Vẫn ngoài tầm với?

Ông cho rằng, phải bảo vệ thị trường bền vững và khuyến nghị doanh nghiệp giảm giá ngay lập tức. Giá lợn hơi xuất chuồng 75.000 đồng/kg là hợp lý. Nếu doanh nghiệp không chịu giảm giá thì chúng ta có luật. Bộ sẽ rà soát những ưu đãi trước đó mà doanh nghiệp được hưởng để tiến hành thay đổi...

Sau đó gần chục ngày, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc đã chủ trì cuộc họp Thường trực Chính phủ về giải pháp bình ổn giá thịt lợn. Phát biểu tại cuộc họp, Thủ tướng nhận xét, trong thời gian xảy ra dịch bệnh Covid-19, giá thịt lợn tăng cao, gây khó khăn cho đời sống người dân và làm gia tăng chỉ số CPI của nền kinh tế. 

Về quan điểm điều hành, Thủ tướng nêu rõ, giá thịt lợn cần được điều tiết theo giá thị trường nhưng phải có sự quản lý, trong đó có việc chống đầu cơ, nâng giá bất hợp lý... Thời gian qua, bên cạnh yếu tố dịch bệnh, việc phục hồi, tái đàn còn chậm và một số nguyên nhân khác dẫn đến giá thịt lợn tăng cao. Thủ tướng giao Bộ NN&PTNT, Bộ Công Thương triển khai các biện pháp kịp thời với tinh thần kiên quyết giảm giá thịt lợn xuống mức dưới 60.000 đồng/kg lợn hơi.

Dù Thủ tướng đã có yêu cầu như vậy nhưng xem ra, việc giảm giá thịt lợn vẫn “ngoài tầm với”. Theo lý giải của Bộ trưởng Nguyễn Xuân Cường thì nguyên nhân dẫn đến giá thịt lợn vẫn cao trong khi giá lợn hơi xuất chuồng được các doanh nghiệp điều chỉnh xuống 70.000 đồng/kg là do chăn nuôi hiện tại chưa đủ sản lượng phục vụ nhu cầu thị trường. 

Bên cạnh đó, chăn nuôi lợn hiện trong bối cảnh vẫn còn dịch tả lợn châu Phi nên chi phí phòng dịch bệnh, bảo đảm các biện pháp an toàn sinh học khiến giá thành cũng cao hơn so với trước đây. Để điều tiết thị trường, Bộ đã làm việc với 15 doanh nghiệp lớn, bàn các giải pháp hạ giá nhưng số lượng lợn ở những doanh nghiệp này chưa đủ lớn, dẫn đến chưa đủ sức chi phối thị trường. Bên cạnh đó, do chủ yếu giết mổ ở các cơ sở nhỏ lẻ, lưu thông qua nhiều kênh phân phối nên người tiêu dùng chưa thể mua được thịt với mức giá thấp như mong muốn.

Để có thể giảm giá thịt lợn, giải pháp gốc rễ vẫn là tập trung tái đàn, tăng đàn; giảm bớt khâu trung gian trong sản xuất, chế biến, phân phối; tiếp tục nhập khẩu thịt để bảo đảm nhu cầu thị trường - Bộ trưởng Nguyễn Xuân Cường khẳng định. Bộ cũng khuyến cáo người tiêu dùng lựa chọn sản phẩm thay thế thịt lợn như trứng, cá… để vừa bảo đảm có lợi, tốt cho sức khỏe, vừa có giá cả phù hợp với sức tiêu thụ và không tạo áp lực về một mặt hàng là thịt lợn!

Theo tính toán của một Phó Vụ trưởng Vụ Thị trường trong nước, Bộ Công Thương, giá thành lợn hơi tại các doanh nghiệp chăn nuôi lớn hiện nay cao nhất khoảng 44.000 - 45.000 đồng/kg. Nếu tính giá lợn hơi xuất chuồng thấp nhất khoảng 72.000 - 73.000 đồng/kg thì các doanh nghiệp thu lãi tối thiểu bình quân từ 2,7 - 3 triệu đồng/con/100kg. Cho nên, dù thịt lợn chưa phải là mặt hàng thuộc diện phải bình ổn giá nhưng người tiêu dùng không thể mãi phải chấp nhận sự bất hợp lý. Các cơ quan chức năng càng không thể bất lực, buông xuôi.

Đã từng có thời điểm, doanh nghiệp, người chăn nuôi lâm cơn bĩ cực. Nay, đã tới hồi thái lai, chẳng lẽ việc giảm giá vẫn ngoài tầm với?

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

Minh họa/INT.

Truyện ngắn: Hồi ức khó quên

GD&TĐ - Tôi từng nghĩ rằng mình có thể hóa thành một chiếc ô, chỉ dựa vào sức lực và ý chí của bản thân để che chở cho cả gia đình trước những cơn giông bão của cuộc đời.

Minh họa/INT.

Nhạc kịch Việt tự tin 'cất cánh'

GD&TĐ - Nhạc kịch 'Giấc mơ Chí Phèo' của Nhà hát Ca Múa Nhạc Thăng Long đang được khởi động bán vé cho suất công diễn cuối tháng 12.