Chương trình có sự tham gia của các khách mời:
Anh Đoàn Quang Duy, Phó Bí thư Tỉnh đoàn Thái Nguyên;
Anh Hoàng Văn Cường, bản Eng, xã Phủ Lý, huyện Phú Lương, Thái Nguyên.
Những năm gần đây, tại nhiều địa phương miền núi, vùng đồng bào dân tộc thiểu số ngày càng có nhiều những tấm gương thanh niên dân tộc thiểu số vượt qua khó khăn, không ngừng học hỏi, dám nghĩ, dám làm, có những việc làm cụ thể để phát triển kinh tế, xóa đói, giảm nghèo, xây dựng quê hương.
Nhiều thanh niên dân tộc thiểu số đã và đang khẳng định sức trẻ trong công cuộc xây dựng và phát triển đất nước. Như tại Thái Nguyên, lực lượng thanh niên nói chung và thanh niên dân tộc thiểu số nói riêng đã có nhiều công sức xây dựng, phát triển sản xuất theo hướng hàng hóa, góp phần làm đời sống kinh tế-xã hội trên địa bàn có những khởi sắc.
Giảm nghèo bền vững và phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số; thu hẹp khoảng cách giàu - nghèo giữa các vùng dân cư là mục tiêu được nhiều địa phương đặt ra. Để hoàn thành được mục tiêu đó, cần có sự chung tay của những người con quê hương, bằng sức trẻ, tình yêu, bằng nhiệt huyết và trí tuệ, từng ngày từng giờ chung sức cùng các cấp chính quyền.
Công cuộc làm giàu, góp sức xây dựng quê hương sẽ được các khách mời của buổi giao lưu trực tuyến chia sẻ cùng độc giả Báo Giáo dục và Thời đại.
Ngay bây giờ, độc giả có thể gửi câu hỏi tới các vị khách mời tại đây, hoặc qua email của Báo Giáo dục và Thời đại: gdtddientu@gmail.com hoặc tương tác qua facebook của Báo.
Anh Đoàn Quang Duy
Phó Bí thư Tỉnh đoàn Thái Nguyên
Anh Hoàng Văn Cường
Bản Eng, xã Phủ Lý, huyện Phú Lương, Thái Nguyên
Anh Đoàn Quang Duy
Tôi nghĩ rằng, chẳng riêng gì các bạn trẻ người dân tộc thiểu số, vùng sâu vùng cao đâu, mà các bạn trẻ ở đâu cũng vậy thôi, ai bắt tay vào khởi nghiệp cũng đều cần sự nỗ lực, quyết tâm, cũng đều cần những yếu tố, điều kiện thuận lợi để bứt lên, phát triển, cũng đều cần học hỏi, nghiên cứu, dốc hết sức mình vào lĩnh vực khởi nghiệp.
Tuy nhiên, với riêng các bạn trẻ người dân tộc thiểu số, vùng sâu vùng cao, tôi muốn nhắn nhủ và gợi ý rằng: Trước hết các bạn cứ tập trung vào tìm cách làm theo hướng tận dụng, phát huy tiềm năng về nông nghiệp ở ngay chính trên quê hương mình, có thể đó sẽ là tiềm năng rất lớn để các bạn thành công.
Nói rộng ra một chút, tức là chúng ta trước hết cứ phát huy những thế mạnh, tiềm năng ngay xung quanh mình, để khởi nghiệp một cách vững vàng.
Bạn ngocanh@gmail...:
Anh Hoàng Văn Cường
Tôi cũng chỉ như các bạn thôi, đang là một người còn trẻ và đang đi những bước đầu trên hành trình của mình, với rất nhiều quyết tâm và kế hoạch, cũng như nhiều trăn trở về con đường phát triển của mình.
Tôi chỉ muốn chia sẻ với các bạn rằng cứ mạnh dạn lên, và khi đã làm gì thì rất cần sự quyết tâm, bởi vì không có việc gì mà lại chỉ có thuận lợi dễ dàng. Mình phải tìm hiểu kĩ lưỡng, dồn sức cho lĩnh vực mình yêu thích, thì mới có thể đi con đường lâu dài được.
Bạn thanhthuy@gmail...:
Anh Hoàng Văn Cường
Tôi nghĩ rằng đối với những người trẻ tuổi bắt tay vào khởi nghiệp, nhiều người đều có những mong muốn, hoài bão đi xa, vươn cao. Chắc hẳn ai cũng sẽ định ra những kế hoạch, dự định trên con đường tiếp theo của mình.
Tôi cũng có rất nhiều dự định, mong muốn, nhưng tất nhiên làm được như thế nào thì nó còn phụ thuộc nhiều yếu tố.
Tôi dự kiến, mình sẽ theo đuổi lâu dài mô hình làm gỗ bóc này. Bây giờ, điều tôi mong muốn nhất là nâng cấp được máy móc, công nghệ để mở rộng quy mô, nâng cao chất lượng hơn nữa, vừa phát triển cho bản thân, vừa tạo thêm việc làm tại địa phương nhiều hơn.
Bạn thanhhoa@gmail...:
Anh Đoàn Quang Duy
Khởi nghiệp, lan tỏa tinh thần khởi nghiệp để các bạn trẻ góp sức trẻ làm giàu quê hương, đó là một quá trình lâu dài, bền bỉ, cho nên chúng tôi xác định phải có chiến lược dài hơi.
Trước mắt, trong thời gian tới đây, chúng tôi sẽ tiếp tục triển khai có hiệu quả Chương trình Thanh niên khởi nghiệp, giai đoạn 2017 - 2022, trong đó tiếp tục nhấn mạnh và tập trung thành lập mô hình các câu lạc bộ, tổ, đội, nhóm thanh niên làm kinh tế giỏi, thanh niên giúp nhau làm kinh tế đến tận cấp xã, cấp xóm…; khuyến khích và hỗ trợ thành lập các mô hình hợp tác xã của thanh niên tại một số địa phương. Từ đó, chúng tôi hướng đến việc nhân rộng và triển khai trên toàn tỉnh.
Bạn baoson@gmail...:
Anh Hoàng Văn Cường
Khởi nghiệp ngay trên chính quê nhà của mình theo tôi là sẽ có rất nhiều thuận lợi. Đó là sự hiểu biết lẫn nhau, tình thân gắn bó, cho nên việc hợp tác chia sẻ sẽ rất tốt.
Hơn nữa người khởi nghiệp đã nắm được rõ các điều kiện thực tế trên địa bàn thì triển khai các mô hình sẽ đảm bảo tính phù hợp, tính hiệu quả. Đấy là chưa nói đến khả năng tận dụng nguồn lao động tại chỗ, diện tích mặt bằng tự có, đem lại những lợi thế to lớn.
Nói về khó khăn, thì tôi nghĩ đó là những khó khăn chung mà đã muốn khởi nghiệp thì không tránh khỏi, chẳng riêng gì ở quê nhà.
Bạn khanhha@gmail...:
Anh Đoàn Quang Duy
Tôi thấy các bạn trẻ ở Thái Nguyên bên cạnh sức trẻ, sức khỏe và nhiệt huyết thì khi khởi nghiệp còn có những thuận lợi, thế mạnh cơ bản như: Được quan tâm, hỗ trợ và tạo điều kiện, trao cơ hội khởi nghiệp, lập nghiệp; Có thế mạnh trong khởi nghiệp đổi mới sáng tạo (có Đại học Thái Nguyên là một trong ba Trung tâm đào tạo lớn nhất cả nước, có trình độ cao) và khởi nghiệp trong nông nghiệp.
Tuy nhiên, cũng còn đó một số khó khăn nhất định. Trước hết đó là việc vay vốn để khởi nghiệp (Thái Nguyên chưa có Quỹ khởi nghiệp dành riêng cho thanh niên, các điều kiện vay vốn từ các Quỹ còn nhiều rào cản và yêu cầu thanh niên rất khó đáp ứng).
Mặc dù có thế mạnh về nhân lực trong khởi nghiệp đổi mới sáng tạo, nhưng lại thiếu các điều kiện về cơ sở vật chất và cơ chế chính sách cho khởi nghiệp đổi mới sáng tạo (phòng thí nghiệm, cơ chế hỗ trợ….).
Địa hình vùng núi, hạ tầng giao thông còn thiếu, gây khó khăn cho khởi nghiệp trong nông nghiệp. Thái Nguyên cũng chưa có 1 trung tâm chuyên hỗ trợ cho thanh niên khởi nghiệp, dẫn đến việc tư vấn, hỗ trợ khởi nghiệp cho thanh niên chưa được như kỳ vọng.
Bạn lehang@gmail...:
Anh Hoàng Văn Cường
Nhiều thanh niên người dân tộc thiểu số như chúng tôi khi khởi nghiệp có thể dễ gặp phải khó khăn khi chưa đủ nhạy bén với công nghệ, với kết nối tương tác… Tuy nhiên, chúng tôi cũng có thể phát huy những lợi thế của mình như sự mạnh mẽ, quyết đoán…
Nhưng nhìn chung, tôi nghĩ thuận lợi và khó khăn thì cũng đều là chung cho mọi người thôi, thời nay sự khác biệt ngày càng thu hẹp rồi, quan trọng là biết tìm ra hướng đi phù hợp với năng lực và điều kiện bản thân mình.
Bạn ngockhanh@gmail...:
Anh Hoàng Văn Cường
Làm bất cứ việc gì tôi tin rằng cũng đều có những cái được của nó. Tôi tự thấy mình nhận được thêm nhiều thứ, chứ không chỉ là thu nhập. Đó là sự mạnh dạn, khả năng linh hoạt, ý chí nỗ lực quyết tâm. Không chỉ vậy, hiểu biết về những vấn đề liên quan của mình cũng được mở mang ra.
Hiện nay, tôi hoàn toàn làm chủ được việc vận hành hệ thống máy của mình, tự bảo trì và sửa chữa khi cần thiết. Thậm chí, một số xưởng và công ty khác còn liên hệ tôi để sửa chữa máy móc cho họ. Tôi thấy mình có thể học thêm “nghề” về máy móc…
Bạn giahung@gmail...:
Anh Đoàn Quang Duy
Theo tôi thì trước hết cứ phải lên ý tưởng, rồi cứ phải bắt tay vào làm cụ thể, bởi vì càng bắt tay vào làm thực tế thì các bạn trẻ mới càng có thông tin, được khơi gợi cảm hứng khởi nghiệp, mong muốn học hỏi tìm tòi. Còn sau mỗi việc, tất nhiên chúng ta lại rút ra được kinh nghiệm.
Tôi muốn chia sẻ với các bạn điều này: Muốn khởi nghiệp, lập nghiệp, điều đầu tiên cần trang bị đó là kiến thức. Phải có kiến thức, hiểu biết về lĩnh vực, ngành nghề định khởi nghiệp, lập nghiệp. Đó là điều kiện quan trọng nhất để khởi nghiệp thành công.
Bạn thanhtung@gmail...:
Anh Hoàng Văn Cường
Bản thân tôi đã từng trải qua thử nghiệm nhiều công việc khác nhau, và phần lớn đều không phát triển được thành công có lẽ chính là vì không có sự chuẩn bị cần thiết trước khi thực hiện. Cho nên tôi càng thấy rằng sự chuẩn bị là vô cùng cần thiết cho việc khởi nghiệp.
Trước hết là chuẩn bị về kiến thức, hiểu biết, chủ động học hỏi bên ngoài để lấy được cái hay bên ngoài về cho mình, không thể ngồi đợi người khác đem đến. Quan trọng nữa là phải tính toán được các yếu tố cần thiết cơ bản trước khi triển khai như: Nguồn vốn, vận dụng máy móc và công nghệ, tổ chức con người lao động…
Đây là những vấn đề thiết yếu cần chuẩn bị, tất nhiên khi triển khai thực tế có thể còn nhiều thứ phát sinh thì đòi hỏi mình linh hoạt giải quyết tiếp.
Bạn hangnga@gmail...:
Anh Đoàn Quang Duy
Theo tôi, để tổ chức thành công các chương trình khởi nghiệp cho thanh niên điều quan trọng nhất là phải xác định được nhu cầu khởi nghiệp của thanh niên là gì, thanh niên có mong muốn gì khi khởi nghiệp, lập nghiệp, để xác định nhiệm vụ, kết quả đầu ra của các chương trình hướng đến.
Nói cách khác, tổ chức bất kỳ một hoạt động hay chương trình gì cho thanh niên, phải đáp ứng được nhu cầu, nguyện vọng của thanh niên đối với hoạt động, chương trình đó.
Bạn vangiang@gmail...:
Anh Hoàng Văn Cường
Triển khai mô hình xưởng làm gỗ bóc ngay trên quê nhà, tôi được Đoàn Thanh niên huyện Phú Lương và Đoàn Thanh niên xã Phủ Lý tư vấn, hỗ trợ về các vấn đề liên quan trong sản xuất, kinh doanh, kết nối khách hàng…
Đặc biệt là tôi còn được hỗ trợ cho vay vốn với lãi suất ưu đãi từ dự án chương trình 120 (nguồn vốn vay Quỹ Quốc gia về việc làm của kênh Trung ương Đoàn).
Những sự hỗ trợ này giúp tôi vừa yên tâm, tự tin hơn, vừa có điều kiện tốt hơn để duy trì, phát triển xưởng.
Bạn trangha@gmail....:
Anh Hoàng Văn Cường
Cho đến nay, hệ thống máy móc nhà xưởng chạy đều, chất lượng sản phẩm gỗ bóc khi xuất hàng được các đối tác đánh giá tốt. Tôi thuê 5 lao động là người địa phương, đảm bảo công việc và thu nhập 5 triệu/người mỗi tháng đều đặn.
So với dự tính ban đầu, hiện nay xưởng hoạt động như vậy cũng là đạt hiệu quả.
Bạn tuantu@gmail...:
Anh Đoàn Quang Duy
Tôi tâm đắc và vui nhất là sự tham gia tích cực, nhiệt tình và có trách nhiệm của các dự án, ý tưởng khởi nghiệp. Và quan trọng nhất là sau mỗi chương trình, chúng tôi nhận được những phản hồi tích cực từ phía các bạn đoàn viên, sinh viên, thanh niên - là những người thụ hưởng của chương trình.
Bạn vanhuyen@gmail...:
Anh Đoàn Quang Duy
Đa số các bạn trẻ đều hưởng ứng và nhiệt tình tham gia, bằng chứng là qua 2 cuộc thi do Tỉnh đoàn tổ chức, số lượng các đề tài, ý tưởng, dự án khởi nghiệp đăng ký tham gia năm sau nhiều hơn năm trước.
Một số dự án, đề tài khởi nghiệp cụ thể có nhiều triển vọng, như: Dự án chăn nuôi, trồng trọt nông sản an toàn ở TP Thái Nguyên; Mô hình VAC tổng hợp khép kín và sản xuất máy nông nghiệp ở TX Phổ Yên; Ứng dụng công nghệ cao trong sản xuất các loại rau quả sạch, an toàn tại huyện Định Hóa; Trồng rau hữu cơ và kết hợp nuôi cá Aquaponics ở huyện Võ Nhai…
Tuy nhiên, không phải là tất cả, còn nhiều bạn trẻ đam mê khởi nghiệp, muốn khởi nghiệp và có dự án khởi nghiệp của mình, nhưng chưa mạnh dạn tham gia hoặc chưa mạnh dạn khởi nghiệp. Do đó, nhiệm vụ của tổ chức Đoàn, Hội các cấp là phải tiếp tục lan tỏa hơn nữa tinh thần khởi nghiệp, lập nghiệp đến các bạn trẻ, đoàn viên, thanh niên toàn tỉnh bằng các hoạt động, việc làm cụ thể.
Bạn đoanong@gmail...:
Anh Đoàn Quang Duy
Chúng tôi thấy hiệu quả, tác động từ các chương trình này rất tốt, có tính lan tỏa, động viên thiết thực, khích lệ các bạn đoàn viên, thanh niên, thôi thúc họ khởi nghiệp, lập nghiệp. Thông qua đó, cũng góp phần nâng cao hiệu quả công tác đoàn kết tập hợp thanh niên tham gia vào tổ chức Đoàn, Hội.
Bạn thaiha@gmail...:
Anh Đoàn Quang Duy
Hằng năm, Ban Thường vụ Tỉnh đoàn, Hội Liên hiệp Thanh niên tỉnh, Hội Sinh viên tỉnh đều có kế hoạch và tổ chức tập huấn khởi nghiệp, khởi nghiệp đổi mới sáng tạo cho các đồng chí cán bộ Đoàn, Hội các cấp; các bạn đoàn viên, sinh viên và thanh niên trên địa bàn tỉnh.
Đồng thời chỉ đạo các tổ chức thành viên tập thể, đơn vị trực thuộc Hội Liên hiệp Thanh niên tỉnh tăng cường tổ chức các hoạt động giao lưu, đối thoại, các phiên giao thương, tiệc trà giao thương, cà phê doanh nhân có sự tham gia của các bạn đoàn viên, sinh viên và thanh niên các địa phương (Tiêu biểu là các phiên Tiệc trà giao thương của CLB Doanh nhân xứ Trà đều có sự tham gia của sinh viên Đại học Nông Lâm, Khoa quốc tế Đại học Thái Nguyên, thanh niên làm kinh tế giỏi đến từ các huyện, thị, thành…).
Song song với việc tổ chức các hoạt động cụ thể, Tỉnh đoàn, Hội Liên hiệp Thanh niên, Hội Sinh viên tỉnh chỉ đạo các cấp bộ Đoàn, Hội tích cực tuyên truyền, lan tỏa các tấm gương khởi nghiệp, lập nghiệp đến đoàn viên, hội viên, sinh viên. Thường xuyên tổ chức các đoàn đi thăm, học tập các mô hình khởi nghiệp, lập nghiệp, mô hình thanh niên phát triển kinh tế tại các địa phương. Thông qua đó, cũng góp phần lan tỏa tinh thần khởi nghiệp và khích lệ, động viên thanh niên khởi nghiệp, lập nghiệp trên chính mảnh đất quê hương mình.
Năm 2019, Tỉnh đoàn chủ trì phối hợp với Sở khoa học và công nghệ, Đại học Thái Nguyên và các đơn vị tổ chức cuộc thi “Ý tưởng sáng tạo khởi nghiệp thanh niên tỉnh Thái Nguyên” với sự tham gia của 150 ý tưởng, dự án khởi nghiệp của các bạn đoàn viên, thanh niên, sinh viên trên địa bàn toàn tỉnh.
Năm 2020, Tỉnh đoàn phối hợp với Trường ĐH Nông Lâm Thái Nguyên tổ chức cuộc thi “Ý tưởng sáng tạo khởi nghiệp lĩnh vực Nông lâm nghiệp và Bảo vệ môi trường, ứng phó với biến đổi khí hậu” với sự tham gia của hơn 150 ý tưởng, dự án khởi nghiệp của các bạn đoàn viên, thanh niên, sinh viên trên địa bàn toàn tỉnh.
Năm nay, 2021, ngoài việc tổ chức các lớp tập huấn khởi nghiệp, khởi nghiệp đổi mới sáng tạo, Tỉnh đoàn, Hội Liên hiệp Thanh niên tỉnh, Hội Sinh viên tỉnh sẽ tiếp tục triển khai cuộc thi khởi nghiệp trên phạm vi toàn tỉnh.
Bạn ngocbinh@gmail...:
Anh Đoàn Quang Duy
Việc đó rất cần thiết và ý nghĩa, bởi thực tế cho thấy, đa số các bạn trẻ đều có mong muốn lập nghiệp, khởi nghiệp trên chính mảnh đất quê hương mình, thậm chí có bạn còn viết thành đề tài, dự án khởi nghiệp của riêng mình…, nhưng chỉ dừng lại ở đó và cất đi làm kỷ niệm.
Chỉ một số ít trong số đó có “can đảm” dám đứng lên thực hiện ý tưởng, dự án của mình, chấp nhận thất bại.
Do vậy, tổ chức Đoàn, Hội các cấp cần lan tỏa tinh thần khởi nghiệp, động viên, khích lệ các bạn trẻ, kéo họ ra khỏi vùng an toàn của bản thân. Bởi tuổi trẻ phải dám dấn thân, đương đầu với thử thách và vượt qua chính mình thậm chí qua vài lần vấp ngã mới thành công.
Bạn Quangvinh@gmail...:
Anh Hoàng Văn Cường
Đúng là phải vận hành thực tế mới biết nó có những khó khăn như thế nào. Ban đầu tôi chưa đầu tư được máy móc tốt nên năng suất thấp. Về sau thì lại khó kiểu khác: Có lúc thời tiết mưa ẩm không bảo quản được sản phẩm, có lúc việc xuất hàng bị trục trặc do tính cạnh tranh ngày càng cao.
Nói chung, cứ qua mỗi khó khăn mình lại phải tự tìm ra hướng giải quyết sao cho linh hoạt nhất.
Bạn trinhphuc@gmail...:
Anh Hoàng Văn Cường
Rất may là nhà tôi có diện tích mặt bằng khá lớn, khu xưởng máy khoảng 1.000m2, khu bãi phơi khoảng 4.000m2, cho nên tôi không phải tốn kém tiền thuê đất. Khu vực địa bàn xã nhà cũng như vùng xung quanh, các hộ dân trồng được rất nhiều keo, đầu vào nguyên liệu đảm bảo ổn định. Vậy là tôi mạnh dạn mở xưởng làm gỗ bóc.
Quan trọng hơn nữa, tôi nghĩ được lập nghiệp ngay trên chính quê nhà của mình là tốt nhất, mình và mọi người hiểu nhau, cùng hỗ trợ và cùng nhau làm ăn phát triển.
Bạn hanam@gmail...:
Anh Hoàng Văn Cường
Trước đây tôi cũng từng bắt tay vào một số công việc khác nhau, nhưng cũng chưa thấy phù hợp với mình hoặc có thể phát triển được cho nên lại thôi. Tôi tìm đến nhiều nơi xem cách làm của người khác, học hỏi để rút kinh nghiệm cho mình.
Đến năm 2014, tôi quyết định mở xưởng chế biến lâm sản ngay tại nhà, vì cảm thấy lĩnh vực này mình có thể làm được, và cũng có hi vọng phát triển ổn định, lâu dài.
Bạn tamnguyen@gmail..: