Cần được định hướng sớm cho thế hệ trẻ
Theo TS. Đoàn Huệ Dung –Giám đốc điều hành Trường Quốc tế Bắc Mỹ (SNA): Định hướng nên bắt đầu từ rất sớm, ngay khi cho trẻ tiếp nhận món đồ chơi đầu tiên trong đời. Trong môi trường giáo dục giúp trẻ phát triển toàn diện, giáo viên phải dạy làm sao có thể chạm vào tâm hồn của học sinh, phải tôn trọng thời gian của các em tại trường, để các em lớn lên trong từng giờ học, từng hoạt động, được tiếp cận định hướng nghề nghiệp từ sớm.
Ông Dương Quốc Nam - Tổng Giám đốc Tập đoàn Hoàng Nam, chia sẻ: Chúng ta mong muốn con tự phấn đấu và tự lập trong tương lai, nhưng đến khi con vào cấp hai cấp ba mới quan tâm đến định hướng cho con là quá muộn. Bên cạnh cho con học trường tốt, ông còn là người bạn đồng hành cùng con nhỏ, bằng yêu thương chứ không đơn thuần là bổn phận hay trách nhiệm.
Khi nói đến lực lượng kế thừa, chúng ta có thường coi đó là công đoạn cuối của sự nghiệp của mình. Nên thay đổi và phải xem kế thừa đó là một quá trình, một quy trình đầy đủ cho con ngay từ bé, không để đến khi vào đại học mới định hướng Ông Nguyễn Hoài Nam –Chủ tịch Tập đoàn Nam Hương, nói.
TS. Đoàn Huệ Dung, cho rằng để có thế hệ kế thừa tốt, gia đình và nhà trường cần giúp các em xác định hệ giá trị tương lai, sống trong thế giới toàn cầu, do đó cần có một chiến lược học thuật và định hướng nghề nghiệp hiệu quả và thiết thực cho từng học sinh.
Tại SNA, chúng tôi đã theo sát từng bước chân của học sinh ngay từ khi các em bước chân vào trường. Dựa trên kết quả này, nhà trường sẽ xếp lớp, lên kế hoạch học tập cho từng em để định hướng con đường tốt nhất các em có thể đi, bà Dung - cho biết thêm.
Học sinh trường SNA |
Hướng nghiệp cần có chiều sâu
Ông Nguyễn Hoài Nam, nói: lâu nay DN chúng ta nói với trường đại học những gì chúng ta cần, nhưng là nói rất nhỏ, rất manh mún.
Thực tế là giữa đào tạo và việc làm của chúng ta không có sự đồng bộ, mặt khác sự chia sẻ của doanh nghiệp với trường trong chương trình đào tạo, thực hành, thực tập chưa sâu - PGS.TS Thái Bá Cần –Hiệu trưởng Trường ĐH Quốc tế Hồng Bàng, cho hay.
Một số khảo sát cho thấy sinh viên Việt Nam học đến năm 3 năm 4 đại học rồi nhưng rất lờ mờ về kế hoạch tương lai của mình. Rất nhiều sinh viên đại học luôn có cảm giác hình như mình đang học sai ngành.
Nhiều bạn ra trường khi đến phỏng vấn xin việc đã vô tư trả lời nhà tuyển dụng rằng, không biết sẽ làm được gì và mong doanh nghiệp tuyển dụng sẽ dạy việc cho mình, bà Nguyễn Thu Hương –Tổng GĐ tập đoàn Nam Hương –thông tin.
Trong bối cảnh nền kinh tế đất nước đã hội nhập, điều đó sẽ khiến thế hệ trẻ ngày nay có thể mất việc hoặc không tìm được việc ngay tại quê nhà.
PGS.TS Thái Bá Cần, cho biết: Trường ĐH Quốc tế Hồng Bàng đã quyết tâm vượt qua các giới hạn rào cản, xây dựng mới toàn bộ chương trình đào tạo, cơ sở vật chất, tiến tới chuẩn quốc tế. Người học sẽ được định hướng nghề nghiệp sâu sắc, chú trọng phát triển năng lực ngoại ngữ, tiếng Anh. Người học sẽ tự tin bước ra thị trường lao động rộng lớn.
Hướng nghiệp phải làm sao cho các em có tầm nhìn công dân toàn cầu, và một tiêu chí quan trọng trong thời đại ngày nay là khả năng tự học hỏi. Do đó, thế hệ trẻ không chỉ sử dụng ngoại ngữ mà còn phải có hiểu biết khác về ngôn ngữ, để làm chủ công nghệ và tự học - TS. Đoàn Huệ Dung –Giám đốc điều hành SNA, nhấn mạnh.