Dùng giấy vệ sinh lau miệng: Giật mình vì tác hại khôn lường đến sức khỏe

GD&TĐ - Giấy vệ sinh là thứ không thể thiếu trong cuộc sống hằng ngày, nhưng có bao giờ chúng ta tự hỏi đã sử dụng đúng chức năng của giấy vệ sinh hay chưa?

Dùng giấy vệ sinh lau miệng: Giật mình vì tác hại khôn lường đến sức khỏe

Các chức năng riêng biệt của từng loại khăn giấy

dung giay ve sinh lau mieng: giat minh vi tac hai khon luong den suc khoe - 1

Việc sử dụng giấy trong cuộc sống của chúng ta chủ yếu được chia thành 2 loại: Giấy vệ sinh; Khăn giấy (bao gồm giấy khăn tay, giấy dùng bữa...

Loại giấy mà chúng ta thường gặp trong cuộc sống có khăn giấy lau mặt, giấy vệ sinh, khăn giấy ướt, giấy dùng trong bếp... mỗi 1 loại đều có công dụng khác nhau, không thể thay thế lẫn nhau.

Khăn giấy lau mặt: Giấy chuyên dụng cho mặt

Khăn giấy lau mặt, khăn giấy dùng bữa là chuyên dùng cho việc vệ sinh phần mặt, mềm mại cho da, yêu cầu vệ sinh rất cao, dùng để lau miệng, lau mặt 1 cách an toàn.

Ngoài ra, khăn giấy lau mặt sau khi bị ngâm ướt sẽ càng bền dai hơn, không dễ rách, khi lau mồ hôi thì giấy vụn sẽ không lưu lại trên mặt.

Giấy vệ sinh: Giấy chuyên dụng nhà vệ sinh

Độ mềm mại của giấy vệ sinh đạt mức trung bình, chủ yếu là sử dụng khi đi vệ sinh.

Giấy vệ sinh đạt tiêu chuẩn sẽ không gây ra tác hại đối với cơ thể, tuy rằng tiêu chuẩn vệ sinh không cao bằng khăn giấy lau mặt, nhưng mà số lượng nhiều lại rẻ tiền.

Khăn giấy ướt: Giấy diệt khuẩn chuyên dụng

Khăn giấy ướt có chứa thành phần diệt trùng nhất định, khi đi bên ngoài lại không tiện rửa tay, dùng khăn giấy ướt là có thể vệ sinh diệt trùng hiệu quả.

Tốt nhất đừng dùng khăn giấy ướt để lau mặt, làn da trên mặt khá mềm yếu, thành phần diệt trùng trong khăn ướt dễ khiến da sưng đỏ, ngứa ngáy.

Giấy dùng trong bếp: Giấy vệ sinh chuyên dụng

Giấy dùng trong bếp mang tính hấp thu nước và hấp thu dầu mỡ rất tốt, mặt giấy to và dày hơn, rất thích hợp dùng để vệ sinh dụng cụ dùng bữa, cửa sổ bằng kính, mặt kiếng, bàn, v.v. là trợ thủ nhỏ đúng nghĩa trong việc vệ sinh.

Nguy hại khôn lường từ việc giấy vệ sinh để lau miệng

dung giay ve sinh lau mieng: giat minh vi tac hai khon luong den suc khoe - 2

Chỉ vì một chút lười biếng và sơ ý, bạn có thể dễ dàng quyết định dùng giấy vệ sinh thay cho giấy ăn. Nhưng điều này lại cực sai lầm và có thể gây cho bạn những bệnh tật nguy hiểm.

Nhiều người có thói quen dùng giấy vệ sinh thay cho giấy ăn hàng ngày vì tiện lợi. Đây là một thói quen sai lầm của nhiều người.

Thực tế hiện nay, nhiều cơ sở sản xuất lạm dụng xút và chất tẩy javel khi sản xuất giấy vệ sinh khiến loại giấy này tồn dư nhiều hóa chất độc hại.

Nguy cơ mắc bệnh về hô hấp, da, mắt

Khi dùng giấy vệ sinh thay giấy ăn, bạn vô tình tiếp xúc với những giấy vệ sinh đã nhiễm độc này thì vi khuẩn, tạp chất, hóa chất độc hại có cơ hội thuận lợi nhất đi vào cơ thể người, gây hại sức khỏe.

Nếu tiếp xúc lâu có thể mắc các loại bệnh về hệ hô hấp, bệnh về da và mắt.

Nguy cơ mắc bệnh đường tiêu hóa

Bên cạnh đó, trong quá trình sản xuất không đảm bảo nghiêm ngặt, giấy vệ sinh có thể sẽ là một ổ vi khuẩn.

Khi dùng chúng lau miệng, các vi khuẩn dễ dàng xâm nhập, gây ra các bệnh như tiêu chảy, tả, lị, thương hàn… Nhất là với những người có đường tiêu hóa đối và sức đề kháng yếu.

Nguy cơ mắc bệnh đường miệng

Ngoài ra, giấy vệ sinh và giấy ăn được sản xuất theo các tiêu chí khác nhau. Thông thường những giấy vệ sinh thường có chất lượng kém hơn và nhiều sản phẩm có bụi giấy nhiều.

Khi sử dụng vô tình làm giấy ăn, chúng sẽ ảnh hưởng đến hệ hô hấp của người sử dụng.

Những hạt bụi này sẽ thuận lợi đi vào phổi theo đường miệng vào cơ thể sẽ gây hại về sau.

Đặc biệt, chúng càng nguy hiểm hơn khi bạn sử dụng các loại giấy vệ sinh chứa các loại hóa chất chống ẩm mốc, tẩy trắng để làm giấy ăn sẽ vô cùng nguy hiểm.

Lưu ý khi chọn mua giấy vệ sinh:

dung giay ve sinh lau mieng: giat minh vi tac hai khon luong den suc khoe - 3

– Chọn giấy có nguồn gốc rõ ràng: Cụ thể, trên bao bì có ghi rõ tên đơn vị sản xuất, hạn sử dụng, nhãn hiệu giấy… Ngoài ra, bạn cũng cần bảo quản giấy vệ sinh ở nơi sạch sẽ, khô ráo, thoáng mát và không bỏ vào túi để sử dụng dần.

– Không phải trắng là tốt: Nhiều người cho rằng, giấy vệ sinh càng trắng thì độ an toàn càng cao, thực tế không phải vậy. Vì giấy càng trắng thì nguy cơ bị tẩy trắng trong quá trình sản xuất càng cao hoặc có thể chứa cả huỳnh quang, thạch cao, gây ảnh hưởng rất lớn tới sức khỏe.

– Giấy có mùi chưa hẳn đã an toàn nếu lạm dụng: Các chuyên gia cho biết, phần lớn các loại giấy thơm có mùi sẽ chứa rất nhiều chất hóa học, chất tạo mùi. Do đó, nếu lạm dụng dễ gây viêm nhiễm, kích ứng cho da và vùng kín. Vì vậy, khi sử dụng giấy vệ sinh, nên lựa chọn các sản phẩm chất lượng cao để bảo vệ sức khỏe.

Theo Eva.vn

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

Nhu cầu tuyển dụng lao động vào dịp cuối năm luôn “nóng” tại các doanh nghiệp. Ảnh minh họa: INT

Doanh nghiệp 'khát' lao động

GD&TĐ - Những tháng cuối năm luôn là thời điểm sôi động nhất của thị trường lao động, bởi hầu hết các doanh nghiệp phải chạy đua với thời gian

Minh họa/INT

Thưởng Tết - động lực để cống hiến

GD&TĐ - Ý nghĩa của thưởng Tết dù ít hay nhiều nhằm ghi nhận công lao, đóng góp của người lao động, đồng thời chính là thành quả mà người lao động tạo ra...

Minh họa/INT

Cảnh báo người mới

GD&TĐ - Trung Quốc vừa quyết định cấm xuất khẩu kim loại và vật liệu có chứa những nguyên tố hoá học nhất định, trong đó có Gallium và Germanium sang Mỹ.