Diễn đàn trao đổi công nghệ tiên tiến cho truyền thông

GD&TĐ - Chiều 20/10, Trường ĐH Mở Hà Nội khai mạc Hội nghị Quốc tế về các công nghệ tiên tiến cho truyền thông (ATC – 2022).

Toàn cảnh hội nghị.
Toàn cảnh hội nghị.

Sự kiện diễn ra từ ngày 20/10 đến 22/10, tại thủ đô Hà Nội, với sự phối hợp của Hiệp hội Vô tuyến & Điện tử Việt Nam (REV) và Hiệp hội Truyền thông IEEE (IEEE ComSoc).

Phát biểu tại khai mạc, PGS.TS Nguyễn Thị Nhung – Hiệu trưởng Trường ĐH Mở Hà Nội – nhấn mạnh, ATC-2022 nhận được sự quan tâm của nhiều nhà khoa học, nhà nghiên cứu trong nước và quốc tế.

Ban tổ chức hội nghị đã nhận được 130 bài tham luận của 408 tác giả đến từ 22 quốc gia. 58,5% tham luận được chấp nhận đăng trong kỷ yếu và trình bày tại hội nghị. “Đây là con số thực sự ấn tượng đối với một hội thảo khoa học mang tính chuyên ngành" - PGS.TS Nguyễn Thị Nhung bày tỏ.

Thứ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông Phan Tâm phát biểu tại Hội nghị.

Thứ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông Phan Tâm phát biểu tại Hội nghị.

Với sự chuẩn bị chuyên nghiệp, khoa học, đạt tiêu chuẩn quốc tế và sự tham gia tích cực của cộng đồng các nhà khoa học liên quan đến chủ đề của hội nghị, PGS.TS Nguyễn Thị Nhung tin tưởng, sự kiện này đã mở ra cho các nhà khoa học, nhà nghiên cứu và sinh viên cơ hội để chia sẻ kiến thức, hướng nghiên cứu mới.

Đồng thời, mở rộng hợp tác nghiên cứu khoa học và chuyển giao công nghệ hướng tới các giá trị phục vụ cộng đồng ở mỗi quốc gia và trên thế giới.

“Điều này hoàn toàn phù hợp với tôn chỉ hoạt động của những người làm khoa học, cũng như triết lý đào tạo của Trường ĐH Mở Hà Nội: Mở Cơ hội - Mở Trái tim - Mở Trí Tuệ - Mở Tầm nhìn và Mở Tương lai” - PGS.TS Nguyễn Thị Nhung nói.

PGS.TS Nguyễn Thị Nhung phát biểu khai mạc hội nghị.

PGS.TS Nguyễn Thị Nhung phát biểu khai mạc hội nghị.

Tại sự kiện, Thứ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông Phan Tâm – ghi nhận và đánh giá cao hoạt động khoa học của Hiệp hội Vô tuyến điện tử Việt Nam, đặc biệt là hội nghị khoa học quốc tế thường niên này.

Sau một thời gian dài diễn ra đại dịch Covid - 19, ATC đã trở lại với hình thức trực tiếp thu hút số lượng lớn các nhà khoa học Việt Nam và quốc tế tham gia. “Việt Nam đang hướng tới Chính phủ số, kinh tế số và xã hội số nên những đóng góp của các nhà khoa học trong lĩnh vực điện tử, truyền thông và công nghệ thông tin là rất đáng quý” – Thứ trưởng Phan Tâm nhấn mạnh.

Các chuyên gia, nhà khoa học tham dự ATC-2022.

Các chuyên gia, nhà khoa học tham dự ATC-2022.

ATC-2022 là một trong những hội thảo khoa học uy tín nhất Việt Nam trong lĩnh vực Điện tử, Truyền thông và Công nghệ thông tin. Năm 2022, Trường ĐH Mở Hà Nội là đơn vị đăng cai tổ chức Hội nghị.

ATC - 2022 bao gồm nhiều chủ đề từ lý thuyết truyền thông đến mạch và hệ thống cho các ứng dụng thông tin và truyền thông. Đây là diễn đàn thân thiện và cởi mở để các nhà khoa học và chuyên gia thảo luận, chia sẻ những ý tưởng mới.

Chuyên gia tham luận tại Hội nghị.

Chuyên gia tham luận tại Hội nghị.

Điểm nổi bật của ATC - 2022 năm nay là tổ chức các phiên thảo luận đặc biệt về những tiến bộ trong truyền thông không dây B5G/6G và hệ thống IoT, công nghệ Blockchain v.v… Điều này sẽ trở thành cơ sở vững chắc để truyền cảm hứng cho sự phát triển và hợp tác trong tương lai.

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

Hệ thống THAAD của Mỹ.

Kích hoạt vụ phóng Oreshnik mới

GD&TĐ - Theo Reuters, lực lượng tên lửa Nga có thể phóng tiếp tên lửa Oreshnik vào Ukraine, sau khi bị Kiev tập kích lãnh thổ bằng ATACMS.

Minh họa/INT.

Truyện ngắn: Hồi ức khó quên

GD&TĐ - Tôi từng nghĩ rằng mình có thể hóa thành một chiếc ô, chỉ dựa vào sức lực và ý chí của bản thân để che chở cho cả gia đình trước những cơn giông bão của cuộc đời.

Minh họa/INT.

Nhạc kịch Việt tự tin 'cất cánh'

GD&TĐ - Nhạc kịch 'Giấc mơ Chí Phèo' của Nhà hát Ca Múa Nhạc Thăng Long đang được khởi động bán vé cho suất công diễn cuối tháng 12.