Gắn kỹ năng thi Robocon với chương trình đào tạo

GD&TĐ - Tham gia vào Cuộc thi Robocon Việt Nam năm 2019, học sinh sinh viên còn có cơ hội ứng dụng những kiến thức, kỹ năng đã được học tại trường. Đây được xem như một giải pháp đào tạo gắn liền với thực tế.

Đội Robocon trường CĐ Cơ điện Hà Nội lắp ráp và thử nghiệm hoạt động của robot
Đội Robocon trường CĐ Cơ điện Hà Nội lắp ráp và thử nghiệm hoạt động của robot

Sự khác biệt của trường nghề

Là trường cao đẳng nghề duy nhất góp mặt trong 32 đội tham dự vòng Chung kết cuộc thi Robocon năm nay, trường CĐ Cơ điện Hà Nội đã gắn cuộc thi với chương trình đào tạo để tạo nên sự khác biệt. Ông Nguyễn Tùng Lâm, giáo viên Khoa điện, trường CĐ Cơ điện Hà Nội cho biết: Đến thời điểm này, đội robocon của nhà trường đã sẵn sàng bước vào vòng chung kết. Thi robocon các đội tham gia đều biết trước chủ đề và luật thi, từ đó sẽ xây dựng phương án thực hiện. Chuẩn bị cho bài thi, nhà trường giúp cho các em bảo đảm về chiến thuật, sức khỏe,… Robot được lập trình để hoạt động tự động hoàn toàn, các em sẽ điều khiển và giám sát quá trình hoạt động của robot qua thiết bị cầm tay.

Mỗi đội thi sẽ sử dụng 2 robot, robot 1 sẽ mang một thẻ bài di chuyển qua các chướng ngại vật giả định là rừng, cầu, sông, để trao thẻ bài cho robot 2. Điểm đặc biệt của robot 2 là di chuyển tự động bằng 4 chân giống như ngựa, robot này sau khi nhận được thẻ bài sẽ tiếp tục chạy qua cồn cát, đồng cỏ để đến được chân núi Urtuu. Tới đây, robot 2 sẽ phải chờ robot1 tích đủ ít nhất 50 điểm bằng trò ném Shagai.

Khi robot 2 đến núi Urtuu, robot 1 mới được phép ném Shagai trong khu vực quy định. Mỗi mặt của Shagai lật lên tương ứng với số điểm khác nhau… sau khi robot 1 ghi được đủ số điểm, robot 2 mới được phép trèo lên đỉnh núi ở khu vực Uukhai, sau đó giơ cao tấm thẻ bài. Đội đầu tiên giơ được tấm thẻ sẽ giành chiến thắng, gọi là “Uukhai”.

“Tiêu chí xét điểm cho người chiến thắng ở thời gian và chất lượng hoàn thành nhiệm vụ của robot. Năm nay, điểm khó nhất là việc chế tạo robot di chuyển bằng 4 chân để vượt qua các chướng ngại vật, đây là phần chiếm nhiều thời gian nhất. Ngoài ra, giữa hai robot phải có sự phối hợp nhịp nhàng với nhau thì mới có thể đạt được kết quả tốt nhất.” – ông Nguyễn Tùng Lâm chia sẻ.

Hiệu quả trong giảng dạy và học tập

Ông Ngô Thế Quân, Phó hiệu trưởng trường CĐ Cơ điện Hà Nội cho biết: Robocon 2019 là một sân chơi của học sinh sinh viên, mục đích của nhà trường thông qua sân chơi này tạo phong trào nghiên cứu khoa học cho các em. Nó rất phù hợp với các chuyên ngành đào tạo của nhà trường, như tự động điều khiển, cơ khí chế tạo, cơ điện tử, đây là những chuyên ngành rất sát với quy trình chế tạo robot. Các kiến thức, kỹ năng để chế tạo ra một robot thực hiện được các nhiệm vụ đặt ra, đều nằm trong chương trình đào tạo ở các chuyên ngành khác nhau tại trường. Với sự hướng dẫn của các thầy cô, các em sẽ chế tạo ra những con robot để thực hiện các yêu cầu của đề thi.

Tạo điều kiện học sinh sinh viên tham gia cuộc thi robocon, bên cạnh việc chuẩn bị nguồn tài chính, nhà trường còn thực hiện xã hội hóa nguồn kinh phí, kêu gọi sự giúp đỡ của các doanh nghiệp, sự giúp đỡ từ tinh thần đến vật chất của các thầy cô giáo, học sinh sinh viên,… tạo động lực cho đội dự thi đạt kết quả tốt nhất.

Hằng năm nhà trường đều tích cực hưởng ứng phong trào robocon toàn quốc. Phát động các hoạt động nghiên cứu, sáng tạo về tự động hóa. Qua đó, giúp cải thiện tinh thần học hỏi sáng tạo trong học tập nghề nghiệp của học sinh sinh viên. Hoạt động còn có sự tham gia giúp đỡ, hướng dẫn của một số thầy giáo trong việc vận dụng một số công nghệ mới vào thực hành. Từ đó tạo sự liên kết thân thiện giữa thầy - trò, cuốn hút sự đam mê để cùng nhau học tập và làm việc hiệu quả.

Cuộc thi Robocon Việt Nam năm 2019, lấy ý tưởng từ nền văn hóa và di sản của Mông Cổ. Cuộc thi mang thông điệp “Chia sẻ kiến thức”, trận đấu trong cuộc thi được thể hiện dưới dạng một trò chơi diễn ra giữa hai đội gồm: đội đỏ và đội xanh. Thời gian tối đa cho một trận đấu là 3 phút.

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

Xe tăng T-72 do Liên Xô sản xuất ở Ba Lan

Ba Lan mất dấu xe tăng gửi Ukraine

GD&TĐ - Một nhà phân tích quân sự Ba Lan cho biết, không rõ Ba Lan hiện đang có bao nhiêu tăng T-72, bởi không rõ Warsaw đã tặng bao nhiêu loại xe này cho Kiev.