Nhắc đến Nghĩa, hầu hết các bạn trong lớp nhận xét cậu là một chàng trai hiền lành, có vẻ ít nói sau cặp kính cận và dáng người nhỏ nhắn.
Thế nhưng, tâm hồn hiền lành ấy không bao giờ phẳng lặng khi nhắc đến chuyện kinh doanh, Nghĩa luôn sục sôi, háo hức và trở thành một người hoàn toàn khác khi nói về chuyện làm kinh tế. Điều đó được thể hiện qua con đường khởi nghiệp không ít sóng gió nhưng đầy thú vị của cậu sinh viên trẻ tuổi, chí lớn.
Khởi đầu đầy chông gai
Cũng như bao chàng trai, cô gái tỉnh lẻ khác, Nghĩa ra Hà Nội học đại học với sự bỡ ngỡ và choáng ngợp về một thế giới đô thị phồn hoa. Nhưng rất nhanh sau đó, Nghĩa đã hòa mình với nhịp sống sôi động của Hà Nội bằng cách tự kiếm sống nuôi mình. Hơn thế nữa, Nghĩa còn gửi tiền về giúp đỡ bố mẹ ở quê.
Với Nghĩa, làm việc là cơ hội để anh học hỏi vậy nên từ những năm đầu tiên chân ướt chân ráo làm quen đất Hà thành, Nghĩa đã tìm kiếm không ít cơ hội cho bản thân từ những công ty lớn nhỏ. Động lực xuất phát từ niềm đam mê học hỏi nên cậu không chỉ gây dựng được kho kinh nghiệm quý giá cho bản thân mà còn đạt được những thành tựu đáng nể với một cậu sinh viên ngoại thành.
Cụ thể anh chàng này kiếm được 2 triệu đồng trong 1 giờ đồng hồ khi còn là sinh viên năm nhất, làm trưởng nhóm quản lí cộng tác viên kiêm giảng viên đào tạo lí thuyết lái xe, làm quản lí điều hành nhà hàng hay trưởng nhóm kinh doanh – tư vấn viên,…
"Lúc đầu mình làm cộng tác viên thu hồ sơ thi bằng lái mô tô, xe máy. Suốt ngày đứng ở cổng các trường đại học, cao đẳng để phát tờ rơi quảng cáo về việc thi bằng lái.
Sau đó, từ công việc cộng tác, mình được công ty tín nhiệm giao cho làm Quản lý cộng tác viên kiêm giảng viên đào tạo lí thuyết lái xe. Vậy là chẳng mấy chốc, dưới mình đã có vài trăm “chiếc chân rết” chuyên thu bằng lái, mình chỉ việc tập hợp hồ sơ vào cuối tuần và ngồi nghe, trả lời điện thoại...", Nghĩa chia sẻ.
Đặc biệt, Nghĩa còn được mời tham dự hội nghị giành cho các doanh nhân trẻ quốc gia. Tại đây, Nghĩa đã học hỏi được rất nhiều kinh nghiệm kinh doanh và ngọn lửa đam mê lĩnh vực kinh doanh được thổi bùng lên từ đó.
Hướng đi mới đầy mạo hiểm của chàng sinh viên giàu nghị lực
Trong lúc Nghĩa còn đang phân vân trong những dự định thì gặp được hai cô bạn học chuyên ngữ và biết đến phương pháp học Tiếng Anh là Effortless và Crazy English.
Với vốn tiếng Anh không nhiều, Nghĩa quyết định học theo phương pháp mới này dưới sự giúp đỡ của hai người bạn và kết quả là Nghĩa đã tiến bộ rất nhiều. Ý tưởng chợt nảy ra, cậu lên kế hoạch mở một Trung tâm Anh ngữ với sự giúp đỡ của nhóm bạn để có thể giúp cho những người lười học tiếng Anh có thể tiến bộ hơn giống mình. Cậu quyết tâm theo đuổi ngã rẽ này. Vậy là cái tên Tiếng Anh cho người lười ra đời từ đó.
Nghĩa tâm sự thêm tên trung tâm không chỉ thể hiện việc mình muốn giúp hàng triệu người Việt Nam chữa lười, nhất là với Tiếng Anh mà còn thể hiện đặc sản của Wow English – phương pháp học Lazy English.
Đó là phương pháp giúp các bạn có thể học một cách “nhàn” nhất, ít tốn sức nhất mà vẫn tiếp thu được trọn vẹn kiến thức khi các bạn không cần bàn, sách vở hay những bận tâm của bài tập về nhà.
Thậm chí không chỉ về tiếng Anh, mà trung tâm còn giúp các bạn trẻ thay đổi tư duy, tạo ra động lực để từ đó thay đổi cuộc sống một cách tốt đẹp hơn, có thể vươn ra toàn Thế Giới mà không bị rào cản bởi ngôn ngữ bởi wOw còn có nghĩa là Work all Over the World.
Ước mơ lan tỏa.
Để “đánh dấu đỏ khởi điểm” cho trung tâm, Nghĩa chấp nhận mở các khóa học với giá lỗ vốn. Cậu thực sự muốn học viên đến để cảm nhận được giá trị thật mà họ nhận được từ Trung tâm, để các bạn có thể “nhận được nhiều hơn với cái giá bỏ ra” chứ không phải “của rẻ là của ôi” như mọi người vẫn quan niệm về hàng hóa.
Nhờ cố gắng làm việc không ngừng nghỉ, hiện tại Trung tâm chữa lười của Nghĩa đã thu hút được sự quan tâm không nhỏ và sự đánh giá cao của những học viên khi tìm đến.
Và điều đương nhiên, từ những khóa học lỗ vốn, hiện tại Trung tâm đã dần ổn định cả về chất lượng lẫn số lượng. Anh chàng sinh viên đã thành công với doanh thu toàn trung tâm là 300 triệu/ tháng. Còn riêng cá nhân Nghĩa là 30 triệu/tháng.
Bạn Trần Phương Linh – học viên nhỏ tuổi nhất của trung tâm (hiện đang là học sinh trường THCS Yên Hòa) chia sẻ: “Cháu rất thích trung cách học mới của trung tâm này. Mẹ cháu đưa cháu đi học ở nhiều trung tâm khác nhưng hiệu quả không cao bằng ở đây.
Tuy cháu nhỏ tuổi nhất ở đây nhưng khi được các cô, chú chỉ dạy cháu cũng có thể làm được giống như các anh, chị học viên khác. Sau khóa học này, cháu sẽ giới thiệu với bạn bè để họ cũng sẽ tới đây học cùng cháu.”
Ước mơ của chính bản thân Nghĩa đã thắp sáng ước mơ cho nhiều người khác. Ước mơ của Nghĩa là trở thành một nhà quản lý giỏi, doanh nghiệp giởi, nhưng cũng chính ước mơ ấy đã gieo vào bao trái tim khác những đam mê cháy bỏng.
Tâm sự về ước mơ và dự định trong tương lai , Nghĩa hào hứng nói: “Ngoài việc muốn cái tên wOw English phủ khắp trên phạm vi toàn quốc, Nghĩa muốn xây dựng riêng những cơ sở wOw dạy học và dành riêng cho những bạn có hoàn cảnh khó khăn.
Đó có thể là trường nội trú wOw English, làng tình thương wOw, hay một cái tên ý nghĩa nào đó Nghĩa dành cho việc làm từ thiện này. Xa hơn, Nghĩa thật sự muốn đẩy mạnh để wOw trở thành một thương hiệu không chỉ về đào tạo ngoại ngữ mà còn lấn sân sang các lĩnh vực khác như kinh doanh hàng tiêu dùng, thực phẩm, đầu tư…”