Giải pháp đột phá giải ngân vốn

GD&TĐ - Thủ tướng Phạm Minh Chính có Công điện số 115/CĐ-TTg yêu cầu quyết liệt thực hiện các nhiệm vụ, giải pháp đẩy mạnh giải ngân vốn.

Minh họa/INT
Minh họa/INT

Trước tình trạng giải ngân vốn đầu tư công 10 tháng năm 2024 mới chỉ đạt 52,29% kế hoạch Thủ tướng Chính phủ giao, ngày 7/11 vừa qua, Thủ tướng Phạm Minh Chính đã phải có Công điện số 115/CĐ-TTg yêu cầu quyết liệt thực hiện các nhiệm vụ, giải pháp đẩy mạnh giải ngân vốn những tháng cuối năm.

Đây không phải lần đầu trong năm nay, Thủ tướng phải ban hành công điện về vấn đề này. Tuy nhiên, tiến độ thực hiện giải ngân vốn đầu tư công rất đáng lo ngại. Cụ thể, trong Công điện số 115, Thủ tướng đã phê bình 29 bộ, cơ quan Trung ương và 21 địa phương có tỷ lệ giải ngân thấp dưới mức trung bình của cả nước.

Lý do, dẫn đến giải ngân vốn đầu tư công chậm, như ý kiến của Thứ trưởng Bộ KH&ĐT Trần Quốc Phương tại buổi họp báo thường kỳ Chính phủ tháng 10 mới đây thì là cơ bản tiếp nối từ năm 2023.

Trong đó, khó khăn lớn nhất nổi lên trong năm 2024 là về vật liệu thông thường để phục vụ cho thi công các công trình lớn, nhất là các công trình giao thông. Và để giải quyết vấn đề này không chỉ riêng Luật Đầu tư công mà liên quan đến nhiều luật khác như luật về khoáng sản, cấp phép mỏ vật liệu cũng như việc cho phép bán các vật liệu thông thường phục vụ cho các công trình.

Thực tế, đây chỉ là một trong những nguyên nhân dẫn đến giải ngân vốn đầu tư công chậm. Hệ lụy tất yêu của việc chậm giải ngân vốn đầu tư công - một trong những động lực của tăng trưởng kinh tế là tác động tiêu cực đến tăng trưởng; kéo lùi các dòng vốn đối ứng khác.

Ngoài ra, chậm giải ngân vốn đầu tư công còn làm tăng nợ công; chủ đầu tư phải chịu chi phí tăng thêm… Bởi vậy, để đạt được mục tiêu giải ngân 95% nguồn vốn này, Thứ trưởng Trần Quốc Phương cho biết, sẽ tiếp tục thực hiện các giải pháp đã kiến nghị và đã được Chính phủ, Thủ tướng ban hành.

Giải pháp tiếp theo là tổ chức triển khai thực hiện. Đây là nhóm giải pháp khá khó, trong đó trách nhiệm chính thuộc về các bộ, ngành, địa phương. Nhóm giải pháp thứ ba là tháo gỡ khó khăn.

Ngoài khó khăn về vật liệu thông thường, còn những khó khăn khác đối với một số dự án như về thủ tục, nhất là các thủ tục về điều chỉnh dự án, điều chỉnh kế hoạch. Giải pháp thứ tư là tăng cường kỷ luật, kỷ cương về đầu tư công; đẩy mạnh áp dụng công nghệ thông tin để quản lý công tác đầu tư công nhanh nhất và hiệu quả nhất.

Ngoài những giải pháp này, Thứ trưởng Trần Quang Phương còn đề cập đến một giải pháp đột phá nữa là đó chính là thể chế. Luật Đầu tư công (sửa đổi) đang trình Quốc hội tại Kỳ họp thứ 8 này và một số luật khác như luật sửa đổi 4 luật liên quan đến đầu tư sẽ tạo bước đột phá về thể chế. Những đột phá này ngay trong năm nay chưa có tác dụng nhưng hy vọng sang năm sẽ giải quyết một số vấn đề vướng mắc, tồn đọng trong quá khứ.

Theo quy định của Luật Ngân sách Nhà nước, sẽ còn 3 tháng, trong đó có 2 tháng để thực hiện, 1 tháng để giải ngân khối lượng vốn đầu tư công đã thực hiện trong năm để có thời gian chỉnh lý, quyết toán. Cho nên, ngoài việc chờ đợi các giải pháp đột phá về thể chế, các bộ, ngành, địa phương cần tiếp tục đề cao trách nhiệm hơn nữa.

Trong đó tập trung thực hiện kịp thời, hiệu quả các Nghị quyết, chỉ đạo của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ. Phân công rõ người, rõ việc, rõ trách nhiệm, rõ tiến độ, rõ kết quả. Tăng cường kỷ luật, kỷ cương trong giải ngân vốn đầu tư công; chú trọng công tác kiểm tra, giám sát, kịp thời tháo gỡ ngay các điểm nghẽn, vướng mắc trong tổ chức thực hiện...

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

MIT miễn học phí cho sinh viên đến từ gia đình thu nhập thấp.

MIT miễn học phí cho sinh viên

GD&TĐ - Từ học kỳ mùa Thu năm 2025, Viện Công nghệ Massachusetts (MIT), sẽ miễn học phí cho sinh viên thuộc gia đình có thu nhập dưới 200 nghìn USD.