Việc giao quyền tự chủ TS sẽ diễn ra trong trật tự, nghiêm túc

Việc giao quyền tự chủ TS sẽ diễn ra trong trật tự, nghiêm túc
 

(GD&TĐ) - Ủng hộ cách làm và lộ trình giao quyền tự chủ tuyển sinh cho các trường của Bộ GD&ĐT, PGS.TS Nguyễn Văn Đệ - Hiệu trưởng Trường ĐH Đồng Tháp cũng tin rằng, theo cách làm và lộ trình này, việc giao quyền tự chủ tuyển sinh sẽ diễn ra trong trật tự, nghiêm túc, không gây xáo trộn lớn trong xã hội cũng như sự lo lắng của học sinh và phụ huynh.

Cần quy định rõ cơ chế đảm bảo chất lượng đề thi

Dự thảo quy định về tự chủ tuyển sinh mà Bộ GD&ĐT công bố lấy ý kiến là các nội dung chính dự kiến sẽ đưa vào văn bản quy phạm pháp luật, làm cơ sở pháp lý để các trường thực hiện tự chủ trong tuyển sinh. Theo PGS.TS Nguyễn Văn Đệ, đây là một trong những hoạt động nhằm triển khai tổ chức thực hiện Luật Giáo dục Đại học và Nghị quyết của Ban Chấp hành Trung ương khóa XI về đổi mới căn bản, toàn diện GD&ĐT.
    
Tuy nhiên, vấn đề mà PGS.TS Nguyễn Văn Đệ băn khoăn khi tổ chức thi riêng là chất lượng đề thi. Trong mục 3.3.c của dự thảo có nêu: “Điều kiện đảm bảo chất lượng nguồn tuyển: Qui định rõ ngưỡng tối thiểu để đảm bảo chất lượng.” Cho rằng: “Ngưỡng tối thiểu” này sẽ phụ thuộc rất nhiều vào chất lượng đề thi, nên theo PGS Nguyễn Văn Đệ, cần thiết phải quy định rõ cơ chế đảm bảo chất lượng đề thi khi các trường tự ra đề.

Đối với trường tuyển sinh riêng nhưng chưa thể tự ra đề thi, có thể hợp đồng với trường khác ra đề thi. Trong quá khứ, trước thời kỳ “3 chung”, đã có một số trường hợp đồng ra đề thi, hợp đồng chấm thi.

Tán thành thi riêng không sử dụng kết quả “3 chung”

Dự thảo quy định các trường tổ chức tuyển sinh riêng không sử dụng kết quả thi của kỳ thi chung do Bộ GD&ĐT tổ chức. Một số ý kiến cho rằng, quy định như vậy sẽ gây khó khăn cho trường tuyển sinh riêng và làm hạn chế cơ hội của thí sinh. Nhưng PGS Nguyễn Văn Đệ bày tỏ tán thành theo dự thảo bởi các lý do sau:

Các trường tuyển sinh riêng là các trường đảm bảo nguồn lực để tổ chức thực hiện việc tuyển sinh riêng; có quyền lựa chọn và quyết định phương thức tuyển sinh (thi tuyển, xét tuyển hoặc kết hợp giữa thi tuyển và xét tuyển).

Đã tuyển sinh riêng, đã mạnh dạn đổi mới phương thức tuyển sinh thì các trường phải đổi mới một cách triệt để, không nên cấn cá, ỷ lại kỳ thi “3 chung”.

Vừa tuyển sinh riêng vừa sử dụng kết quả kỳ thi “3 chung” thì xét tuyển sẽ không chính xác, không bình đẳng giữa hai nhóm thí sinh.

Đối với thí sinh, vừa có thể dự thi “3 chung”, vừa có thể dự thi vào các trường tuyển sinh riêng. Nếu áp dụng quy định thì cơ hội của thí sinh có giảm đi, nhưng giảm không nhiều và hoàn toàn phù hợp.

“Theo quy định của Luật Giáo dục Đại học, Bộ trưởng Bộ GD&ĐT ban hành Quy chế tuyển sinh. Vì vậy, tôi nghĩ sắp tới Bộ GD&ĐT sẽ ban hành Quy chế tuyển sinh áp dụng đối với các trường tuyển sinh riêng. Tuy nhiên, quy chế này sẽ ở dạng quy chế khung. Các trường tổ chức tuyển sinh riêng căn cứ quy chế khung này để soạn thảo và ban hành Quy chế tuyển sinh riêng của trường” - PGS Nguyễn Văn Đệ góp ý.

Hiếu Nguyễn (ghi)

TIN LIÊN QUAN
 

*****

Nhằm giúp ngành Giáo dục có một phương án tuyển sinh theo đúng tinh thần của Luật Giáo dục ĐH, vừa tạo điều kiện tối đa cho các nhà trường và thí sinh trong công tác tuyển sinh nhưng vẫn đảm bảo tính trung thực, khách quan, khoa học của một kỳ thi Quốc gia, báo Giáo dục & Thời đại mở “Diễn đàn trao đổi về phương án tuyển sinh đại học 2014”, đăng tải rộng rãi những ý kiến, chia sẻ, hiến kế tâm huyết của các nhà quản lý, các nhà giáo, chuyên gia trong và ngoài ngành Giáo dục.

Mọi trao đổi, đóng góp xin gửi về: gdtd.tuyensinh2014@gmail.com.

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

Nhu cầu tuyển dụng lao động vào dịp cuối năm luôn “nóng” tại các doanh nghiệp. Ảnh minh họa: INT

Doanh nghiệp 'khát' lao động

GD&TĐ - Những tháng cuối năm luôn là thời điểm sôi động nhất của thị trường lao động, bởi hầu hết các doanh nghiệp phải chạy đua với thời gian

Minh họa/INT

Thưởng Tết - động lực để cống hiến

GD&TĐ - Ý nghĩa của thưởng Tết dù ít hay nhiều nhằm ghi nhận công lao, đóng góp của người lao động, đồng thời chính là thành quả mà người lao động tạo ra...