Dự án chưng cất nước mặn thành nước ngọt được chọn thi KHKT quốc tế

GD&TĐ - Tác giả của dự án này là 2 em Phùng Văn Long và Mai Nhật Anh (Trường THPT chuyên Phan Bội Châu). Đây cũng là lần đầu tiên, một dự án của học sinh Nghệ An được chọn tham dự cuộc thi này.

Dự án đã đạt giải Nhất cuộc thi KHKT học sinh trung học quốc gia 2018 và được chọn dự thi quốc tế.
Dự án đã đạt giải Nhất cuộc thi KHKT học sinh trung học quốc gia 2018 và được chọn dự thi quốc tế.

Theo đó, sau khi có kết quả vòng chấm thuyết trình dự thi quốc tế Cuộc thi KHKT toàn quốc ở cả hai khu vực phía Bắc và phía Nam, có 8 dự án KHKT học sinh trung học được chọn đi dự thi quốc tế. Trong đó, Nghệ An có một dự án là Hệ thống chưng cất nước mặn thành nước ngọt với kỹ thuật chân không bằng bơm thủy lực bởi năng lượng sóng biển.

Chưng cất nước mặn dùng cho tàu thuyền và trên đảo là ý tưởng của Phùng Văn Long và Mai Nhật Anh (Trường THPT chuyên Phan Bội Châu), xuất phát từ thực trạng thiếu nước ngọt ở một số đảo và quần đảo. Ngay tại Nghệ An, nhiều ngư dân đi biển thác hải sản dài ngày cũng phải đưa theo nước ngọt từ đất liền, và phải trở về khi hết nước dữ trữ

Hai em Văn Long và Nhật Anh đem hệ thống ra biển thử nghiệm
Hai em Văn Long và Nhật Anh đem hệ thống ra biển thử nghiệm

Từ thực tế này, Phùng Văn Long và Mai Nhật Anh đã hình thành ý tưởng đó là chế tạo hệ thống lọc nước biển thành nước ngọt gọn nhẹ hơn, tiết kiệm hơn. Dự án dựa trên phương pháp bay hơi và ngưng tụ chất lỏng, sử dụng sóng biển để vận hành hệ thống bơm giảm áp, từ đó làm giảm nhiệt độ sôi của nước biển, giúp tạo thành lượng hơi nước lớn hơn, tăng năng suất của máy.

Trước đó, dự án về hệ thống chưng cất nước biển thành nước ngọt đã từng được nhiều nhóm tác giả tại Nghệ An nghiên cứu và đạt giải thi KHKT quốc gia trước đó. Tuy nhiên, các dự án còn nhiều hạn chế, lượng nước chưng cất được ít, hoặc hệ thống không vận hành tốt khi hoạt động độc lập ngoài biển.

Dự án của 2 em đã khắc phục được những hạn chế trên, hệ thống được tính toán tỷ mỉ và chính xác nên thu được kết quả như dự định. Kết quả, tại cuộc thi KHKT học sinh trung học quốc gia 2018, dự án đã giành được giải Nhất và sau đó được chọn dự thi quốc tế, dự kiến tổ chức tại Hoa Kỳ vào tháng 5/2018.

Hội thi khoa học và kĩ thuật quốc tế (International Science and Engineering Fair, viết tắt là ISEF) được phát triển từ Hội thi khoa học quốc gia (National Science Fair) của Hoa Kì, do Hiệp hội khoa học và cộng đồng (Society for Science & the Public, viết tắt là SSP) sáng lập, tổ chức lần đầu tiên tại Philadelphia – Hoa Kỳ vào năm 1950. Năm 1958, Hội thi này lần đầu tiên trở thành Hội thi khoa học, kĩ thuật quốc tế với sự tham gia của Nhật Bản, Canada và Đức.

Từ năm 1997, tập đoàn Intel là nhà tài trợ chính cho Hội thi và từ đó Hội thi mang tên Intel ISEF. Ngoài Tập đoàn Intel, còn có nhiều đơn vị, tổ chức khác tài trợ khác hỗ trợ và tài trợ giải thưởng cho Intel ISEF. Đến nay, Intel ISEF là hội thi khoa học và kĩ thuật quốc tế hàng năm lớn nhất dành cho học sinh trung học (từ lớp 8 đến lớp 12). Mỗi năm có khoảng hơn 1500 học sinh trung học từ trên 70 quốc gia và vùng lãnh thổ trên thế giới tham gia giới thiệu kết quả ở 22 lĩnh vực nghiên cứu khoa học.

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

Cô giáo Lê Thị Thu Hường và học trò

Buồn vui nghề giáo

GD&TĐ - Tròn 20 năm được làm cô giáo, nhìn lại chặng đường đã đi, trong tôi không khỏi dâng lên bao cảm xúc khó tả buồn vui với nghề.

Haaland làm được điều không tưởng

Haaland làm được điều không tưởng

GD&TĐ - Chỉ mới 24 tuổi nhưng tiền đạo Erling Haaland đã ghi được tới 25 cú hat-trick tính cả trong màu áo câu lạc bộ lẫn tuyển quốc gia.