Bộ đề thi tham khảo: Cấu trúc đề Văn hay, đề Tiếng Anh phân hóa cao

GD&TĐ - Ngay sau khi Bộ GD&ĐT công bố đề thi tham khảo Kỳ thi THPT quốc gia năm 2017, các thầy cô giáo và học sinh đã bắt tay vào làm thử. Nhiều ý kiến cho rằng cấu trúc đề được phân hóa tốt, đảm bảo trải đều từ dễ đến khó và rất khó. 

Bộ đề thi tham khảo: Cấu trúc đề Văn hay, đề Tiếng Anh phân hóa cao

Đề thi với mức độ căn bản nếu chỉ nhằm mục đích xét tốt nghiệp thì chỉ cần kiến thức trung bình thí sinh cũng dễ dàng đạt điểm, còn với mục đích xét tuyển vào các trường ĐH, CĐ thì tùy theo năng lực học tập của mỗi người, khả năng làm bài sẽ tương ứng với lực học của thí sinh. Như vậy các trường ĐH, CĐ hoàn toàn có thể tin tưởng dựa vào điểm thi làm căn cứ xét tuyển sinh cho mình. Dưới đây là ý kiến của các thầy cô giáo Trường THPT chuyên Lê Hồng Phong – Nam Định.

Đề Ngữ văn rất hay

Đề thi tham khảo vừa công bố đã có những thay đổi tăng khả năng đánh giá năng lực học tập của thí sinh nhiều hơn. Như trong phần câu hỏi Đọc hiểu, đề ra rất hay, nói là khó hay dễ thì đều chưa đúng, thực tế là đọc để thấy được đủ những yêu cầu đánh giá năng lực hiểu biết, thẩm thấu khả năng học văn của thí sinh.

Thực sự nếu thí sinh có cảm nhận văn chương tốt, cùng với hiểu biết xã hội căn bản thì việc lấy 3 điểm cho phần Đọc hiểu này không quá khó. Nhiều giáo viên và học sinh cho rằng, đề rất thú vị khi giữa các câu hỏi, các ý hỏi có sự liên quan với nhau, và chính điều này sẽ tạo cảm hứng để học sinh có năng lực thẩm thấu tốt sẽ trả lời chính xác và đạt điểm ở câu hỏi này.

Với học sinh ở mức trung bình, nếu cho rằng đề thi sẽ dễ gây nhầm lẫn, dẫn đến trả lời lệch hướng, chung chung, lặp ý như ở câu 2 và câu 3, câu 4. Thực tế không hẳn vậy. Điều đầu tiên để thí sinh làm bài thi được tốt là cần phải đọc kỹ đề. Khi thí sinh đọc kỹ câu hỏi và đã hiểu văn bản thì sẽ nhận biết được sự khác nhau của mỗi câu hỏi và trả lời chính xác theo cảm nhận riêng của mình.

Việc nâng dần mức khó ở phần Đọc hiểu cũng cho thấy, độ phân hóa cần thiết của đề thi, nếu thí sinh thực sự có năng lực học tập tốt môn Văn thì sẽ đạt được điểm tối đa (3 điểm) cho nội dung này, còn nếu không khả năng đến đâu sẽ đạt điểm ở mức đó.

Ở phần thứ 2 nội dung thi nghị luận văn học, cách ra đề thi đã tiếp tục đổi mới gắn với thực tế hơn, với 1 câu nghị luận xã hội (2 điểm), sẽ đánh giá năng lực hiểu biết xã hội và khả năng biểu cảm văn chương của thí sinh.

Như vậy thí sinh sẽ đạt được điểm tối đa hay không phụ thuộc vào năng lực làm bài của mình. Điểm cao nhất (5 điểm) là ở phần bình luận văn học, vẫn gắn với một tác phẩm văn học cụ thể, để làm tốt nội dung thi này, yêu cầu thí sinh không chỉ có năng lực cảm nhận văn chương mà còn phải có những hiểu biết xã hội nhất định, cụ thể ở đây là những khái niệm “nông nổi, liều lĩnh – khao khát, tốt bụng” để có thể làm tốt được bài.

Đề Tiếng Anh phân hóa tốt

Được nhận xét là đề thi dài, nhiều từ vựng mới, phần đọc – hiểu lạ mới và rất hay, đề thi như vậy đã đảm bảo phân hóa tốt, không chỉ là việc đánh giá năng lực học tập của thí sinh ở ngưỡng xét tốt nghiệp THPT mà còn giúp các trường ĐH, CĐ hoàn toàn yên tâm khi lấy kết quả xét tuyển sinh. Đặc biệt, đề thi rất hay khi vấn đề thời sự cũng được đưa vào, với chủ đề mới là về động vật có nguy cơ tuyệt chủng đây là nét mới rất thú vị vì không chỉ là kiểm tra kiến thức mà còn mang tính giáo dục nhận thức đối với học sinh phổ thông, khi mà vấn đề môi trường, bảo vệ động vật hoang dã đang ngày một cấp bách.

Đánh giá chung của các thầy cô giáo là đề tham khảo lần 3 không khác nhiều so với 2 đề tham khảo đã công bố trước đó về nội dung kiến thức cũng như độ khó. Tuy nhiên có điều chỉnh chút ít từ ý kiến góp ý của các giáo viên, đề tham khảo lần này có phần dễ hơn, tuy nhiên mức độ như thế này vẫn đảm bảo đánh giá chính xác năng lực người học.

Như về phần Ngữ âm, các câu hỏi đã phù hợp với học sinh hơn, các từ đều thường xuyên xuất hiện trong quá trình học tập và ôn luyện; Phần Từ vựng có từ mức độ dễ đến khó, nhưng cũng vừa phải; Phần Ngữ pháp, vẫn là các chủ đề quen thuộc, câu hỏi đều cho ở mức độ rất cơ bản, chỉ cần học sinh nắm chắc kiến thức là làm được.

Đối với phần đánh giá chức năng giao tiếp, đây là phần khá khó vì đều sử dụng các câu giao tiếp đặc thù không dịch theo nghĩa đen mà học sinh phải đã từng gặp qua và nhớ mới có thể làm được. Các phần Tìm lỗi sai, Đọc hiểu… nội dung đều không quá khó, các câu hỏi và phạm vi từ vựng đều không quá xa lạ đối với thí sinh, với các nội dung này các bạn đều có thể làm được bài.

Nhận định chung cho rằng, chỉ cần nắm chắc kiến thức những kiến thức cơ bản như cấu trúc ngữ pháp, từ vựng và luyện tập thật thành thạo các kiến thức đó thì việc đạt điểm trung bình không quá khó khăn với thí sinh. Tuy nhiên, đề thi lại cũng đạt độ phân hóa cao, nếu để đạt được điểm tối đa, thí sinh phải có một năng lực học tập môn Tiếng Anh ở mức khá giỏi.

Theo nhận xét của các giáo viên, cấu trúc đề đã đánh giá đủ năng lực học tập môn học này của thí sinh, từ dễ đến khó và rất khó. Lời khuyên được đưa ra là các thí sinh nên đọc thật kỹ đề thi, tránh hiểu nhầm ý hỏi của đề; Bên cạnh việc phải nắm chắc được kiến thức cơ bản, thí sinh cần suy nghĩ kỹ, gắn với thực tế cuộc sống và nội dung đề thi, hệ thống lại đưa ra luận điểm phân tích, bình luận để có được bài làm với những câu chữ chặt chẽ, hợp lý, chắc chắn sẽ đạt điểm tối đa.

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

Minh họa/INT.

Truyện ngắn: Hồi ức khó quên

GD&TĐ - Tôi từng nghĩ rằng mình có thể hóa thành một chiếc ô, chỉ dựa vào sức lực và ý chí của bản thân để che chở cho cả gia đình trước những cơn giông bão của cuộc đời.

Minh họa/INT.

Nhạc kịch Việt tự tin 'cất cánh'

GD&TĐ - Nhạc kịch 'Giấc mơ Chí Phèo' của Nhà hát Ca Múa Nhạc Thăng Long đang được khởi động bán vé cho suất công diễn cuối tháng 12.