WHO vạch kế hoạch nhằm "lật ngược tình thế" đối với đại dịch

GD&TĐ - Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) đã công bố một thỏa thuận đầu tiên nhằm thúc đẩy sản xuất công nghệ phát hiện kháng thể Covid-19.

WHO hy vọng công nghệ phát hiện kháng thể Covid-19 sẽ giúp thay đổi đại dịch.
WHO hy vọng công nghệ phát hiện kháng thể Covid-19 sẽ giúp thay đổi đại dịch.

Thỏa thuận trên được xem là một nỗ lực giúp các nước nghèo hơn chống lại đại dịch và giải quyết “sự bất bình đẳng nguy hiểm”.

Công bố thỏa thuận trên hôm qua (23/11), WHO cho biết, công nghệ huyết thanh học phát hiện kháng thể Covid-19 sẽ được cung cấp miễn phí bản quyền cho các quốc gia nghèo và thu nhập trung bình.

Giám đốc WHO Tedros Adhanom Ghebreyesus cho biết động thái này là cần thiết để “lật ngược tình thế đối với đại dịch và về sự bất bình đẳng toàn cầu nguy hiểm mà đại dịch đã nêu lên”.

Trong một thông cáo báo chí, WHO cho biết mục đích của giấy phép là tạo điều kiện thuận lợi cho việc sản xuất và thương mại hóa nhanh chóng xét nghiệm huyết thanh học Covid-19 của CSIC trên toàn thế giới. Theo WHO, việc cung cấp này vẫn có hiệu lực đối với các quốc gia có thu nhập thấp và trung bình cho tới khi bằng sáng chế cuối cùng hết hạn.

Thỏa thuận toàn cầu trên được thống nhất với Hội đồng Nghiên cứu Quốc gia Tây Ban Nha (CSIC). Nó sẽ cung cấp thử nghiệm trên như một hàng hóa công cộng trên toàn thế giới theo giấy phép thử nghiệm do Tổ chức Sáng chế Thuốc của WHO (MPP) ký.

WHO cho biết công nghệ này có thể được các quốc gia sử dụng để phát hiện sự lây lan của virus ngay cả ở vùng nông thôn với cơ sở hạ tầng phòng thí nghiệm cơ bản.

Theo WHO, đại dịch Covid-19 đã khiến cho hơn 256 triệu ca mắc được xác nhận và hơn 5,1 triệu ca tử vong toàn cầu. Hiện hơn 7,4 tỷ liều vắc xin Covid-19 đã được sử dụng cho đến nay.

Theo RT

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

Thực phẩm đóng vai trò quan trọng đối với sự phát triển não bộ ở trẻ. Ảnh minh họa: INT

Thực phẩm ảnh hưởng tới trí nhớ

GD&TĐ - Chế độ ăn thực phẩm nhiều dầu mỡ và chiên rán, nhiều đường làm giảm khả năng học tập và trí nhớ, cũng như tăng nguy cơ viêm nhiễm.