Chuẩn tiếng Anh ở các chương trình định hướng quốc tế

GD&TĐ - Đối với các chương trình định hướng quốc tế như chất lượng cao, tài năng hay liên kết quốc tế, nếu tuyển sinh đầu vào tương đối dễ thở thì chuẩn tiếng Anh lại là yêu cầu cao so với các chương trình đại trà. Thực tế đã có nhiều thí sinh được rộng cửa tuyển sinh đầu vào nhưng lại không thể tham gia chương trình chính thức, thậm chí buộc bị thôi học do không đủ trình độ tiếng Anh. Vì thế, thí sinh có nhu cầu đăng ký xét tuyển vào các chương trình định hướng quốc tế cần nắm rõ chuẩn tiếng Anh để có sự chuẩn bị tốt, tiết kiệm thời gian lẫn chi phí.

Nhiều trường ĐH yêu cầu SV đạt chuẩn tiếng Anh đầu vào là IELTS từ 5.5 đến 6.0
Nhiều trường ĐH yêu cầu SV đạt chuẩn tiếng Anh đầu vào là IELTS từ 5.5 đến 6.0

Quy định tiếng Anh đủ theo học chương trình chính thức

Tiếng Anh là ngôn ngữ giảng dạy ở đa số chương trình chất lượng cao, tài năng hay liên kết quốc tế nên thí sinh cần thông thạo các kỹ năng nghe nói đọc viết để có thể theo học. Khi tham gia các chương trình này, nếu thí sinh chưa đạt chuẩn tiếng Anh đầu vào (tối thiểu IELTS 6.0 hoặc TOEFL iBT 80 hoặc TOEFL pBT 550) thì sẽ tham gia kỳ kiểm tra trình độ tiếng Anh. Nhiều trường không chấp nhận chứng chỉ TOEIC.

Do mặt bằng tiếng Anh chung của học sinh phổ thông Việt Nam còn hạn chế nên đa số các trường tổ chức học kỳ dự bị để bồi dưỡng cho SV có đủ trình độ căn bản để theo học chính thức.

Thường thì sau học kỳ dự bị, nhà trường có thể du di cho vào học chương trình chính thức, nếu chỉ “non” hơn chuẩn một chút qua kiểm tra trình độ. Chứng chỉ tiếng Anh đạt chuẩn bắt buộc phải nộp cho trường trước khi sang năm học thứ ba hoặc cuối năm học thứ tư, tùy trường, tùy chương trình.

Ví dụ, các chương trình khối ngành kỹ thuật có thể yêu cầu chuẩn đầu vào để theo học chính thức khoảng tương đương 5.5 IELTS.

Như ở Trường ĐH Bách khoa TPHCM, SV chương trình chất lượng cao, tiên tiến, liên kết quốc tế qua học kỳ dự bị nếu có trình độ tiếng Anh qua kỳ thi định dạng IELTS do trường tổ chức từ 5.5 và học phần EAP>=6.0 thì sẽ được vào học chương trình chính thức năm thứ nhất.

SV bắt buộc phải nộp chứng chỉ đạt chuẩn tối thiểu IELTS 6.0 hoặc TOEFL iBT 80 hoặc TOEFL pBT 550 vào cuối năm thứ hai mới được cho phép vào học chính thức chuyên ngành từ năm ba.

Ở Trường ĐH Quốc tế TPHCM, nếu thí sinh xét tuyển vào chương trình liên kết quốc tế có chứng chỉ TOEFL, IELTS đạt chuẩn đầu vào thì không phải thi xếp lớp.

Trường hợp chưa, thí sinh trúng tuyển phải dự thi xếp lớp tiếng Anh đầu khóa theo chương trình TOEFL nếu đạt: TOEFL iBT61: sẽ theo học ngay chương trình chính thức; 35 TOEFL iBT< 60: học tiếng Anh tăng cường và được học dần chương trình Đại học; TOEFL iBT 34: học tiếng Anh tăng cường tại trường. Trường ĐH FPT quy định chứng chỉ tiếng Anh TOEFL iBT từ 80 hoặc IELTS (Học thuật) từ 6.0 hoặc quy đổi tương đương (nếu có) còn hiệu lực tính đến thời điểm nhập học, SV sẽ được vào thẳng học kỳ chuyên ngành ngay từ năm đầu tiên.

Chi phí học dự bị tiếng Anh

Nếu không đạt chuẩn tiếng Anh để vào thẳng học chương trình chính thức, SV sẽ theo học học kỳ dự bị tiếng Anh cho đến lúc đạt tiêu chuẩn vào thẳng học kỳ chuyên ngành. Thời gian và chi phí học dự bị tiếng Anh tùy thuộc vào năng lực và mức độ cố gắng của mỗi SV.

Ở Trường ĐH FPT, chương trình dự bị có 5 mức, mỗi mức kéo dài 8 tuần. Khi đăng ký nhập học vào Đại học FPT, SV sẽ thi xếp lớp tiếng Anh để xem mình cần bắt đầu theo học lớp nào là phù hợp nhất. Tùy theo kết quả xếp lớp mà thời gian học tiếng Anh của SV sẽ kéo dài từ 2 tháng đến một năm.

Cụ thể, số mức học tối đa: 5 mức; thời lượng học mỗi mức: 2 tháng; học phí: 10.350.000 VNĐ/mức. Ở Trường ĐH Bách khoa TPHCM, học phí mỗi học kỳ dự bị tiếng Anh từ 24 đến 37 triệu đồng/kỳ. Nếu thí sinh phải học đến 3 học kỳ dự bị thì kinh phí bỏ ra gần trăm triệu đồng.

Tuy nhiên, không phải cứ SV chưa đạt chuẩn tiếng Anh để theo học chính thức thì cứ được làm SV dự bị mãi. Ở một số trường, nếu SV không vượt qua được học kỳ dự bị lần 3 thì sẽ không được làm SV chính thức nữa. Vì thế, không ít SV, vừa phải học dự bị tiếng Anh trong trường, vừa phải chạy luyện trung tâm ngoại ngữ để không bị mất quyền SV do… tiếng Anh.

Ở Trường ĐH Bách khoa TPHCM, nếu sau học kỳ dự bị (Pre 3), SV không đạt điều kiện học chính thức sẽ bị tạm dừng học tập 1 học kỳ kế tiếp. SV chỉ được thu nhận lại vào học kỳ nếu nộp chứng chỉ tiếng Anh theo quy định. Việc tạm dừng này chỉ có thể tiếp tục thêm 1 học kỳ nữa. Sau 2 học kỳ tạm dừng nếu SV vẫn không đủ điều kiện để thu nhận lại, SV sẽ nhận quyết định buộc thôi học theo quy định.

Cần chuẩn bị tiếng Anh từ giai đoạn phổ thông

Cho đến nay, không phải chỉ có SV rớt chương trình đại trà mới chọn vào các chương trình định hướng quốc tế, dù điểm đầu vào của các chương trình này dễ thở hơn. Thực tế hiện cho thấy có nhiều thí sinh dư điểm vào các chương trình đại trà học phí thấp nhưng vẫn chọn các chương trình định hướng quốc tế có học phí cao bởi tính chất lượng và hội nhập.

Để tiết kiệm thời gian, tiền bạc, nếu dự định sẽ theo học các chương trình chất lượng cao, tiên tiến hoặc liên kết quốc tế, thí sinh cần có sự chuẩn bị tiếng Anh tốt trong giai đoạn phổ thông. Do môn tiếng Anh là một trong những môn thi ngoại ngữ bắt buộc trong tốt nghiệp THPT, lại xuất hiện đến trong ít nhất hai khối xét tuyển sinh truyền thống là A1 và D1 nên thí sinh khá thuận lợi cho việc đầu tư học.

Mặc dù tỷ lệ SV nhanh chóng qua được chuẩn đầu vào tiếng Anh ở các chương trình định hướng quốc tế cũng thường là học sinh chọn luyện khối A1 hoặc D1. Tuy nhiên, điểm tiếng Anh qua kỳ thi THPT quốc gia chủ yếu là đọc viết, trong lúc tiêu chuẩn ngoại ngữ quốc tế thường đòi hỏi cả nghe nói, nên thí sinh cần học thêm kỹ năng nghe nói ở các trung tâm ngoại ngữ để sớm đạt chuẩn yêu cầu tiếng Anh.

Theo Cẩm nang Tư vấn thi & Tuyển sinh 2017

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

Minh họa/INT

Cảnh báo người mới

GD&TĐ - Trung Quốc vừa quyết định cấm xuất khẩu kim loại và vật liệu có chứa những nguyên tố hoá học nhất định, trong đó có Gallium và Germanium sang Mỹ.

Minh họa/INT.

Truyện ngắn: Hồi ức khó quên

GD&TĐ - Tôi từng nghĩ rằng mình có thể hóa thành một chiếc ô, chỉ dựa vào sức lực và ý chí của bản thân để che chở cho cả gia đình trước những cơn giông bão của cuộc đời.

Minh họa/INT.

Nhạc kịch Việt tự tin 'cất cánh'

GD&TĐ - Nhạc kịch 'Giấc mơ Chí Phèo' của Nhà hát Ca Múa Nhạc Thăng Long đang được khởi động bán vé cho suất công diễn cuối tháng 12.