WHO: Vắc xin làm giảm 40% sự lây nhiễm Covid-19, ca mắc phá kỷ lục nhiều nơi ở châu Âu

GD&TĐ - Hôm qua (24/11), WHO cho biết vắc xin Covid-19 làm giảm sự lây lan của biến thể Delta khoảng 40% và cảnh báo rằng mọi người đang rơi vào cảm giác an toàn sai lầm với vắc xin.

Tổng giám đốc WHO Tedros Adhanom Ghebreyesus.
Tổng giám đốc WHO Tedros Adhanom Ghebreyesus.

Tổng giám đốc WHO Tedros Adhanom Ghebreyesus cho biết, nhiều người được tiêm chủng đã nghĩ sai rằng họ không cần thực hiện bất kỳ biện pháp phòng ngừa nào khác nữa. Ông Tedros nhấn mạnh, những người đã tiêm chủng đầy đủ phải tuân theo các biện pháp để tránh bị nhiễm và lây truyền virus.

“Vắc xin có thể cứu mạng người nhưng chúng không hoàn toàn ngăn chặn được sự lây lan” – ông khẳng định: “Dữ liệu cho thấy trước khi biến thể Delta xuất hiện, vắc xin giảm khả năng lây nhiễm khoảng 60%. Với Delta, con số này đã giảm xuống còn khoảng 40%”.

Theo ông Tedros, người đã tiêm vắc xin có nguy cơ mắc bệnh nặng và tử vong thấp hơn nhiều nhưng vẫn có nguy cơ mắc Covid-19 và lây cho người khác. Vậy ngay cả khi đã tiêm chủng, mọi người vẫn phải tiếp tục thực hiện các biện pháp phòng ngừa để bản thân không bị nhiễm và lây cho người khác. Điều đó có nghĩa là phải đeo khẩu trang, duy trì giãn cách, tránh đám đông và gặp gỡ người khác bên ngoài hoặc chỉ trong không gian trong nhà nhưng thông thoáng.

Số ca mắc Covid-19 mới đã phá kỷ lục ở các khu vực thuộc châu Âu hôm qua và lục địa này một lần nữa là tâm chấn của đại dịch. Các biện pháp hạn chế mới về di chuyển đã được đưa ra và các chuyên gia y tế thúc giục tiêm tăng cường vắc xin.

Slovakia, Cộng hòa Séc, Hà Lan và Hungary đều báo cáo số ca mắc mới tăng mạnh khi mùa đông đến với châu Âu và mọi người tập trung trong nhà trước Giáng sinh, tạo điều kiện cho virus lây lan.

Trong tuần trước, số ca mắc mới tại Mỹ tăng 23%, chủ yếu ở Bắc Mỹ. Đây là dấu hiệu cho thấy khu vực này cũng có thể đối mặt với sự bùng phát trở lại của Covid-19.

Trung tâm Phòng ngừa và Kiểm soát Dịch bệnh châu Âu (ECDC) khuyến nghị tiêm vắc xin tăng cường cho tất cả người lớn, ưu tiên cho người trên 40 tuổi. Đây là sự thay đổi lớn so với hướng dẫn trước đó khi họ đề xuất rằng việc tiêm tăng cường nên được cân nhắc cho người lớn tuổi, người ốm yếu và có hệ miễn dịch suy yếu.

Hôm qua, ECDC cho biết những bằng chứng hiện có từ Israel và Anh cho thấy việc tiêm tăng cường có thể nâng cao sự bảo vệ chống lại lây nhiễm và bệnh nặng ở tất cả các nhóm tuổi trong thời gian ngắn.

Nhiều quốc gia EU đã bắt đầu tiêm vắc xin tăng cường nhưng đang sử dụng các tiêu chí khác nhau để xếp thứ tự ưu tiên và khoảng thời gian khác nhau giữa các mũi tiêm đầu tiên và liều tăng cường.

Người đứng đầu ECDC Andrea Ammon cho biết việc tiêm tăng cường sẽ tăng khả năng bảo vệ chống lại lây nhiễm do miễn dịch suy giảm và có thể giảm sự lây nhiễm, hạn chế ca nhập viện và tử vong tăng lên. Bà khuyến cáo các nước có tỷ lệ tiêm chủng thấp nên đẩy nhanh việc tăng cường tiêm vắc xin. Số ca tử vong và nhập viện ở châu Âu sẽ tăng nên nếu các biện pháp khuyến nghị không được áp dụng.

Theo CNA

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

Thực phẩm đóng vai trò quan trọng đối với sự phát triển não bộ ở trẻ. Ảnh minh họa: INT

Thực phẩm ảnh hưởng tới trí nhớ

GD&TĐ - Chế độ ăn thực phẩm nhiều dầu mỡ và chiên rán, nhiều đường làm giảm khả năng học tập và trí nhớ, cũng như tăng nguy cơ viêm nhiễm.