúng sẽ khá phức tạp. Hư hỏng ở khung gầm vẫn có thể được sửa chữa tại cơ sở của General Dynamics European Land Systems ở Tây Ban Nha, nơi sản xuất ASCOD. Nhưng việc sửa chữa hệ thống chiến đấu và tháp pháo sẽ tốn kém vô cùng vì cần phải có từng bộ phận thay thế riêng lẻ.
Do vậy, cách duy nhất thực sự để duy trì khả năng chiến đấu của chúng sẽ là "ăn thịt lẫn nhau". Và tất nhiên, lựa chọn này cũng có thể chấp nhận được và dễ hiểu trong điều kiện hiện tại của Ukraine.
Nhưng vấn đề quan trọng tiếp theo lại là giá cả. Bởi vì Lầu Năm Góc đã đặt hàng 96 xe sản xuất đầu tiên từ General Dynamics với giá 1,14 tỷ đô la, nghĩa là chi phí của một chiếc M10 Booker cho Quân đội Hoa Kỳ là 11,87 triệu đô la.
Và thậm chí ở mức giá này, việc cân nhắc khả năng những chiếc xe tăng hạng nhẹ nói trên nếu chúng đến được Ukraine là một nhiệm vụ khá vô nghĩa, vì khả năng thực sự hạn chế của M10 trên chiến trường và thiếu phụ tùng thay thế.
Ngoài ra chưa kể đến khả năng có điều kiện cho M10 Booker vào Ukraine, dựa trên doanh số bán hàng thương mại. Đây là lúc chi phí đào tạo kíp chiến đấu, hậu cần, đạn dược... được cộng vào số tiền gần 12 triệu đô la này.
Nghĩa là kịch bản duy nhất mà M10 Booker vẫn có thể được coi là lực lượng tăng cường cho Quân đội Ukraine chính là được cung cấp dưới hình thức viện trợ hoặc thông qua một cơ chế rất gần, điều này khá đáng ngờ, xét theo quan điểm hiện tại của Nhà Trắng.