10X Việt sáng chế robot tránh vật cản

Chỉ với sáng chế đầu tay là đèn led quảng cáo năm lớp 6, Thủy đã nhận giải thưởng quốc tế lớn. Nam sinh 10X này đang được đề cử gương mặt trẻ tiêu biểu Việt Nam năm 2013.

Từ nhỏ Nguyễn Trọng Thủy đã đam mê với kỹ thuật, công nghệ.
Từ nhỏ Nguyễn Trọng Thủy đã đam mê với kỹ thuật, công nghệ.

Nguyễn Trọng Thủy (sinh năm 2000, lớp 8A, THCS Bình An, huyện Lộc Hà, Hà Tĩnh) được đề cử là một trong 20 ứng viên công dân trẻ tiêu biểu Việt Nam 2013 (sau đó chọn ra 10 người).

 Thành tích... phá đồ điện tử

Tuy còn nhỏ nhưng Thủy đã thành công với nhiều mô hình sáng tạo. Lớp 6, cậu bé sáng tạo mô hình “FANLED - Bảng quảng cáo nhiều mục đích” đạt giải ba cấp tỉnh, giải nhì toàn quốc đạt huy chương vàng quốc tế tại Malaysia năm 2013.

Một mô hình khác của Thủy là robot tránh vật cản cũng đạt giải nhì cấp tỉnh, giải nhất toàn quốc năm 2012 – 2013. Để có những thành tích đó, cậu đã khám phá nhiều món đồ điện tử của gia đình.

Ngay từ nhỏ, Thủy đã yêu thích kỹ thuật, say mê với những mô hình đồ chơi lắp ráp. Để cậu con trai út không khóc, ngoan ngoãn ở nhà, những lần đi chợ chị Nguyễn Thị Tâm (37 tuổi, nội trợ) – mẹ Thủy lại mua mô hình láp ráp cho con chơi.

Khoảng lớp 3, Thủy bắt đầu mày mò những món đồ điện tử của gia đình. Từ điều khiển ti vi, quạt, nồi cơm điện đến máy bơm đều được cậu bé mở ra xem cấu tạo bên trong. “Cháu thấy đồ gì cũng tò mò tháo ra và... làm hư.

Cháu phá nhiều thứ lắm. Nhiều khi tôi muốn mắng nhưng lại thôi vì thấy cháu thích thú nên xem như là tạo công cụ học tập” - Chị Tâm cho biết.

 “Mỗi lần làm hư đồ là em lại theo ba ra tiệm sửa điện tử xem và thấy rất hứng thú. Hơn nữa, do sớm tiếp xúc với Internet nên em có điều kiện tìm hiểu thêm về công nghệ, kỹ thuật nên càng đam mê” - Trọng Thủy chia sẻ.

 Học mẫu giáo, Hảo đã nghịch ngợm máy tính của ba. Lớp 3 Hảo có phát minh đầu tiên. 12 tuổi, cậu bé đã đến lớp học cùng với sinh viên.

 Phát minh để giải trí lúc rảnh

 Lên lớp 6, Thủy có phát minh đầu tay. Đó là mô hình đèn led dùng trong bảng quảng cáo. Những lần đi vào thành phố chơi, thấy bảng thường sử dụng rất nhiều đèn led nhưng chỉ thể hiện được một số ít quảng cáo. 

Từ đó, Thủy có ý tưởng phát minh ra mô hình này. Sáng chế của Thủy sử dụng rất ít led, và có thể được thay đổi nội dung quảng cáo dễ dàng qua việc lập trình bằng chíp.

Thủy kể: “Em mất gần 3 tháng để hoàn thành sáng chế này. Có những linh kiện em phải đi hơn 30 km lên TP Hà Tĩnh mới có hoặc gửi họ hàng ở Hà Nội mua. Khi làm xong em đưa cho anh trai và thầy hiệu phó xem. Cả hai rất thích thú với phát minh đầu tay của em”.

Sáng chế về đèn led đã mang cho cậu học trò 10X nhiều giải thưởng ý nghĩa. Lớn nhất là chiếc huy chương vàng cuộc thi Sáng tạo dành cho thanh thiếu niên quốc tế diễn ra tại Malaysia vào tháng 5/2013.

Chưa hài lòng với sản phẩm đầu tay, cậu lại tiếp tục nghiên cứu cho ra một món đồ có thể thay thể con người làm những công việc nguy hiểm nặng nhọc. Thủy lên ý tưởng cho mô hình robot tránh vật cản.

 Ưu điểm của sáng chế này là sử dụng công nghệ cảm biến sóng siêu âm. Trên đường đi nếu gặp vật cản thì robot sẽ tự động chuyển hướng.

Mô hình robot tránh vật cản giúp Thủy có giải nhì cuộc thi sáng tạo dành cho lứa tuổi thanh thiếu niên Hà Tĩnh và giải nhất toàn quốc năm 2013.

Hiện tại, Thủy tiếp tục nghiên cứu thêm một vài sản phẩm như bánh xe tự động có thể đo khoảng cách của của các cột điện và độ võng của dây điện, sáng chế thêm robot… 

“Em làm không vì mục đích đi thi, chỉ đơn giản thấy vui thì mày mò những lúc rảnh cho đỡ buồn, như một cách giải trí sau giờ học”, Thủy nói.

 Thợ sửa điện tử của bạn bè, thầy cô

 Với khả năng của mình, Thủy cho biết mọi thiết bị điện trong nhà hầu như đều tự tay mình sửa chữa. Không chỉ ở gia đình mà cả thầy cô, bạn bè trong lớp cũng tin tưởng vào tay nghề của cậu.

Các bạn có khi mang thiết bị điện tử bị hỏng lên lớp nhờ Thủy Béo (biệt danh của Thủy) chỉ cách sửa hoặc mời cậu về tận nhà. Các thầy cô ở nội trú mỗi khi có nồi cơm điện, quạt hỏng cũng đều í ới đến cậu học trò của mình.

Với khả năng của mình, Thủy trở thành thợ sửa điện tử lành nghề cho bạn bè trong lớp.

“Em rất vui khi giúp đỡ được mọi người. Có mấy người buôn bán trong xã khi biết em có mô hình đèn led cũng nhờ em thiết kế giùm. Em chỉ lấy tiền linh kiện, không có tính công làm” - Thủy nói.

 Ước mơ sau này của cậu  là trở thành một lập trình viên. Trong học tập, Thủy nhiều năm liền là học sinh giỏi, được giải thưởng Olympic tiếng Anh cấp huyện. Môn Thủy giỏi nhất là Hóa học.

Mẹ em cho biết: “Tôi và con trai cũng chỉ mới biết chuyện cháu được đề cử vào top 20 gương mặt trẻ Việt Nam tiêu biểu 2013 khi bố cháu đang đi công tác ở Hải Dương báo về.

Hai mẹ con bất ngờ và vui lắm. Gia đình luôn tạo điều kiện để cháu phát huy khả năng nhưng quan trọng nhất vẫn là học đều. Có lúc thấy cháu nghịch đồ điện tử ham quá thì khẽ nhắc cháu phân bổ học tập sao cho hợp lý”.

Theo Zing

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

Hệ thống THAAD của Mỹ.

Kích hoạt vụ phóng Oreshnik mới

GD&TĐ - Theo Reuters, lực lượng tên lửa Nga có thể phóng tiếp tên lửa Oreshnik vào Ukraine, sau khi bị Kiev tập kích lãnh thổ bằng ATACMS.

Minh họa/INT.

Truyện ngắn: Hồi ức khó quên

GD&TĐ - Tôi từng nghĩ rằng mình có thể hóa thành một chiếc ô, chỉ dựa vào sức lực và ý chí của bản thân để che chở cho cả gia đình trước những cơn giông bão của cuộc đời.

Minh họa/INT.

Nhạc kịch Việt tự tin 'cất cánh'

GD&TĐ - Nhạc kịch 'Giấc mơ Chí Phèo' của Nhà hát Ca Múa Nhạc Thăng Long đang được khởi động bán vé cho suất công diễn cuối tháng 12.