Thỏa thuận hạt nhân của Iran: Trò chơi nguy hiểm của các cường quốc?

GD&TĐ - Việc tháo gỡ thỏa thuận hạt nhân Iran năm 2015 hiện đang tăng tốc khi Iran tuyên bố vào giữa tuần qua về việc ngừng tuân thủ một số phần của thỏa thuận. “Sân khấu hạt nhân” được thiết lập cho một cuộc đối đầu giữa một nước Mỹ hiếu chiến và một Iran không kém phần thách thức.

Tổng thống Iran Hassan Rouhanithể hiện sự cứng rắn khi tuyên bố sẽ không tuân thủ một số điều khoản của thỏa thuận hạt nhân mà Mỹ đã phá vỡ
Tổng thống Iran Hassan Rouhanithể hiện sự cứng rắn khi tuyên bố sẽ không tuân thủ một số điều khoản của thỏa thuận hạt nhân mà Mỹ đã phá vỡ

Nguy cơ phát sinh khó lường

Một số nhà phân tích cho rằng, đây có thể là “một trò đá gà”, nhưng những thứ “trò chơi” như thế này cũng có thể dẫn đến một vụ va chạm trực diện. Tất cả đã sẵn sàng cho một cuộc đối đầu, thậm chí là sự bùng nổ cuộc chiến quan trọng nhất kể từ cuộc xâm lược Iraq năm 2003 do Mỹ và một số đồng minh tiến hành.

“Kiến trúc sư” có thể xúc tiến nguy cơ cao này là Cố vấn An ninh quốc gia Mỹ John Bolton, người chưa từng hối hận về thảm họa Iraq năm 2003 của Washington, và dường như cũng quyết tâm đưa nước Mỹ đến bờ vực với Iran. Từ lâu, ông đã liên minh với nhóm đối lập sùng bái Mujahadeen-e-Khalq Iran (cho đến năm 2012 trong danh sách của các tổ chức khủng bố nước ngoài), và năm 2015 đã viết một bài đăng trên tờ Thời báo New York với tiêu đề: “Để ngăn chặn bom của Iran, hãy đánh bom Iran”.

Bolton cũng là một người rất ngưỡng mộ Thủ tướng Israel Benjamin Netanyahu, người đã nhiều năm kêu gọi Mỹ đưa ra một đường lối cứng rắn hơn đối với Iran, và trở thành một người ủng hộ của Thủ tướng Israel từ Phòng Bầu dục. Những tin tức “tình báo” đã khiến Bolton đưa ra tuyên bố về việc triển khai nhóm tàu sân bay Mỹ do USS Abraham Lincoln dẫn đầu được đưa ra từ Cố vấn An ninh quốc gia Israel Meir Ben Shabbat, người đã gặp đối tác Mỹ tại Washington vào tháng trước. Ngoài ra, Ngoại trưởng Mỹ Mike Pompeo, người đã có chuyến thăm không báo trước tới Baghdad, cũng có thái độ hiếu chiến không kém.

Iran cứng rắn

Mặc dù có nhiều tiếng nói cứng rắn trong những quan chức đứng đầu nước Mỹ về vấn đề Iran, nhưng có lẽ họ cũng cần thận trọng. Theo đánh giá gần đây nhất vào tháng 2 của Cơ quan Năng lượng Nguyên tử quốc tế, cho đến trước khi Iran đưa ra thông báo, nước này vẫn tuân thủ theo thỏa thuận hạt nhân JCPOA. Chính Mỹ, chứ không phải Iran, đã đơn phương rút khỏi thỏa thuận một năm trước. Mặc dù, Mỹ có thể chỉ trích quyết định của Iran về việc ngừng tuân thủ một bộ phận của Hiệp định JCPOA, nhưng chính Washington là bên khởi động quá trình “giết chết” thỏa thuận này, chứ không phải Tehran.

Kể từ năm ngoái, Mỹ đã tăng cường các biện pháp trừng phạt đối với Iran, khiến cho việc bán dầu của họ trở nên khó khăn hơn bao giờ hết. Điều này đã khiến giá trị của đồng rial của Iran giảm mạnh và khiến cho người dân Iran trở nên khó khăn hơn bao giờ hết.

Hơn nữa, Iran không phải là Iraq dưới thời Saddam Hussein năm 2003, khi mà đất nước này đã suy yếu về mặt quân sự. Iran là một siêu cường khu vực, một quốc gia có hơn 80 triệu dân, bất chấp lệnh trừng phạt hàng thập kỷ, đã tìm cách phát triển một cơ sở hạ tầng khoa học và công nghiệp quan trọng và củng cố ảnh hưởng của mình trên toàn khu vực bằng cách ủng hộ các đồng minh ở Iraq, Syria, Libăng và Yemen, ở mức độ hạn chế hơn.

Nhà Trắng coi Iran là một lực lượng gây bất ổn ở Trung Đông và là mối đe dọa chết người đối với quân đội Mỹ đóng tại đó. Tháng trước, chính quyền Tổng thống Trump đã liệt Vệ binh Cách mạng Iran là một tổ chức khủng bố nước ngoài - lần đầu tiên nhãn hiệu này đã bị dán vào một lực lượng của chính phủ nước khác.

Lịch sử có lặp lại?

Thực tế, quân đội Iran không thể so sánh với quân đội Mỹ. Theo Holly Dagres thuộc Hội đồng Đại Tây Dương, phi đội F-14 của Iran có từ thời Shah. Quân đội của nước này “hầu hết được hình thành từ các phiên bản được đào tạo kém” và “tên lửa đạn đạo của họ chủ yếu là bản sao của tên lửa Triều Tiên. Với suy nghĩ đó, thật khó để thấy quân đội nước này có khả năng như một số người lo ngại”, Dagres nói.

Tuy nhiên, các đồng minh khu vực của họ, đặc biệt là Hezbollah của Libăng, đã chứng minh khí phách trong chiến tranh. Năm 2006, Israel đã chiến đấu với nhóm vũ trang và được đào tạo ở Iran với ý định nghiền các nhóm này. Thế nhưng, lực lượng Israel đã phải chiến đấu trong bế tắc, và cuối cùng buộc phải rút lui mà không đạt được bất kỳ mục tiêu nào.

Năm 1980, Tổng thống Iraq lúc bấy giờ Saddam Hussein đã xâm chiếm Iran, với sự hậu thuẫn của Mỹ, với hy vọng nước Cộng hòa Hồi giáo này, trong sự bất ổn sau cách mạng, sẽ nhanh chóng sụp đổ. Điều đó đã không xảy ra. Lòng yêu nước của người dân Iran đã lấp đầy những lỗ hổng khác, và Iraq đã bị kìm chân suốt tám năm trong một cuộc chiến tàn khốc.

Đấy là chưa kể vị trí của Iran trên Eo biển Hormuz, nơi có khoảng khoảng 1/5 dòng dầu trên thế giới được vận chuyển qua. Bất kỳ sự gián đoạn nào gây ra bởi chiến tranh, hay chỉ do căng thẳng tăng cao, cũng có thể khiến giá dầu tăng vọt, và khiến nền kinh tế thế giới rơi vào tình trạng khó khăn.

Dường như Washington có ý định xử lý “một lần và cho tất cả” những kẻ thù trong khu vực, nhưng cơ hội thành công rất mong manh. Mặc dù vậy, khả năng xảy ra một thảm họa lịch sử mới khá cao.

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

Ảnh minh họa ITN.

Café chủ nhật: Cõi nhớ

GD&TĐ - Nắng đầu Đông yếu ớt hai ngày qua đã phải nhường chỗ cho đợt gió mùa tràn về.

Chuyên gia khuyến cáo bệnh nhân cao huyết áp nên ăn ít muối. (Ảnh: ITN)

Những cách tự nhiên giúp hạ huyết áp

GD&TĐ - Khi già đi, chúng ta cần đặc biệt chú ý đến huyết áp. Theo giới chuyên gia, chế độ ăn uống chắc chắn có hiệu quả trong việc kiểm soát huyết áp.

Văn khấn rằm tháng 11 âm lịch năm 2024

Văn khấn rằm tháng 11 âm lịch năm 2024

GD&TĐ - Theo truyền thống, vào ngày 15/11 âm lịch, các gia đình thường chuẩn bị lễ cúng gia tiên cùng bài văn khấn để nguyện cầu sức khỏe, bình an.