42 đội lưu học sinh Lào tranh tài hùng biện tiếng Việt khu vực phía Bắc

Ông Phạm Quang Hưng - Cục trưởng Cục Hợp tác quốc tế phát biểu khai mạc vòng sơ khảo.
Ông Phạm Quang Hưng - Cục trưởng Cục Hợp tác quốc tế phát biểu khai mạc vòng sơ khảo.

Ông Phạm Quang Hưng – Cục trưởng Cục Hợp tác quốc tế cho biết: Với chủ đề “Việt Nam đất nước tôi yêu", cuộc thi lần này có mục tiêu khuyến khích các lưu học sinh Lào chia sẻ những hiểu biết về đất nước, con người và văn hóa Việt Nam; những kỷ niệm sâu sắc về cuộc sống, học tập và sinh hoạt tại Việt Nam. Các LHS Lào, với kiến thức, trải nghiệm và tình cảm của mình với Việt Nam sẽ dùng chính tiếng Việt để thể hiện những điều mà các em tâm đắc nhất.

Tham gia vòng thi sơ khảo khu vực phía Bắc có 42 đội thi đều là những đội mạnh, có sự đầu tư luyện tập công phu từ các cơ sở giáo dục có truyền thống đào tạo lưu học sinh Lào.

“Tôi tin tưởng rằng, thông qua Cuộc thi, các LHS Lào sẽ không chỉ hứng thú với việc học tiếng Việt mà còn là cơ hội để các bạn thêm hiểu, thêm yêu đất nước, con người và văn hóa Việt Nam. Mong tất cả các đội thi sẽ thể hiện được hết năng lực của đội mình và những sản phẩm dự thi của các bạn sẽ để lại nhiều ấn tượng tốt đẹp trong lòng người xem” – ông Phạm Quang Hưng chia sẻ.

Ban tổ chức trao cờ lưu niệm cho các đội thi.
Ban tổ chức trao cờ lưu niệm cho các đội thi. 

Việt Nam và Lào là hai nước láng giềng, có truyền thống đoàn kết hữu nghị và hợp tác đặc biệt từ lâu đời. Trong lĩnh vực giáo dục, sự hợp tác giúp đỡ lẫn nhau giữa hai nước Việt Nam – Lào cũng đã có bề dày lịch sử.

Cùng với việc xây dựng hệ thống giáo dục tại vùng giải phóng Lào, ngay từ năm 1958, Việt Nam đã đón nhận hàng trăm con em của các bộ tộc Lào sang học tập để sau này trở về xây dựng đất nước. 

42 đội thi tham gia vòng sơ khảo khu vực phía Bắc.
42 đội thi tham gia vòng sơ khảo khu vực phía Bắc.  

Chia sẻ của ông Phạm Quang Hưng: Tính đến thời điểm năm 2019, hiện có trên 15.000 lưu học sinh Lào đang học tập tại gần 180 cơ sở giáo dục tại Việt Nam, ở nhiều bậc học khác nhau từ trung học cho tới tiến sĩ với đủ các ngành nghề và lĩnh vực mà nước bạn Lào đang rất cần đào tạo cho công cuộc đổi mới, phát triển và hiện đại hoá.

Cùng với xu hướng đào tạo của các nước trên thế giới, lấy nền tảng ngôn ngữ là chìa khóa mở cánh cửa đầu tiên trong hành trình học tập đầy gian nan và thử thách, Bộ GD&ĐT Việt Nam đã xác định yếu tố then chốt quyết định chất lượng đào tạo LHS Lào tại Việt Nam là trình độ tiếng Việt.

“Trong nhiều năm nay, Tiếng Việt đã được xây dựng như một chương trình hoàn thiện ở giai đoạn tiền đề và tiếp tục được giảng dạy với tính chất chuyên ngành trong suốt những năm tiếp theo cho LHS Lào nhằm giúp các em vượt qua rào cản ngôn ngữ, tiếp thu tri thức cũng như hòa nhập nhanh chóng với đời sống văn hóa Việt Nam. Việc nâng cao năng lực tiếng luôn được xem là một nhiệm vụ quan trọng và xuyên suốt trong quá trình đào tạo tại tất cả các cơ sở giáo dục trên toàn quốc” ông Phạm Quang Hưng cho hay.

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

Hầm biogas nơi 3 người tại Đồng Nai gặp nạn.

Phòng tránh ngạt khí trong hầm biogas

GD&TĐ - Việc sử dụng hầm biogas tiềm ẩn không ít rủi ro nếu không tuân thủ đúng quy tắc an toàn khi vận hành. Thủ phạm gây ngộ độc khí gas là oxit carbon (CO).
Mẫu viên nang điều trị mất ngủ có thành phần từ dược liệu: Xấu hổ, vông nem, hậu phác nam và cam thảo nam.

Viên nang dược liệu chữa mất ngủ

GD&TĐ - Các nhà khoa học Đại học Y Dược TPHCM đã nghiên cứu bào chế viên nang hỗ trợ điều trị mất ngủ có thành phần từ dược liệu.
Minh họa/INT.

Phê bình nghệ thuật đang ở đâu?

GD&TĐ - Một thực tế khá phổ biến trong đời sống sinh hoạt nghệ thuật là các nhà phê bình lặng lẽ “đi trốn”, phó mặc “sân chơi” truyền thông, mạng xã hội.
Với tư cách ông bà, bạn có rất nhiều điều để cống hiến cho các thế hệ trẻ trong gia đình mình. (Ảnh: ITN)

Kỹ năng giúp ông bà gần gũi cháu

GD&TĐ - Hãy cùng khám phá những lợi ích của việc kết nối với thế hệ trẻ và cách xây dựng mối quan hệ lành mạnh, giàu cảm xúc với con cháu của bạn.