Đổi mới của giáo dục nhận được sự đồng thuận của nhiều cử tri

GD&TĐ - Chủ trương đổi mới của ngành Giáo dục trong thời gian qua như một luồng gió mới và đã nhận được sự đồng tình ủng hộ của nhiều cử tri.

Đổi mới của giáo dục nhận được sự đồng thuận của nhiều cử tri

Ông Nguyễn Đăng Thạnh – Phó chủ tịch UBND TP Huế: Ấn tượng với đổi mới thi cử, kiểm tra đánh giá

 Ông Nguyễn Đăng Thạnh

Với tư cách là cử tri tôi nhận thấy ngành Giáo dục trong thời gian vừa qua hết sức tích cực thực hiện đổi mới theo tinh thần Nghị định số 29-NQ/TW về đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo.

Tôi cho rằng, với chủ trương đổi mới cách đánh giá học sinh, đổi mới ở kỳ thi THPT Quốc gia đã làm giảm bớt gánh nặng cho phụ huynh và học sinh nhưng vẫn đảm bảo mục tiêu và chất lượng giáo dục.

Với tôi ấn tượng nhất là đổi mới cách thi cử, đổi mới cách kiểm tra đánh giá bởi vì có đổi mới mạnh mẽ ở khâu thi cử thì sẽ tác động đến đổi mới cách dạy, cách học và đổi mới chương trình nội dung.

Gần đây nhất là Bộ GD&ĐT đã thực hiện đổi mới đánh giá nhận xét ở bậc tiểu học. Đây là một chủ trương phù hợp với yêu cầu phát triển năng lực cá nhân của người học.

Thạc sỹ, bác sỹ Vũ Thị Kiều Diễm – Trưởng phòng Chỉ đạo tuyến – Bệnh viện Răng, hàm mặt Trung ương (TP Hồ Chí Minh): Chủ trương đổi mới của giáo dục rất hợp tình, hợp lý

 Thạc sỹ, bác sỹ Vũ Thị Kiều Diễm

Là một cử tri tôi nhận thấy, trong thời gian qua, Bộ GD&ĐT đã có một số đổi mới rất tích cực đó là: Không cho bài tập về nhà và hạn chế việc dạy thêm, học thêm. Thay đổi cách đánh giá, nhận xét đối với học sinh tiểu học; tổ chức kỳ thi THPT Quốc gia. 

Đây là những chủ tương đã nhận được sự đồng tình hưởng ứng của rất nhiều phụ huynh và các em học sinh.

Nếu như trước đây, con em chúng tôi học ở trường từ sáng cho đến 17 giờ. Về nhà chưa có thời gian nghỉ ngơi đã phải lao vào làm bài tập. Nhiều hôm áp lực bài tập đến tận 24 giờ mới được đi ngủ. Đến thứ Bảy, Chủ nhật lại phải đi học thêm, bồi dưỡng kiến thức nên không còn thời giản để giải trí. Cảm giác lúc nào các cong cũng thèm ngủ và thèm chơi.

Đi học thêm, nói là tự nguyện đi hay không là do phụ huynh và các em học sinh. Thế nhưng trong xu thế chung, cả lớp đều học thêm, cả trường đều học thêm, nếu còn mình không đi sẽ không theo kịp các bạn, đôi khi còn bị cô giáo đánh giá là thiếu tinh thần học tập.

Chính vì vậy chủ trương của Bộ GD&ĐT hoàn toàn hợp tình, hợp lý trên mọi phương diện. Ai cũng thấy vui vì Bộ đã kiên quyết thực hiện, kiên quyết chấn chỉnh để con em chúng tôi được học tập trong môi trường giáo dục lành mạnh và thân thiện.

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

Nhu cầu tuyển dụng lao động vào dịp cuối năm luôn “nóng” tại các doanh nghiệp. Ảnh minh họa: INT

Doanh nghiệp 'khát' lao động

GD&TĐ - Những tháng cuối năm luôn là thời điểm sôi động nhất của thị trường lao động, bởi hầu hết các doanh nghiệp phải chạy đua với thời gian

Minh họa/INT

Thưởng Tết - động lực để cống hiến

GD&TĐ - Ý nghĩa của thưởng Tết dù ít hay nhiều nhằm ghi nhận công lao, đóng góp của người lao động, đồng thời chính là thành quả mà người lao động tạo ra...

Minh họa/INT

Cảnh báo người mới

GD&TĐ - Trung Quốc vừa quyết định cấm xuất khẩu kim loại và vật liệu có chứa những nguyên tố hoá học nhất định, trong đó có Gallium và Germanium sang Mỹ.