Nghệ nhân Vũ Văn Giỏi - nghệ nhân ưu tú duy nhất dành hơn 20 năm nghiên cứu và phục chế áo hoàng bào, đã có buổi chia sẻ với những người đam mê nghệ thuật thêu cung đình. (Ảnh: Doãn Đức/Vietnam+)
Với anh Giỏi, mỗi chiếc áo là một câu chuyện, vì thế khi thêu là chúng ta kể lại những câu chuyện đó cho muôn đời sau. (Ảnh: Doãn Đức/Vietnam+)
Các bạn trẻ cùng nhau chia sẻ các kĩ thuật thêu. (Ảnh: Doãn Đức/Vietnam+)
Trên khắp thế giới, nghệ thuật thêu hoàng gia luôn được coi là kỹ thuật thêu cao cấp nhất, yêu cầu không chỉ những tấm vải vóc, lụa là quý giá hàng đầu, mà còn cả những bàn tay nghệ nhân với kỹ thuật và óc sáng tạo phong phú để thổi hồn vào trong sản phẩm. (Ảnh: Doãn Đức/Vietnam+)
Chỉ thêu cũng phải là tơ lụa, được se theo những quy chuẩn nhất định, tùy vào từng bộ trang phục và từng họa tiết trên trang phục đó. Riêng chỉ đã có hàng trăm loại chỉ màu. Giờ chỉ đều là chỉ công nghiệp, tẩm hóa chất nên màu rất chóe, không dùng được. (Ảnh: Doãn Đức/Vietnam+)
‘Phái mạnh’ cũng chăm chú thực hành kĩ thuật thêu cung đình. (Ảnh: Doãn Đức/Vietnam+)
Để thêu các trang phục truyền thống này đòi hỏi tỉ mỉ, khắt khe, chính xác tới từng chi tiết như chọn tơ, se chỉ, nhuộm màu, đường thêu. (Ảnh: Doãn Đức/Vietnam+)
Các học viên chăm chú theo dõi một số kĩ thuật thêu khó. (Ảnh: Doãn Đức/Vietnam+)
Cách thêu đường canh nào, theo đúng đường canh đó. Dù có hàng ngàn mũi chỉ trong một đường canh thì các mũi này phải đều nhau cả về độ dài lẫn khoảng cách. (Ảnh: Doãn Đức/Vietnam+)
Anh Giỏi cũng cho biết: ‘Khi thêu thùa may vá, các bạn sẽ học được thêm sự nhẫn nại, kiên trì, làm cho tính cách chúng ta hòa nhã hơn, thoái mái hơn’. (Ảnh: Doãn Đức/Vietnam+)
(Ảnh: Doãn Đức/Vietnam+)
Nghệ thuật thêu cung đình này cũng thu hút các bạn trẻ người nước ngoài tới tìm hiểu. (Ảnh: Doãn Đức/Vietnam+)
Ngắm nghía lại tác phẩm của mình sau khi hoàn thành. (Ảnh: Doãn Đức/Vietnam+)