Lưu học sinh Lào đến từ 16 trường học thi hùng biện tiếng Việt "Việt Nam đất nước tôi yêu"

GD&TĐ - Ngày 18/10, tại Trường đại học (ĐH) Sư phạm, ĐH Huế, Bộ Giáo dục và Đào tạo phối hợp Trung ương Hội Hữu nghị Việt – Lào tổ chức cuộc thi hùng biện tiếng Việt cho lưu học sinh (LHS) Lào tại Việt Nam - vòng sơ khảo khu vực miền Trung.

Đại diện các trường có thí sinh dự thi chụp hình lưu niệm cùng ban tổ chức
Đại diện các trường có thí sinh dự thi chụp hình lưu niệm cùng ban tổ chức

Vòng sơ khảo thu hút 16 đội thi đến từ các trường ĐH, cao đẳng, trung cấp ở khu vực miền Trung. Các đội thi hùng biện theo chủ đề chung là “Việt Nam – Đất nước tôi yêu” với các nội dung cụ thể: ca ngợi truyền thống, lịch sử, văn hóa của Việt Nam; cảm nhận về con người Việt Nam; cảm nhận về thiên nhiên, danh lam thắng cảnh của Việt Nam; kinh nghiệm học tiếng Việt; kỷ niệm của bản thân khi học tập và sinh sống tại Việt Nam.

Điểm đặc biệt là lưu học sinh Lào của các đội thi trình bày trực tiếp bài thi hùng biện mà không sử dụng tài liệu đã chuẩn bị sẵn, đồng thời có thể kết hợp các hình thức phụ họa. Ban giám khảo cuộc thi chấm điểm dựa trên các tiêu chí: cấu trúc, nội dung, năng lực ngôn ngữ, năng lực trình bày.

Tiến sỹ Nguyễn Hải Thanh, Phó Cục trưởng Cục Hợp tác quốc tế phát biểu tại phiên khai mạc hội thi
Tiến sỹ Nguyễn Hải Thanh, Phó Cục trưởng Cục Hợp tác quốc tế phát biểu tại phiên khai mạc hội thi 

Kết thúc vòng sơ khảo, ban tổ chức trao giải Nhất cho đội thi Trường ĐH Sư phạm kỹ thuật Vinh. Giải Nhì thuộc về hai đội thi Trường ĐH Y dược, ĐH Huế và Trường ĐH Hồng Đức. Giải Ba thuộc về đội thi của 3 đơn vị: Trường cao đẳng sư phạm Thừa Thiên Huế, Trường ĐH Y khoa Vinh, Trường ĐH Kinh tế Nghệ An.

3 đội thi xuất sắc nhất sẽ tiếp tục tham dự chung kết cuộc thi vào ngày 8/11 tại ĐH Thái Nguyên. Ngoài ra, theo ban tổ chức, đội thi đạt giải Ba có thành tích tốt nhất có thể được xem xét cơ hội vào vòng chung kết.

Phần thi hùng biện của lưu học sinh Lào đến từ ĐH Vinh
Phần thi hùng biện của lưu học sinh Lào đến từ ĐH Vinh 

Tiến sỹ Nguyễn Hải Thanh, Phó Cục trưởng Cục Hợp tác quốc tế, Bộ Giáo dục và Đào tạo, Trưởng ban Tổ chức Cuộc thi cho biết: Việt Nam và Lào là hai nước láng giềng, có truyền thống đoàn kết, hữu nghị và hợp tác đặc biệt từ lâu đời.

Trong mọi thời kỳ, Đảng và Nhà nước của hai quốc gia luôn quan tâm đặc biệt đến quan hệ hợp tác trong lĩnh vực giáo dục và đào tạo. Những năm gần đây, số lưu học sinh Lào được gửi sang đào tạo tại Việt Nam liên tục tăng nhanh và rất da dạng, phong phú về hình thức, cũng như quy mô đào tạo.

Năm 2011 mới chỉ có trên 5.000 lưu học sinh Lào học tập tại gần 70 cơ sở giáo dục của Việt Nam. Năm 2019, con số này đã tăng lên trên 16.000 lưu học sinh Lào đang theo học tại gần 180 cơ sở giáọ dục, trong đó ở khu vực miền Trung hiện có trên 5.000 lưu học sinh Lào.

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

Nhiều người lợi dụng thị thực du học để nhập cư Australia trái phép.

Ngăn chặn tình trạng lừa đảo du học

GD&TĐ - Các đại lý du học thiếu uy tín thường vẽ ra viễn cảnh tươi đẹp về cuộc sống đại học và cơ hội nhập cư để lừa sinh viên quốc tế đăng ký.
Robot chơi piano của nhóm sinh viên.

Sinh viên chế tạo robot chơi piano

GD&TĐ - Nhóm sinh viên Trường Đại học Kinh tế TPHCM chế tạo robot có thể chơi hàng trăm bản nhạc khác nhau một cách thuần thục với đàn piano.