Giao lưu trực tuyến “Gương sáng thủ khoa người dân tộc thiểu số”

Chương trình giao lưu trực tuyến với chủ đề “Gương sáng thủ khoa người dân tộc thiểu số” diễn ra trên báo Giáo dục và Thời đại từ 14h-15h, thứ Hai, ngày 6/12/2021.

Giao lưu trực tuyến “Gương sáng thủ khoa người dân tộc thiểu số”

Chương trình có sự tham gia của các khách mời:

- PGS.TS. Lê Hoằng Bá Huyền - Phó Hiệu trưởng Đại học Hồng Đức;

- Sinh viên Hà Thị Khánh Huyền – K24 Sư phạm Ngữ văn Chất lượng cao, ĐH Hồng Đức;

- Sinh viên Phạm Thị Ánh Quyết - K24 Sư phạm Ngữ văn Chất lương cao, ĐH Hồng Đức

Thủ khoa, hiểu một cách đơn giản nhất đó là danh hiệu dành cho những người đạt thành tích cao nhất ở một kỳ thi lớn. Ở thời phong kiến, thủ khoa cũng là danh hiệu dành cho những người đỗ đầu trong các khoa thi.

Bên cạnh thủ khoa cả nước còn có thủ khoa của tỉnh, trường và ngành. Năm nay, mặc dù là một huyện miền núi của tỉnh Thanh, nhưng huyện Cẩm Thủy đã ghi danh tại kỳ thi tốt nghiệp THPT và xét tuyển 2021 với một thủ khoa khối C của tỉnh là em Phạm Thị Thắm, Trường THPT Cẩm Thủy 3, đang theo học tại ĐH Sư phạm Hà Nội. Cùng với đó là 2 thủ khoa ngành Sư phạm Văn chất lượng cao của một trường đại học nổi tiếng tại xứ Thanh- Đại học Hồng Đức.

Điều đặc biệt, là cả 2 nữ thủ khoa Sư phạm Văn chất lượng cao đều là người dân tộc thiểu số. Đây không chỉ là niềm tự hào của riêng bản thân các em, mà còn khiến không ít người phải ngỡ ngàng, khâm phục ý chí, nghị lực trong học tập của các em.

Ở những nơi điều kiện kinh tế còn nhiều khó khăn, việc học tập của nhiều học sinh ở những gia đình có hoàn cảnh thiếu thốn ít nhiều cũng bị ảnh hưởng. Vậy, làm thế nào để vượt qua khó khăn, khủng hoảng? Bí quyết để đạt điểm cao trong học tập là gì?...

Ngay bây giờ, độc giả có thể gửi câu hỏi tới các vị khách mời qua email của Báo Giáo dục và Thời đại: gdtddientu@gmail.com hoặc tương tác qua Fanpage của Báo Giáo dục và Thời đại.

Sinh viên Phạm Thị Ánh Quyết

Sinh viên Phạm Thị Ánh Quyết

K24 Sư phạm Ngữ văn Chất lương cao, ĐH Hồng Đức

PGS.TS. Lê Hoằng Bá Huyền

PGS.TS. Lê Hoằng Bá Huyền

Phó Hiệu trưởng Đại học Hồng Đức

Sinh viên Hà Thị Khánh Huyền

Sinh viên Hà Thị Khánh Huyền

K24 Sư phạm Ngữ văn Chất lượng cao, ĐH Hồng Đức

Bạn đọc

Bạn longnguyen...@gmail.com:

Mức học phí của Ngành Sư phạm Văn chất lượng cao của Đại học Hồng Đức năm nay thế nào, thưa thầy? Thầy có lời khuyên gì với những em học sinh có ý định thi vào ngành học này trong những năm tới?
PGS.TS. Lê Hoằng Bá Huyền

PGS.TS. Lê Hoằng Bá Huyền

Các ngành đào tạo sư phạm nói chung và ngành Sư phạm Văn chất lượng cao nói riêng, nhà trường không thu học phí theo quy định.

Từ năm tuyển sinh 2021, nhà trường đã thực hiện Nghị định số 116/2020/NĐ-CP về việc miễn học phí và cấp kinh phí hỗ trợ đào tạo (3.630.000 đồng/tháng x 10 tháng) trong 4 năm học tập cho sinh viên Sư phạm;

Với các em học sinh có ý định thi vào ngành Sư phạm Văn trường Đại học Hồng Đức, theo thầy các em hãy học thật tốt, cố gắng để đạt được kết quả cao trong kỳ thi Tốt nghiệp THPT ở các môn truyền thống như Văn, Sử, Địa và phải có học lực 3 năm THPT loại khá, hạnh kiểm loại tốt thì các em sẽ có cơ hội trở thành tân sinh viên Sư phạm Văn Đại học Hồng Đức trong tương lai.

Bạn đọc

Bạn nguyenphong...@gmail.com:

Được biết Ngành Sư phạm Văn chất lượng cao của Đại học Hồng Đức chỉ tuyển 15 thí sinh, điểm chuẩn cao nhất cả nước với 30,5 điểm. Thầy có thể chia sẻ thêm về ngành học này không? Sinh viên trúng tuyển vào ngành này sẽ được đào tạo thế nào?
PGS.TS. Lê Hoằng Bá Huyền

PGS.TS. Lê Hoằng Bá Huyền

Năm 2018, trước vấn đề về chất lượng đầu vào ngành sư phạm thấp, nhà trường đã xây dựng Đề án đào tạo các ngành chất lượng cao và được Bộ giáo dục và Đào tạo xác nhận, UBND tỉnh thanh Hóa có công văn xác nhận ưu tiên tuyển dụng.

PGS.TS. Lê Hoằng Bá Huyền - Phó Hiệu trưởng Đại học Hồng Đức.

PGS.TS. Lê Hoằng Bá Huyền - Phó Hiệu trưởng Đại học Hồng Đức.

 

Đối với các ngành sư phạm chất lượng cao nói chung, ngành Sư phạm Ngữ Văn nói riêng qua trình đào tạo có một số điểm nổi trội như:

Công tác đào tạo được phát triển cơ sở cơ bản cập nhật kiến thức khoa học mới, nhất là kiến thức để đáp ứng được Chương trình giáo dục phổ thông mới. Trong đó, tăng khối lượng kiến thức học tập, tăng thời lượng học ngoại ngữ (để có thể sinh viên tốt nghiệp dạy bằng song ngữ); có 20% thời lượng học được giảng dạy bằng Tiếng Anh; được tăng cường các kỹ năng thực hành, rèn nghề,..

Được nhà trường tổ chức học ở các lớp HP ít/phòng học được trang bị các thiết bị hỗ trợ dạy học;

Được tham gia các hoạt động nghiêm cứu khoa học, câu lạc bộ,…

Được miễn phí khi ở ký túc xá

Được xét cấp học bổng nếu đạt từ học lực giỏi, xuất sắc và bằng 1,5 lần lớp đại trà.

Bạn đọc

Bạn trinhphuonghao@...:

Với sinh viên dân tộc thiểu số sau khi tốt nghiệp, nhà trường có hỗ trợ nào để các em sớm tìm được công việc phù hợp không, thưa thầy?
PGS.TS. Lê Hoằng Bá Huyền

PGS.TS. Lê Hoằng Bá Huyền

Hàng năm, nhà trường phối hợp với các sở, ban, ngành cấp tỉnh, huyện, các nhà tuyển dụng lao động, các doanh nghiệp để ký kết hợp tác trong tuyển dụng sinh viên tốt nghiệp và giới thiệu việc làm cho sinh viên.

Nhà trường đã đăng tải nhiều thông tin tuyển dụng với trên 2000 vị trí việc làm trên website của trường và các trang mạng xã hội, tạo điều kiện để sinh viên có nhiều cơ hội lựa chọn việc làm phù hợp với ngành nghề đã học; kết quả khảo sát sinh viên tốt nghiệp hàng năm, tỷ lệ sinh viên của Nhà trường có việc làm sau 01 năm tốt nghiệp trên 80%.

Bạn đọc

Bạn Cao Phong, Hòa Bình:

Xin thầy cho biết, với sinh viên là người dân tộc thiểu số, nhà trường có triển khai các hoạt động để các em có thể giữ gìn và phát huy bản sắc dân tộc?
PGS.TS. Lê Hoằng Bá Huyền

PGS.TS. Lê Hoằng Bá Huyền

Trong  quá trình đào tạo, Nhà trường luôn tạo điều kiện, tạo ra các sân chơi bổ ích để sinh viên có thể phát huy hết khả năng, sở trường, năng khiếu của mình, qua đó hỗ trợ tích cực cho học tập, rèn luyện, như: Hội diễn văn nghệ chào mừng ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11, cuộc thi cắm hoa nhân ngày 20/10, 08/3, tổ chức tuần lễ Chợ quê, Tết xưa, cuộc thi ảnh “HDU trongtôi”… qua đó, sinh viên được thể hiện các trang phục, các làn điệu dân ca, thổi sáo, khèn theo truyền thống của các dân tộc, tái hiện lại các phiên chợ vùng quê…

PGS.TS. Lê Hoằng Bá Huyền - Phó Hiệu trưởng Đại học Hồng Đức.

PGS.TS. Lê Hoằng Bá Huyền - Phó Hiệu trưởng Đại học Hồng Đức.

Bạn đọc

Bạn Quỳnh Trang, Hà Tĩnh:

Nhà trường có tổ chức những hoạt động, cuộc thi nào để tìm kiếm và thúc đẩy tài năng của sinh viên, nhất là sinh viên dân tộc thiểu số, thưa thầy?
PGS.TS. Lê Hoằng Bá Huyền

PGS.TS. Lê Hoằng Bá Huyền

Trong năm học, ngoài các cuộc thi do Bộ Giáo dục và Đào tạo, Trung ương Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh, Trung ương Hội sinh viên tổ chức... nhà trường đã giao cho Đoàn thanh niên, Hội sinh viên tổ chức nhiều cuộc thi, tạo sân chơi bổ ích cho đông đảo sinh viên  tham gia, như: Olimpic Toán, Lý, Hóa, Tin; Cuộc thi người dẫn chương trình tài năng, giọng hát hay sinh viên, sinh viên  thanh lịch, tìm hiểu kiến thức pháp luật, sinh viên khởi nghiệp, tham gia cuộc thi sinh viên các dân tộc tỉnh Thanh Hóa…, qua các cuộc thi nhiều sinh viên tài năng được thể hiện mình, đạt thành tích cao tại các cuộc thi, nhất là sinh viên dân tộc thiểu số.

Bạn đọc

Bạn Thùy Dương, Thanh Hóa:

Thưa thầy, còn với sinh viên các khóa học, đạt thành tích cao trong học tập, thành tích thi quốc gia, quốc tế… nhà trường có những khen thưởng thế nào ạ?
PGS.TS. Lê Hoằng Bá Huyền

PGS.TS. Lê Hoằng Bá Huyền

 

Giao lưu trực tuyến “Gương sáng thủ khoa người dân tộc thiểu số” ảnh 18

Trong nhiều năm qua, sinh viên thủ khoa các ngành đào tạo được Nhà trường vinh danh tặng giấy khen và phần thưởng trong Lễ khai giảngnăm học.

Nhà trường kêu gọi các nhà tài trợ trao nhiều phần quà có giá trị cho sinh viên thủ khoa của trường và của ngành đào tạo. Ngoài ra, các khoa đào tạo cũng vinh danh và trao phần thưởng cho sinh viên thủ khoa của ngành mình.

Sinh viên đạt thành tích cao trong học tập, đoạt giải tại các Kỳ thi Olimpic toàn quốc, Thanh niên khởi nghiệp toàn tỉnh...ngoài được Chủ tịch UBND tỉnh tặng Bằng khen, phần thưởng, nhà trường cũng đã khen thưởng kịp thời cho sinh viên tùy thuộc vào thành tích cụ thể, mức từ 500.000đ/sinh viên trở lên và phối hợp với các nhà tài trợ trao nhiều suất học bổng có giá trị.

Bạn đọc

Bạn locphuc...@gmail.com:

Mong thầy cho biết những chính sách hỗ trợ đối với sinh viên là người dân tộc thiểu số của nhà trường hiện nay? Đối với sinh viên là thủ khoa của trường, thủ khoa ngành, chính sách khen thưởng của nhà trường ra sao?
PGS.TS. Lê Hoằng Bá Huyền

PGS.TS. Lê Hoằng Bá Huyền

Ngoài chính sách ưu tiên trong tuyển sinh, sinh viên dân tộc thiểu số được hưởng nhiều chính sách khác của Nhà nước, như:

- Sinh viên là người dân tộc thiểu số thuộc hộ nghèo, hộ cận nghèo được miễn học phí.

- Sinh viên là người dân tộc thiểu số ở thôn/bản đặc biệt khó khăn, xã khu vực III vùng dân tộc và miền núi, xã đặc biệt khó khăn vùng bãi ngang ven biển hải đảo, được giảm 70% học phí.

- Sinh viên  là người dân tộc thiểu số thuộc hộ nghèo, hộ cận nghèo đậu đại học theo tổ hợp xét tuyển điểm thi tốt nghiệp THPT, được hỗ trợ chi phí học tập bằng 60% mức lương cơ sở/tháng (894.000đ/tháng), cấp 10 tháng/năm học.

- Sinh viên là người dân tộc thiểu số ở thôn/bản đặc biệt khó khăn, xã khu vực III vùng dân tộc và miền núi, xã đặc biệt khó khăn vùng bãi ngang ven biển hải được trợ cấp xã hội 140.000đ/tháng, cấp 12 tháng/năm học.

- Sinh viên là người dân tộc thiểu số học các ngành đào tạo giáo viên tuyển sinh từ năm 2020 trở về trước không phải đóng học phí; từ năm học 2021-2022 được hỗ trợ tiền đóng học phí và chi phí sinh hoạt 3,63 triệu đồng/tháng (Nghị định số số 116/2020/NĐ-CP ngày 25/9/2020 của Chính phủ Quy định về chính sách hỗ trợ tiền đóng học phí, chi phí sinh hoạt đối với sinh viên sư phạm).

Bạn đọc

Bạn Binhnguyen12@...:

Với các tân sinh viên, Trường ĐH Hồng Đức đã triển khai kế hoạch thế nào để các em sớm ổn định chỗ sinh hoạt, học tập, đặc biệt là thí sinh dân tộc thiểu số đến từ vùng sâu, vùng xa, thưa thầy?
PGS.TS. Lê Hoằng Bá Huyền

PGS.TS. Lê Hoằng Bá Huyền

Sau khi thông báo trúng tuyển, nhà trường tổ chức đón tiếp các em đến xác nhận và nhập học, hướng dẫn để các em có nguyện vọng ở ký túc xá đăng ký ngay tại địa điểm nhập học và ổn định nơi ở luôn.

Nhà trường có 1 tuần sinh hoạt công dân đầu khóa để triển khai giới thiệu về nhà trường, các quy định về học sinh sinh viên, quy định về đào tạo, các quy định về chính sách hỗ trợ sinh viên, giới thiệu về ngành học, phương pháp học tại trường đại học để giúp các em sớm hòa nhập vào môi trường học đại học…

Đối với các tân sinh viên là người dân tộc thiểu số, đến từ vùng sâu, vùng xa nhà trường ưu tiên chổ ở ký túc xá, có bộ phận  cố vấn học tập, trợ lý sinh viên các khoa hỗ trợ chỗ ở, sinh hoạt, học tập khi nhập học.

PGS.TS. Lê Hoằng Bá Huyền - Phó Hiệu trưởng trường ĐH Hồng Đức trao bằng Thạc sĩ cho sinh viên nhà trường
PGS.TS. Lê Hoằng Bá Huyền - Phó Hiệu trưởng trường ĐH Hồng Đức trao bằng Thạc sĩ cho sinh viên nhà trường
Bạn đọc

Bạn duytrinh.nguyen@...:

Tỷ lệ sinh viên dân tộc thiểu số phân bổ tại các khoa, ngành của nhà trường hiện nay thế nào, thưa thầy?
PGS.TS. Lê Hoằng Bá Huyền

PGS.TS. Lê Hoằng Bá Huyền

Nhà trường hiện nay có trên 10.000 người học các hệ đào tạo, trong đó tổng số sinh viên dân tộc thiểu số của trường đến thời điểm đầu năm học 2021-2022 này là 956 sinh viên.

Số sinh viên này có ở tất cả 12 khoa đào tạo của trường. Tuy nhiên, tỷ lệ phân bổ tập trung ở một số khoa như Giáo dục tiểu học là 349 sinh viên (chiếm 36,5%), Giáo dục mầm non là 238 sinh viên (chiếm 24,6%), Khoa học xã hội 147 sinh viên (chiếm 15,3%).... Một số khoa có rất ít sinh viên dân tộc thiểu số hiện đang theo học là Tâm lý – Giáo dục có 01 sinh viên, Kỹ thuật công nghệ có 04 sinh viên...

Bạn đọc

Bạn Bảo Ngọc:

Thầy có thể cho biết chỉ tiêu tuyển sinh dành cho thí sinh là người dân tộc thiểu số của trường năm 2021? Tỷ lệ này tăng hay giảm so với những năm trước?
PGS.TS. Lê Hoằng Bá Huyền

PGS.TS. Lê Hoằng Bá Huyền

Chỉ tiêu tuyển sinh hàng năm của nhà trường được UBND tỉnh Thanh Hóa và Bộ Giáo dục và Đào tạo duyệt (đối với chỉ tiêu các ngành Sư phạm) không phân biệt chỉ tiêu tuyển sinh dành riêng cho thí sinh là người dân tộc thiểu số.  Học sinh là dân tộc thiểu số được cộng 2,75 điểm trong tổng điểm thi của tổ hợp 3 môn xét tuyển (ưu tiên 2,0 điểm và khu vực 0,75 điểm).

Bên cạnh đó, hàng năm nhà trường đều có tuyển sinh học sinh là người dân tộc thiểu số hoàn thành trương trình từ các trường dự bị Đại học. Năm 2021, nhà trường đã tuyển sinh học sinh là người dân tộc thiểu số hoàn thành chương trình hệ dự bị đại học từ Trường Dự bị ĐH Sầm Sơn là 23 chỉ tiêu, tăng so với năm 2020 là 9 chỉ tiêu. Tuy nhiên, chỉ có 12 học sinh nhập học ở 3 ngành 1 Sư phạm Toán, 1 Sư phạm Lịch sử và 10 Giáo dục Tiểu học).

Bạn đọc

Bạn dangtienngoc@....:

Lựa chọn Sư phạm Văn để trở thành cô giáo, em muốn lan tỏa điều gì đến các em học sinh ở quê mình?
Sinh viên Phạm Thị Ánh Quyết

Sinh viên Phạm Thị Ánh Quyết

Em quyết định lựa chọn ngành Sư phạm vì cảm thấy đây là một nghề cao quý trong những ngành, nghề cao quý. Đây cũng là nghề có trách nhiệm vô cùng lớn với thế hệ tương lai.

Cũng vì vậy, em cũng muốn lan tỏa tới mọi người là hãy nỗ lực cố gắng vì ước mơ và lý tưởng của chính mình.

Bạn đọc

Bạn bavanhai@...:

Ánh Quyết tự hào nhất điều gì khi là một người con xứ Mường? Em đã, đang và sẽ làm gì để góp phần giữ gìn và phát huy bản sắc văn hóa dân tộc mình?
Sinh viên Phạm Thị Ánh Quyết

Sinh viên Phạm Thị Ánh Quyết

Em là người dân tộc Mường và em cũng cảm thấy rất tự hào vì điều đó. Bản sắc dân tộc của người Mường chắc mọi người cũng ít nhiều biết đến thông qua các lễ hội hay các trò chơi đặc sắc như chơi ném còn hay nhảy sạp hay những chiếc váy tinh xảo  của người Mường.

Hiện tại, em vẫn đang cố gắng học hỏi và tìm hiểu, bồi đắp thêm tình yêu đối với văn hóa dân tộc dù chưa có hoạt động nào lớn lao. Em hi vọng mai này sẽ lan tỏa được tình yêu bản sắc dân tộc mình với thế hệ trẻ sau này.

Bạn đọc

Bạn nguyenquyet...@gmail.com:

Ánh Quyết có cho rằng, là người dân tộc thiểu số là một điều thiệt thòi, cản trở? Em sẽ làm thế nào để thay đổi lối suy nghĩ này?
Sinh viên Phạm Thị Ánh Quyết

Sinh viên Phạm Thị Ánh Quyết

 

Cũng giống như Khánh Huyền, Ánh Quyết có niềm đam mê đặc biệt với sách.

Cũng giống như Khánh Huyền, Ánh Quyết có niềm đam mê đặc biệt với sách.

Là người dân tộc thiểu số, đôi lúc thoáng qua em cũng chỉ cảm thấy có đôi chút thiệt thòi thôi, và cũng có lẽ em cũng chưa phải là khó khăn như nhiều bạn khác.

Đối với những bạn có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn, thì quả là rất thiệt thòi và có nhiều sự cản trở. Nhưng có lẽ chính vì thế nên chúng em cần phải nỗ lực gấp bội.

Bạn đọc

Bạn quyngoc...@gmail.com:

Là một nữ sinh dân tộc, Ánh Quyết có từng gặp khó khăn gì trong quá trình học tập của mình không? Em vượt qua nó như thế nào?
Sinh viên Phạm Thị Ánh Quyết

Sinh viên Phạm Thị Ánh Quyết

Hầu như em không gặp vấn đề gì khó khăn cả, nếu có vấn đề cũng chỉ là do bản thân mà thôi. 

Bạn đọc

Bạn tuongvan...@gmail.com:

Ánh Quyết có thể chia sẻ cảm xúc của mình sau những ngày học tập tại Đại học Hồng Đức? Điều gì khiến bạn ấn tượng nhất ở ngôi trường này?
Sinh viên Phạm Thị Ánh Quyết

Sinh viên Phạm Thị Ánh Quyết

Sau những ngày học tập ở môi trường này, em cảm thấy đại học không như những gì đã tưởng tượng. Thật sự, nhiều môn học có độ khó rất cao nhưng cũng may vì có những thầy cô giáo có chuyên môn xuất sắc giảng dạy chúng em.

Bạn đọc

Bạn Vandiennguyen@...:

Là một học sinh giỏi Văn, bí quyết nào giúp bạn học tốt môn Lịch sử?
Sinh viên Phạm Thị Ánh Quyết

Sinh viên Phạm Thị Ánh Quyết

Thật ra em không quá giỏi môn Ngữ văn. Trong số những người bạn cùng thi môn này, em không phải là xuất sắc nhất. Em cảm thấy, bản thân gần như không giỏi tuyệt đối môn học nào và Lịch sử cũng là môn học em học em cần đầu tư khi xét tuyển tổ hợp C19.

Mọi người biết đấy, Văn học và Lịch sử có mối liên hệ rất khăng khít và Văn học thì thường phản ánh những chặng đường của Lịch sử.

Ánh Quyết và Khánh Huyền tại giảng đường Trường Đại học Hồng Đức.

Ánh Quyết và Khánh Huyền tại  giảng đường Trường Đại học Hồng Đức.
Bạn đọc

Bạn Bảo Thư, Hoằng Hóa:

Giành thủ khoa với số điểm rất cao: Văn 9,25, Sử 9,75 và Giáo dục Công dân 9,5, Quyết có thể chia sẻ lại kinh nghiệm học tập và ôn thi để có được thành tích trên không?
Sinh viên Phạm Thị Ánh Quyết

Sinh viên Phạm Thị Ánh Quyết

Em không có kinh nghiệm gì cụ thể. Trong tổ hợp ba môn xét tuyển đại học, Giáo dục Công dân là môn học khá dễ hiểu và gần gũi nên em không mất quá nhiều thời gian để học, ôn thi.

Trong khi đó, với môn học yêu thích là Ngữ Văn, em đã có sự chuẩn bị khá kỹ càng và được trải nghiệm thông qua các kỳ thi của trường.

Lịch sử là môn học thú vị, vì vậy em luôn dành nhiều thời gian để tự học, tự nghiên cứu.

Bạn đọc

Bạn Phương Dung, Nghệ An:

Được biết ngành Sư phạm Văn chất lượng cao của Đại học Hồng Đức chỉ tuyển 15 thí sinh, điểm chuẩn cao nhất cả nước với 30,5 điểm, vì sao em tự tin đăng ký một nguyện vọng vào trường này?
Sinh viên Phạm Thị Ánh Quyết

Sinh viên Phạm Thị Ánh Quyết

Thật ra, em không hẳn là tự tin mà chỉ cảm thấy mình sẽ mạo hiểm một lần. Thời điểm trước khi vào phòng thi, em chưa bao giờ nghĩ mình sẽ đậu. Thế nhưng sau khi từ phòng thi bước ra, thì những hy vọng về giấc mơ đại học trong em ngày một lớn.

Ánh Quyết và Khánh Huyền là đôi bạn người dân tộc Mường cùng đỗ thủ khoa ngành Sư phạm Ngữ Văn chất lượng cao trường Đại học Hồng Đức.

Ánh Quyết và Khánh Huyền là đôi bạn người dân tộc Mường cùng đỗ thủ khoa ngành Sư phạm Ngữ Văn chất lượng cao trường Đại học Hồng Đức.

 

Bạn đọc

Bạn Hainguyen...@gmail.com:

Dự định ấp ủ của Khánh Huyền trong tương lai?
Sinh viên Hà Thị Khánh Huyền

Sinh viên Hà Thị Khánh Huyền

Hiện tại thì em chưa có dự định cụ thể, trước tiên chỉ cố gắng học tập thật tốt, rèn luyện kĩ năng và chuyên môn để trở thành một giáo viên giỏi trong tương lai.

PGS. TS Lê Viết Báu - Chủ tịch Hội đồng trường Đại học Hồng Đức trao hoa và bằng khen cho sinh viên Khánh Huyền
PGS. TS Lê Viết Báu - Chủ tịch Hội đồng trường Đại học Hồng Đức trao hoa và bằng khen cho sinh viên Khánh Huyền
Bạn đọc

Bạn Nguyễn Minh:

Vì sao Khánh Huyền lựa chọn Sư phạm Văn?
Sinh viên Hà Thị Khánh Huyền

Sinh viên Hà Thị Khánh Huyền

Em mong muốn được góp phần cống hiến cho việc xây dựng quê hương đất nước bằng cách trở thành một cô giáo, góp phần dạy dỗ các thế hệ trẻ và lan tỏa niềm yêu thích đọc sách đến các bạn học sinh.

Khánh Huyền mơ ước trở thành cô giáo.

Khánh Huyền mơ ước trở thành cô giáo.

 

Bạn đọc

Bạn khietnguyen72@...:

Được biết, Khánh Huyền yêu thích đọc sách, em có thể chia sẻ sở thích này có giúp ích cho em trong việc học tập không? Em theo đuổi sở thích của mình thế nào?
Sinh viên Hà Thị Khánh Huyền

Sinh viên Hà Thị Khánh Huyền

Việc đọc sách đã giúp em rất nhiều trong việc học tập, sách không những cung cấp kiến thức mà còn giúp vốn từ của em trở nên phong phú hơn, điều này rất cần thiết đối với những sinh viên ngành Sư phạm Ngữ Văn. Vì thế nên em thường xuyên mua sách và cũng hay lên thư viện mượn sách để đọc.

Khánh Huyền có niềm yêu thích đọc sách.

 Khánh Huyền có niềm yêu thích đọc sách.
Bạn đọc

Bạn trungkimngoc...@gmail.com:

Là học sinh chuyên Văn nhưng Khánh Huyền từng tham gia đội tuyển học sinh giỏi môn Địa lý, vì sao có “ngã rẽ” bất ngờ như thế? Bí quyết học tốt môn Địa lý của Huyền là gì?
Sinh viên Hà Thị Khánh Huyền

Sinh viên Hà Thị Khánh Huyền

Em học lớp chọn Văn của trường nhưng em tham gia Đội tuyển học sinh giỏi Địa lý bởi vì ngoài Văn ra em cũng rất thích môn Địa và cảm thấy bản thân có năng khiếu với môn Địa lý hơn.  

Về bí quyết để học tốt môn Địa của em là học tiếp thu tốt kiến thức trên lớp, rèn luyện các kĩ năng về atlat và bảng số liệu, luyện đề nhiều.

 

Bạn đọc

Bạn hahoangkim@....:

Là nữ sinh dân tộc Mường đến từ huyện Cẩm Thủy (Thanh Hóa) trở thành thủ khoa Sư phạm Văn chất lượng cao, em có nghĩ rằng điều này vừa là niềm tự hào vừa có sức lan tỏa về tinh thần, nghị lực đến các em học sinh dân tộc khác?
Sinh viên Hà Thị Khánh Huyền

Sinh viên Hà Thị Khánh Huyền

Em hy vọng việc em trở thành thủ khoa và là nữ sinh sinh dân tộc Mường sẽ lan tỏa được về mặt tinh thần, ý chí đối với những bạn học sinh người dân tộc Mường và cả những bạn học sinh dân tộc thiểu số khác, giúp các bạn tự tin chinh phục các ước mơ của mình hơn. 

Bạn đọc

Bạn ngochuyennguyen...@gmail.com:

Trong một bài báo, được biết câu nói mà Khánh Huyền tâm đắc nhất là: "Chúng ta chỉ thực sự sai lầm khi không học được từ những sai lầm ấy", em có thể chia sẻ vì sao em thích câu nói ấy?
Sinh viên Hà Thị Khánh Huyền

Sinh viên Hà Thị Khánh Huyền

Em rất thích câu nói: “Chúng ta chỉ thực sự sai lầm khi không học được gì từ những sai lầm ấy” vì câu nói đấy giúp em trở nên tự tin vào bản thân hơn.

Cuộc đời không phải lúc nào cũng bằng phẳng, dễ dàng, đôi khi chúng ta sẽ phải đối mặt với những khó khăn, thách thức và rất khó để tránh khỏi việc mắc sai lầm. Nhưng cũng không vì thế mà chúng ta trở nên bi quan, thiếu niềm tin vào bản thân, mà chúng ta phải biết đứng lên từ những vấp ngã, sai lầm. Từ đó đúc kết được những kinh nghiệm từ những sai lầm mà mình đã mắc phải để bản thân trở nên hoàn thiện hơn. 

Bạn đọc

Bạn ngocduvu@...:

Bí quyết nào giúp em gặt hái được thành tích cao trong học tập, cụ thể là trở thành Thủ khoa ngành Sư phạm Văn CLC, ĐH Hồng Đức?
Sinh viên Hà Thị Khánh Huyền

Sinh viên Hà Thị Khánh Huyền

Thật ra em không có bí quyết gì cả, để đạt được thành tích cao thì mình phải “chăm chỉ” thôi ạ, vì “cần cù bù thông minh” mà.

Khánh Huyền phát biểu trong Lễ khai giảng năm học mới tại Trường Đại học Hồng Đức.
Khánh Huyền phát biểu trong Lễ khai giảng năm học mới tại Trường Đại học Hồng Đức.
Bạn đọc

Bạn Trung Kiên, Nghệ An:

Đạt thủ khoa Sư phạm Văn chất lượng cao của Đại học Hồng Đức, theo em là sự nỗ lực cần cù hay do may mắn?
Sinh viên Hà Thị Khánh Huyền

Sinh viên Hà Thị Khánh Huyền

Việc trở thành thủ khoa ngành Sư phạm Ngữ Văn Chất lượng cao của ĐH Hồng Đức, thì ngoài sự cố gắng nỗ lực của bản thân em nghĩ cần có thêm một chút may mắn nữa ạ. 

Bạn đọc

Bạn kimchitrinh...@gmail.com:

Còn với Khánh Huyền, vì sao em tự tin chọn ngành Sư phạm Văn chất lượng cao của Đại học Hồng Đức, một trong những ngành có điểm chuẩn cao nhất cả nước?
Sinh viên Hà Thị Khánh Huyền

Sinh viên Hà Thị Khánh Huyền

Em chọn ngành Sư phạm Văn chất lượng cao của Đại học Hồng Đức bởi vì em rất thích môn Ngữ Văn, mong muốn sẽ trở thành một giáo viên dạy văn trong tương lai.

Sau khi biết điểm thi thì em nghĩ điểm của em có thể đủ để đậu vào lớp chất lượng cao vì năm ngoái điểm chuẩn là 29,25 điểm (chứ em không nghĩ sẽ tăng lên 30,5 điểm như năm nay).

PGS.TS Bùi Văn Dũng, Hiệu trưởng Trường Đại học Hồng Đức tặng hoa nữ thủ khoa Hà Thị Khánh Huyền

PGS.TS Bùi Văn Dũng, Hiệu trưởng Trường Đại học Hồng Đức tặng hoa nữ thủ khoa Hà Thị Khánh Huyền

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

Phố cổ Hà Nội tôn vinh giá trị di sản

Phố cổ Hà Nội tôn vinh giá trị di sản

GD&TĐ - Kỷ niệm 20 năm được xếp hạng Di tích Lịch sử quốc gia, Ban quản lý hồ Hoàn Kiếm và Phố cổ Hà Nội tổ chức nhiều hoạt động văn hóa tôn vinh giá trị di sản.