6 đội thi gồm 2 đội giành giải nhất là Học viện ngoại giao và Trường ĐH Sư phạm – ĐH Thái Nguyên; 4 đội giành giải nhì gồm: Trường ĐH Kỹ thuật công nghiệp – ĐH Thái Nguyên; Trường ĐH Giao thông vận tải; Trường ĐH Ngoại thương và Trường ĐH công nghiệp Quảng Ninh.
Ngoài ra còn có 6 đội giải 3 gồm: Trường ĐH Tây Bắc, Trường ĐH Thủy lợi, Phân hiệu của ĐH Thái Nguyên tại Lào Cai, Học viên Ngân hàng, Học viện Báo chí Tuyên truyền và Trường ĐH Kinh tế và Quản trị kinh doanh - ĐH Thái Nguyên.
Các phần thi hùng biện được đánh giá là có sự đầu tư công phu, mang tính nghệ thuật và nhân văn cao. |
Nhận định của Ban tổ chức, qua 42 tiết mục thi hùng biện từ các cơ sở giáo dục trên toàn miền Bắc, các LHS Lào, với kiến thức, sự trải nghiệm và tình cảm của mình đối với đất nước, con người Việt Nam đã sử dụng tiếng Việt thực sự nhuần nhuyễn, truyền cảm với nhiều ý tưởng sáng tạo. Các chương trình dự thi đều có sự đầu tư công phu, mang tính nghệ thuật và nhân văn cao.
Chủ đề của các bài thi rất đa dạng, từ kỷ niệm về cuộc sống, kinh nghiệm học tập, danh lam thắng cảnh đến các chủ đề về con người, lịch sử, văn hóa Việt Nam.
Các bài dự thi đã sử dụng vốn từ phong phú, đa dạng, có ngữ điệu hợp lý, qua đó nêu bật được cảm xúc, suy nghĩ của lưu học sinh Lào đối với đất nước, con người Việt Nam. Phần lớn các bài thi đã để lại rất nhiều ấn tượng tốt đẹp trong lòng người xem, giúp người xem cảm nhận được tình cảm gắn bó giữa 2 dân tộc Việt Nam và Lào.
“Qua cuộc thi cho thấy các lưu học sinh Lào đã thực sự vượt qua rào cản về ngôn ngữ để có thể hoà nhập với cuộc sống và môi trường học tập tại Việt Nam” – Ban tổ chức đánh giá.