Thái Nguyên: Thầy trò tìm ra chất chống ung thư trong rau sam

GD&TĐ - Kết quả “Nghiên cứu thành phần hoá học và hoạt tính kháng khuẩn, chống ung thư của cây rau sam” của nhóm học sinh trường THPT Lương Ngọc Quyến thu hút được nhiều sự quan tâm, chú ý của giới chuyên môn.
Nhóm tác giả trong quá trình thí nghiệm, nghiên cứu, tìm ra chất chống ung thư trong rau sam.
Nhóm tác giả trong quá trình thí nghiệm, nghiên cứu, tìm ra chất chống ung thư trong rau sam.

Tại cuộc thi nghiên cứu khoa học kỹ thuật dành cho học sinh trung học tỉnh Thái Nguyên năm 2021, Đề tài “Nghiên cứu thành phần hoá học và hoạt tính kháng khuẩn, chống ung thư của cây rau sam” của nhóm tác giả Đỗ Mạnh Sơn và Hoàng Thu Thảo, học sinh lớp 11 trường THPT Lương Ngọc Quyến vừa được trao giải Nhất.

Lãnh đạo Sở Giáo dục và Đào tạo Thái Nguyên trao gải Nhất cho Đề tài “Nghiên cứu thành phần hoá học và hoạt tính kháng khuẩn, chống ung thư của cây rau sam” của nhóm học sinh trường THPT Lương Ngọc Quyến. ảnh 1

Lãnh đạo Sở Giáo dục và Đào tạo Thái Nguyên trao gải Nhất cho Đề tài “Nghiên cứu thành phần hoá học và hoạt tính kháng khuẩn, chống ung thư của cây rau sam” của nhóm học sinh trường THPT Lương Ngọc Quyến.

Qua quá trình tích cực nghiên cứu, tìm tòi, các tác giả đã tìm ra được chất Tetracontan-1-ol trong cây rau sam, có khả năng kháng khuẩn và chống ung thư rất tốt.

Đề tài do thầy giáo Nguyễn Trọng Tấn (trường THPT Lương Ngọc Quyến) hướng dẫn, kết quả được thực chứng bởi các chuyên gia Khoa Công nghệ sinh học trường ĐH Khoa học và Khoa Hóa học trường ĐH Sư Phạm (Đại học Thái Nguyên).

"Trong những lần về quê, thỉnh thoảng em được ông bà nấu rau sam cho ăn, ông bà nói tuy rau sam mọc dại nhưng tác dụng của rau sam rất tốt. Sau này, khi tìm hiểu chúng em biết được rau sam từ lâu đã được sử dụng là dược liệu quý trong y học cổ truyền với hoạt tính kháng khuẩn, lành tính.

Việc tìm ra chất có khả năng chống ung thư trong rau sam là một kết quả khiến chúng em rất bất ngờ và vui mừng" - em Đỗ Mạnh Sơn, đại diện nhóm tác giả hào hứng chia sẻ.

Bột rau sam dưới dạng trà túi lọc - một bước đưa kết quả của đề tài nghiên cứu này đến với người sử dụng. ảnh 2

Bột rau sam dưới dạng trà túi lọc - một bước đưa kết quả của đề tài nghiên cứu này đến với người sử dụng.

Để phát huy tác dụng kháng khuẩn, diệt tế bào ung thư rất tốt của cây rau sam, các em đã nhận được nhiều sự đồng hành hỗ trợ để sản xuất được ra bột rau sam dưới dạng trà túi lọc để tiện cho quá trình sử dụng. Trong thời gian tới, các em rất mong muốn tiếp tục nghiên cứu để hoàn thiện đề tài, để có thể đưa sản phẩm ra thị trường, góp phần vào công tác điều trị bệnh ung thư, giảm chi phí chữa bệnh. 

Trường THPT Lương Ngọc Quyến là một đơn vị có truyền thống trong việc triển khai, khích lệ học sinh nghiên cứu khoa học kỹ thuật. Số lượng đề tài tham gia thi cấp trường hằng năm khoảng trên 20 đề tài.

Học sinh nhà trường đã có nhiều đề tài đạt giải các cấp, trong đó có giải Nhì cấp Quốc gia năm 2014, giải Tư cấp Quốc gia năm 2014, 2018…

GS.TS. Hoàng Chí Bảo chia sẻ câu chuyện về cuộc đời, sự nghiệp của Bác Hồ.

Học sinh hào hứng nghe kể chuyện về Bác Hồ

GD&TĐ - Ngày 20/12, Trường trung học cơ sở Cầu Giấy, Hà Nội tổ chức chương trình ý nghĩa chào mừng 77 năm Ngày thành lập Quân đội Nhân dân Việt Nam với chủ đề “Bác vẫn cùng chúng cháu hành quân”.
Thí sinh đội Team Try trong phần thi tại Vòng chung kết gen Z -Thế hệ dẫn đầu.

Thế hệ GEN Z nói gì về bình thường hóa Covid-19?

GD&TĐ -Với chủ đề “Xã hội có nên bình thường hoá việc mắc Covid-19”, các học sinh đến từ các trường THPT trên cả nước đã cùng đưa ra lập luận sắc bén để bảo vệ quan điểm tại vòng chung kết cuộc thi Gen Z - Thế hệ dẫn đầu
Dự án nước tưới Humic của Xuân Ðức (áo sáng) đã đạt giải Nhì cuộc thi khởi nghiệp Trường Ðại học Bách khoa Hà Nội năm 2020. Ảnh: NVCC.

Nam sinh sáng chế nước tưới hữu cơ

GD&TĐ - Với mong muốn người dân đô thị có thể tự trồng rau sạch tại nhà, Lương Xuân Đức (Viện Kỹ thuật hóa học, Trường Đại học Bách khoa Hà Nội) đã sáng chế nước tưới hữu cơ Humic.