Học sinh lớp 4 nêu giải pháp chống nạn bắt nạt qua mạng xã hội

Học sinh lớp 4 nêu giải pháp chống nạn bắt nạt qua mạng xã hội

Theo đó, MC nhí đặt vấn đề: Cyber Bullying - bắt nạt qua mạng xã hội - có phải đơn giản là những câu status tiêu cực phản đối một nhân vật cụ thể nào đó? 

“Đối với mình, bắt nạt qua mạng xã hội đáng sợ và nghiêm trọng hơn rất nhiều, đó là cách để nhiều người thể hiện thái độ tức giận, khó chịu và bất đồng quan điểm đối với những cá nhân thậm chí họ còn không quen biết” - Nguyễn Hà Anh chia sẻ.

Diễn đạt lưu loát bằng tiếng Anh, cô bé học lớp 4 cho rằng vấn nạn này sẽ tạo ra khủng hoảng tâm lý, cuộc sống bất ổn định đối với những nạn nhân hứng chịu sự bắt nạt qua mạng, đặc biệt là học sinh - lứa tuổi còn nhỏ và chưa nhận thức rõ hành vi của mình.

Em cũng liên hệ thực tế với dẫn chứng về bệnh nhân số 17 mắc Covid-19 ở Việt Nam đã nhận không ít những lời đàm tiếu, comment và tin nhắn doạ dẫm ác ý từ cư dân mạng.

“Mặc dù cô đã mắc sai lầm khi không khai báo trung thực tình trạng sức khỏe của mình sau khi hạ cánh xuống Việt Nam, nhưng cô xứng đáng được sự thông cảm và tha thứ từ cộng đồng để cô có tâm lý ổn định, máu chóng vượt qua dịch bệnh và tiếp tục cuộc sống của mình” – Hà Anh bày tỏ góc nhìn.

Giải pháp được Hà Anh đưa ra để có thể loại bỏ Cyber Bullying là những tiết học tâm lý và kỹ năng mềm tại trường cần được tổ chức thường xuyên, qua đó thầy cô giáo dục và hướng dẫn học sinh cách sử dụng mạng xã hội đúng cách, tránh bị lợi dụng và có hành vi ác ý đối với những người dùng khác.

“Ngoài ra, các thầy cô giáo luôn có mặt bên cạnh học sinh giúp động viên và giải quyết những vấn đề sẽ khiến cho học sinh cảm thấy an toàn, tự tin hơn, không hành động thiếu suy nghĩ trên mạng xã hội.”- Hà Anh nhấn mạnh trong video.

Học sinh lớp 4 nêu giải pháp chống nạn bắt nạt qua mạng xã hội ảnh 1
 Nguyễn Tú Linh (lớp 6i) giành Ngôi vị quán quân ở khối THCS .

Cuộc thi video “Education Matters” diễn ra trong tháng 4/2020 do Hệ thống giáo dục Ban Mai phối hợp với Nisai tổ chức, nhằm trang bị cho học sinh những kiến thức cốt lõi về các vấn đề toàn cầu, giúp học sinh hiểu vì sao giáo dục sẽ giúp giải quyết vấn đề đó, đồng thời các em có cơ hội đưa ra các giải pháp hữu hiệu đóng góp vào thực tế cuộc sống.

Nhận xét về cuộc thi, thầy Nguyễn Sỹ Hiếu (Thạc sĩ giáo dục, chuyên ngành giảng dạy và phát triển Chương trình) – Trưởng Ban giám khảo cho biết: 

Cuộc thi thu hút được lượng thí sinh lớp từ nhiều cấp học với nhiều năng lực và thế mạnh đa dạng. Với nhóm đối tượng học sinh nhỏ (bậc Tiểu học), các em có cơ hội trải nghiệm thi đấu với các anh chị lớn, trình bày cũng như bảo vệ quan điểm cá nhân về các vấn đề toàn cầu như bình đẳng giới hay bảo vệ môi trường. 

Với nhóm học sinh bậc THCS và THPT, các em có mức độ năng lực tương đối đồng đều về kiến thức cũng như kỹ năng (thuyết trình, lập luận, bảo vệ quan điểm…). Nhiều video có chất lượng rất tốt, thể hiện rõ khả năng cũng như sự tự tin của học sinh” – Thầy Hiếu nói.

Theo thầy trưởng Ban giám khảo, Cuộc thi không chỉ giúp học sinh chủ động tìm hiểu, trang bị cho bản thân những kiến thức cốt lõi về các vấn đề toàn cầu, mà còn khẳng định vai trò của giáo dục trong việc thay đổi, giải quyết các vấn đề xã hội. Thông qua cuộc thi, học sinh có cơ hội đưa ra các giải pháp hữu hiệu đóng góp vào thực tế cuộc sống, đồng thời nâng cao năng lực tiếng Anh.

Các video đạt giải đều là những video thuyết trình một cách rõ ràng, mạch lạc, với nhiều đề tài phong phú như: Bảo vệ nguồn nước sạch (Triệu Hồng Nhung, 4i1), Bất bình đẳng giới (Nguyễn Đăng Bảo, 4T), Bùng nổ dân số (Nguyễn Khánh An, 7T), Bảo vệ môi trường (Kiều Vũ Bảo Duy, 6i1), Sự ngược đãi (Phạm Trần Phương Linh, 8A1), Tin tức giả (Vũ Minh Quân, 10T), “Nhờn” thuốc kháng sinh (Kiều Nguyễn Thế Anh, 10T), Covid-19 (Đặng Tâm Như, 8A1)…

“Để có một sản phẩm dự thi tốt, các em cần sử dụng khả năng tiếng Anh của bản thân để nghiên cứu, tìm kiếm thông tin dữ liệu để làm mình chứng cho bài thuyết trình, đồng thời sử dụng tiếng Anh học thuật để thảo luận và bảo vệ ý kiến và quan điểm cá nhân” – Thầy Hiếu nhận định.

Ngôi vị quán quân ở khối THCS và THPT thuộc về Nguyễn Tú Linh (6i) và Đặng Xuân Tiến (10i) với các các chủ đề tương ứng: Bất bình đẳng giới, Nạn nghèo đói.

Được biết, 12 học sinh đạt giải Nhất, Nhì, Ba sẽ được tham gia tuần trải nghiệm mô hình học trực tuyến với 3 môn Toán, Tiếng Anh, Khoa học theo chương trình Phổ thông Anh quốc từ 27/4 đến 1/5.

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

Chỉ có một lý do duy nhất khiến một người đàn ông chia tay: anh ta không còn yêu bạn nữa. (Ảnh: ITN).

Đàn ông nghĩ gì sau khi chia tay?

GD&TĐ - Việc chia tay của một người đàn ông chắc chắn không phải là ý định nhất thời mà là kết quả của kế hoạch đã ấp ủ từ lâu của anh ta.