Chương trình có sự tham gia của các khách mời:
Ông Bàn Phúc Quang, Trưởng phòng Người có công, Sở Lao động Thương binh Xã hội Thái Nguyên;
Thầy Nguyễn Văn Trường, Hiệu trưởng Trường phổ thông Dân tộc nội trú tỉnh Thái Nguyên.
Giáo dục lịch sử địa phương vào chương trình dạy học tại các trường học, không chỉ giúp học sinh hiểu hơn về lịch sử của địa phương mà còn vun đắp tình yêu quê hương, rèn luyện đạo đức và lý tưởng cách mạng từ khi còn ngồi trên ghế nhà trường.
Cùng với lồng ghép giảng dạy, việc tổ chức cho học sinh tham gia trải nghiệm thực tế tại các di tích lịch sử là phương thức cực kỳ hiệu quả để giáo dục truyền thống yêu nước cho thế hệ trẻ. Ở mỗi địa phương, có truyền thống lịch sử khác nhau, theo đó, các nhà trường cũng đã linh hoạt trong việc lựa chọn phương thức giáo dục lòng yêu nước cho thế hệ trẻ qua lịch sử của mỗi vùng đất.
Những vị khách mời của giao lưu trực tuyến đến từ Thái Nguyên, nơi từng là trung tâm căn cứ địa cách mạng Việt Bắc, thủ đô kháng chiến chống thực dân Pháp sẽ chia sẻ, giải đáp cùng độc giả về lích sử mảnh đất, con người nơi đây, cũng như việc giáo dục truyền thống yêu nước qua những bài học thực tế sinh động, trong đó có giáo dục truyền thống yêu nước đối với các em học sinh dân tộc thiểu số.
Ngay bây giờ, độc giả có thể gửi câu hỏi tới các vị khách mời qua email của Báo Giáo dục và Thời đại: gdtddientu@gmail.com hoặc tương tác qua Fanpage của Báo Giáo dục và Thời đại.
Thầy Nguyễn Văn Trường
Hiệu trưởng Trường phổ thông Dân tộc nội trú tỉnh Thái Nguyên
Ông Bàn Phúc Quang
Trưởng phòng Người có công, Sở Lao động Thương binh và Xã hội Thái Nguyên
Ông Bàn Phúc Quang
Để việc thực hiện chính sách với người có công tiệp tục đạt hiệu quả cũng như phát huy ý nghĩa giáo dục, theo tôi cần chú trọng một số vấn đề:
- Tiếp tục rà soát đối với các trường hợp còn thiếu giấy tờ, hồ sơ là căn cứ, điều kiện để các cơ quan công nhận là người có công với cách mạng.
- Tiếp tục thực hiện đầy đủ các chế độ ưu đãi đối với người có công với cách mạng, thân nhân người có công với cách mạng theo quy định của pháp luật ưu đãi người có công và pháp luật khác có liên quan.
- Tiếp tục vận động các cơ quan, tổ chức, cá nhân ủng hộ đóng góp xây dựng Quỹ đền ơn đáp nghĩa thông qua đó thực hiện tốt hơn các phong trào, hoạt động đền ơn đáp nghĩa trên địa bàn.
- Đẩy mạnh công tác tuyên truyền về quê hương cách mạng, trong đó trọng tâm là nơi phát tích chăm sóc thương binh, nơi công bố bức thư của Bác Hồ ghi nhận sự ra đời của ngày Thương binh liệt sĩ 27/7/1947, chiến khu ATK Định Hoá.
Bạn trinhphuc@gmail...:
Ông Bàn Phúc Quang
Tôi rất mong muốn các gia đình có công với nước, người tham gia kháng chiến, người hy sinh trong kháng chiến chống Pháp được cơ quan có thẩm quyền công nhận và hưởng chế độ ưu đãi của nhà nước. Có những trường hợp, việc một gia đình, hay một cá nhân nào đó vì lý do khách quan như thiếu giấy tờ, hồ sơ chứng minh mà họ không được giải quyết chế độ chính sách được kịp thời, đầy đủ sẽ làm cho mình rất trăn trở.
Bạn phucbao@gmail...:
Ông Bàn Phúc Quang
Để công việc đạt được hiệu quả thì trước tiên mỗi cá nhân phải xây dựng được kế hoạch công tác của cá nhân hàng tuần, hàng tháng, hàng quý. Thường xuyên nghiên cứu các văn bản để phục vụ công tác chuyên môn ngày một tốt hơn.
Giải quyết chế độ chính sách liên quan trực tiếp đến quyền lợi của mỗi cá nhân do vậy khi giải quyết một công việc cụ thể cần phải xem nội dung công việc này liên quan đến cơ quan nào, cấp nào giải quyết, kết quả giải quyết sẽ tác động đến ai và như thế nào, trên cơ sở đó công tác tham mưu, giải quyết chế độ chính sách sẽ đảm bảo đúng quy định, đúng đối tượng và hạn chế tới mức thấp nhất những sai sót có thể xảy ra.
Bạn quocnam@gmail...:
Ông Bàn Phúc Quang
Chính sách ưu đãi người có công được khởi đầu từ tư tưởng của Bác Hồ năm 1947 đến nay và nhà nước đã ban hành trên 1.400 văn bản quy phạm pháp luật và các văn bản hướng dẫn qua các thời kỳ. Do đó qua thực tiễn công việc cho thấy đặc thù công việc là nghiên cứu văn bản và thực hiện đúng, đủ, kịp thời chế độ ưu đãi cho người có công và thân nhân người có công với cách mạng.
Bạn vietkhue@gmail...:
Thầy Nguyễn Văn Trường
Các thầy cô có rất nhiều điều muốn nhắn nhủ, chia sẻ với các học trò của mình, và luôn tin tưởng các em sẽ học tập rèn luyện tốt để hướng đến tương lai tốt đẹp.
Các thầy cô muốn nhấn mạnh với các em rằng, dân tộc Việt Nam nói chung, mỗi dân tộc trong cộng đồng 54 dân tộc anh em nói riêng, nếu ngôn ngữ, văn hóa, truyền thống dân tộc được gìn giữ, phát triển thì dân tộc sẽ cường thịnh. Dân giàu thì nước mới mạnh, Tổ quốc hưng thịnh thì người dân mới có cuộc sống bình yên, hạnh phúc và tươi đẹp.
Sự phát triển của nước nhà với cuộc sống tốt đẹp của chúng ta ngày nay và thế hệ mai sau do các em nắm quyền tự quyết và cũng chính là sứ mệnh của các em, vậy nên các em hãy suy nghĩ và hành động để có những việc tốt dù là nhỏ nhất và hãy tự khẳng định mình với điều đó!
Bạn dinhquang@gmail...:
Thầy Nguyễn Văn Trường
Ngày nay chuyển đổi số đã và đang mang lại nhiều lợi ích to lớn, nhận thức rõ điều đó, Trường đã chú trọng triển khai nhiều giải pháp thực hiện Chương trình Chuyển đổi số trong các nhiệm vụ công tác, trong đó nhiệm vụ truyền thông về giáo dục truyền thống yêu nước cho học sinh đang phát huy hiệu quả rất tốt bởi vì sự đa dạng hình thức, phương tiện, lực lượng truyền thông, qua website, mạng xã hội, fanpage,… Vừa tuyên truyền, giáo dục, vừa biểu dương người tốt, việc tốt. Mỗi học sinh là một tuyên truyền viên tích cực.
Bạn manhtruong@gmail...:
Thầy Nguyễn Văn Trường
Truyền thống của dân tộc ta được kết tinh qua hàng nghìn năm dựng nước, giữ nước và kiến quốc. Thế hệ trẻ sống cách xa các giai đoạn lịch sử, nên việc đưa cuộc sống của các em tái hiện trong bối cảnh lịch sử cụ thể để giáo dục truyền thống không tránh khỏi khó khăn.
Mặt khác, nước ta ngày nay đang hội nhập quốc tế sâu rộng mang đến nhiều thời cơ, nhưng không ít thách thức, đặc biệt là những tư tưởng, thông tin độc hại trên không gian mạng có thể tác động xấu đến nhận thức của thế hệ trẻ về truyền thống, văn hóa dân tộc. Đây là điều chúng tôi cũng luôn suy nghĩ, từ đó tìm cách gần gũi nắm bắt tâm tư học trò, chia sẻ, nhắn nhủ để các em có những cách nhìn nhận đúng đắn.
Bạn baoyen@gmail...:
Thầy Nguyễn Văn Trường
Nhà trường xác định dạy học tích hợp, liên môn là một nhiệm vụ quan trọng trong đổi mới giáo dục đào tạo, luôn được đề ra trong kế hoạch giáo dục hàng năm.
Mỗi bài học lồng ghép, tích hợp đều được các thầy cô chuẩn bị kỹ lưỡng, lựa chọn nội dung phù hợp, tạo hứng thú, phát huy sự sáng tạo của học sinh đã nâng cao hiệu quả học tập và tự học, như lồng ghép truyền thống lịch sử vào bài học môn Ngữ văn, những mẩu chuyện về tấm gương đạo đức Bác Hồ vào môn Giáo dục công dân, dạy và học một số chủ đề Toán học bằng tiếng Anh,…
Bạn congvuong@gmail...:
Thầy Nguyễn Văn Trường
Trung bình hàng năm có trên 10 câu lạc bộ văn nghệ, thể thao và học thuật được thành lập và hoạt động tích cực, hiệu quả. Tổ chức hoạt động ngoại khóa là điểm mạnh của các câu lạc bộ như Câu lạc bộ Lịch sử đã tổ chức các hoạt động ngoại khóa giáo dục truyền thống anh bộ đội cụ Hồ bằng hình thức sân khấu hóa, Hội thi triển lãm báo ảnh, báo tường…; câu lạc bộ Văn nghệ ngoại khóa bởi Chương trình tri ân người thầy,…
Bạn vanhanh@gmail...:
Thầy Nguyễn Văn Trường
Sau mỗi lần tổ chức hoạt động học tập thực tế, trải nghiệm dành cho học sinh, Nhà trường đều tổ chức tổng kết, đánh giá, rút kinh nghiệm, qua đó rút ra bài học rất giá trị về giáo dục đó là học sinh có sự thay đổi cả về nhận thức và hành động; có suy nghĩ, ứng xử chín chắn hơn; có thái độ yêu trường, lớp, yêu quê hương, yêu Tổ quốc hơn và hành động có trách nhiệm hơn.
Bạn hatrang@mail...:
Ông Bàn Phúc Quang
Đối với cá nhân tôi được sinh ra và lớn lên trên quê hương Thái Nguyên, là người được phân công công tác trong lĩnh vực người có công tôi rất vinh dự và tự hào về quê hương của mình.
Đối với các bạn trẻ hiện nay được sinh ra và lớn lên trong điều kiện kinh tế - xã hội của đất nước sau nhiều năm đổi mới và phát triển có điều kiện trong sinh hoạt, học tập, tiếp cận những tiến bộ của khoa học, công nghệ, với bao ước ao, hoài bão trong tương lai nhưng tôi muốn nhắn nhủ với các bạn trẻ rằng dù đi ở đâu và làm gì thì quê hương vẫn là nơi luôn được nhớ đến, luôn là nơi để trở về do vậy các bạn hãy cố gắng học tập, không ngừng rèn luyện để trở thành những người con ưu tú của quê hương, cùng với chính quyền địa phương, gia đình xây dựng quê hương ngày một giàu mạnh.
Bạn thaovan@gmail...:
Ông Bàn Phúc Quang
Đây là một trong những nội dung được chúng tôi rất quan tâm, chú trọng. Công tác tuyên truyền phổ biến, giáo dục pháp luật được thực hiện theo nhiều hình thức, đa dạng, phù hợp với điều kiện hoàn cảnh của từng giai đoạn như hội nghị tập huấn, hội nghị tuyên truyền, hướng dẫn thực hiện chính sách, phát hành tờ rơi, triển khai bằng văn bản…
Bạn hongnhung@gmail...:
Ông Bàn Phúc Quang
Tỉnh Thái Nguyên với trên 130.000 người có công với cách mạng được công nhận theo quy định của Pháp lệnh ưu đãi người có công với cách mạng; với 580 bà mẹ đã được phong tặng, truy tặng danh hiệu Bà mẹ Việt Nam anh hùng;
Với huyện Định Hoá nơi có 22 xã ATK và nơi phát tích về chăm sóc thương binh (An Dưỡng Đường 01, 02) gắn với tên tuổi của Bà Bá Huy, tên thật Nguyễn Thị Đích, tại xóm Trại Ngò, xã Tân An (nay là xóm Bầu Châu xã Lục Ba) và là nơi công bố bức thư của Bác Hồ ghi nhận sự ra đời của ngày Thương binh liệt sĩ 27/7/1947 có ý nghĩa vô cùng sâu sắc đối với nhiều thế hệ, trong đó có ý nghĩa giáo dục hết sức sâu sắc đối với thế hệ trẻ để gìn giữ, phát huy những giá trị của lịch sử quê hương cách mạng.
Bạn tuanphong@gmail...:
Thầy Nguyễn Văn Trường
Đa dạng hóa mô hình hoạt động giáo dục truyền thống yêu nước là giải pháp Trường phổ thông Dân tộc nội trú tỉnh Thái Nguyên đã tổ chức hiệu quả trong những năm qua, đặc biệt là: Hoạt động ngoại khóa theo chủ đề trong năm học chào mừng các ngày lễ lớn 19/5 "Học và làm theo Bác", 20/10 "Hình tượng người phụ nữ Việt Nam", 20/11 "Truyền thống tôn sư trọng đạo", 22/12 "Phẩm chất anh bộ đội cụ Hồ",…
Bên cạnh đó, trường tổ chức các hoạt động trải nghiệm, học tập thực tế tại di sản văn hóa, lịch sử trong và ngoài tỉnh; hoạt động câu lạc bộ học thuật; dạy học tích hợp, liên môn; hoạt động trên fanpage,…
Bạn thanhthuy@gmail...:
Thầy Nguyễn Văn Trường
Hoạt động học tập thực tế, trải nghiệm tại các di tích lịch sử, văn hóa trong và ngoài tỉnh là hoạt động giáo dục quan trọng của kế hoạch giáo dục nhà trường hàng năm, mỗi lần tổ chức đều có kế hoạch cụ thể, lớp 10 học tập thực tế trong tỉnh, lớp 11 thực tế ngoài tỉnh, lớp 12 thực tế trong và ngoài tỉnh.
Sau mỗi lần học tập thực tế, 100% học sinh viết bài thu hoạch chất lượng và ý nghĩa sâu sắc. Thời gian gần đây, do dịch bệnh Covid-19, hoạt động này bị hoãn, bị giảm nên nhiều học sinh đã kiến nghị, mong muốn sớm được tham gia trở lại.
Bạn baokhanh@gmail...:
Thầy Nguyễn Văn Trường
Các khẩu hiệu "Trường là nhà, bạn học là anh em, thầy cô như cha mẹ", "Tất cả vì học sinh các dân tộc thân yêu" đã trở thành mục tiêu, động lực và hành động của thầy trò nhà trường. Thầy cô, cán bộ, nhân viên đều nhận thức sâu sắc nhiệm vụ chính trị của Nhà trường cũng là sứ mệnh mà Đảng và nhân dân giao phó, đó là giáo dục học sinh các dân tộc phát triển toàn diện, trong đó giáo dục truyền thống yêu nước cho các em có vị trí, vai trò đặc biệt quan trọng; và chính các thầy cô giáo là người trực tiếp, quyết định sự thành công.
Bạn bichphuong@gmail...:
Ông Bàn Phúc Quang
Phong trào đền ơn đáp nghĩa năm 2021 cũng như nhiều năm qua luôn được các cấp ủy đảng, chính quyền các địa phương của tỉnh quan tâm thực hiện thường xuyên, liên tục.
Hàng năm Quỹ Đền ơn đáp nghĩa cấp tỉnh, huyện, xã vận động đóng góp xây dựng được trên 5 tỷ đồng. Thông qua nguồn quỹ đã huy động nhiều công trình ghi công liệt sĩ đã được tu sửa, nâng cấp, nhiều hộ gia đình người có công với cách mạng đã được hỗ trợ về nhà ở, được thăm hỏi khi ốm đau.
Năm 2021, riêng Quỹ Đền ơn đáp nghĩa của tỉnh đã trích hỗ trợ 74 người có công thuộc hộ nghèo, với tổng số tiền là 905 triệu đồng, với mức hỗ trợ từ 1,1 triệu đồng đến 20 triệu đồng/ hộ người có công để hỗ trợ về các chỉ số bị thiếu hụt và xoá hộ nghèo người có công trên địa bàn toàn tỉnh theo Nghị quyết tỉnh đảng bộ đã đề ra trong năm 2021.
Bạn vuvinh@gmail...:
Ông Bàn Phúc Quang
Công tác tổ chức thực hiện các chính sách đối với người có công với cách mạng trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên có thể nói đến một số kết quả cơ bản đã đạt được, như:
Quản lý và thực hiện đầy đủ chế độ chính sách cho trên 130.000 người có công, gia đình người có công với cách mạng và thân nhân. Trong đó những chính sách mang tính chất thường xuyên như trợ cấp ưu đãi hàng tháng trên 20.000 người, hỗ trợ nhà ở cho trên 8.000 hộ, điều dưỡng phục hồi sức khoẻ hàng năm cho gần 8.000 người, trang cấp dụng cụ chỉnh hình cho trên 400 đối tượng, ưu đãi giáo dục trên 300 đối tượng, cấp thẻ bảo hiểm y tế cho trên 25.000 người.
Thực hiện thí điểm chi trả chế độ trợ cấp ưu đãi qua hệ thống bưu điện trên địa bàn theo chỉ đạo của Bộ Lao động – TBXH và của UBND tỉnh. Việc thực hiện chi trả chế độ ưu đãi hàng tháng được đơn vị cung cấp dịch vụ luôn đảm bảo công tác phòng chống dịch bệnh Covid-19 cho người có công và thân nhân.
Đã thực hiện số hoá toàn bộ 100% hồ sơ người có công với cách mạng để phục vụ công tác tra cứu và lưu trữ lâu dài.
Bạn tuananh@gmail...:
Ông Bàn Phúc Quang
Chế độ, chính sách ưu đãi đối với người có công với cách mạng là một chính sách ưu việt của Đảng và Nhà nước. Do vậy khi mà Pháp lệnh ưu đãi người có công với cách mạng được Ủy ban Thường vụ Quốc hội ban hành hoặc sửa đổi bổ sung, khi các Nghị định của Chính phủ và thông tư hướng dẫn thực hiện thì UBND tỉnh Thái Nguyên đều có văn bản chỉ đạo, tổ chức triển khai tuyên truyền phổ biến tới các cơ quan, đơn vị để tuyên truyền phổ biến đến người dân đặc biệt đối người có công với cách mạng để họ nắm được, hiểu được và phối hợp với chính quyền các địa phương tổ chức thực hiện theo quy định.
Bạn viethuong@gmail...: