Sinh viên nghiên cứu về biện pháp tự vệ trong thương mại quốc tế

GD&TĐ - Với tính học thuật cao, đề tài “Sự xung đột quan điểm pháp lý về mối liên hệ giữa những diễn tiến không lường trước và các điều kiện áp dụng biện pháp tự vệ” của nhóm sinh viên Ngô Quỳnh Giao, Nguyễn Cao Nguyên, Phạm Văn Vinh - Trường Đại học Mở TP.HCM đã xuất sắc đạt giải Nhất cuộc thi “Sinh viên nghiên cứu khoa học” năm 2017.

Thứ trưởng Nguyễn Văn Phúc trao giải nhất cho nhóm sinh viên đến từ Trường Đại học Mở TP Hồ Chí Minh
Thứ trưởng Nguyễn Văn Phúc trao giải nhất cho nhóm sinh viên đến từ Trường Đại học Mở TP Hồ Chí Minh

Trình bày về đề tài, trưởng nhóm Ngô Quỳnh Giao cho biết: Toàn cầu hoá đang là xu hướng của thế giới và ngày càng được mở rộng. Hòa mình vào xu thế đó, Việt Nam đã tiến hành thiết lập mối quan hệ giao thương với nhiều quốc gia trên thế giới.

Năm 2007, Việt Nam đã chính thức trở thành thành viên của tổ chức thương mại thế giới (WTO), đánh dấu giai đoạn bước vào sân chơi chung toàn cầu.

Mười năm đã trôi qua, chưa đủ dài cho một quá trình hội nhập nhưng không quá ngắn để va chạm với những mặt trái của tự do hóa thương mại và chứng kiến những diễn tiến không mong muốn.

Đáng kể là tác động từ việc hàng hóa nước ngoài nhập khẩu ồ ạt vào thị trường trong nước, khi mà năng lực cạnh tranh của nhiều ngành sản xuất nội địa còn yếu kém, đã kéo theo hệ quả nhiều doanh nghiệp sản xuất đứng trước nguy cơ phá sản, đổ vỡ.

Để ngăn chặn những thiệt hại nghiêm trọng này, một công cụ hữu hiệu của WTO đã được tạo ra nhằm giải quyết vấn đề này là biện pháp tự vệ.

Tự vệ được xem như công cụ hiệu quả nhất để bảo vệ ngành sản xuất nội địa, cho phép các quốc gia hành động khẩn cấp nhằm ngăn chặn tạm thời dòng chảy đột ngột của hàng hóa nhập khẩu để giúp ngành sản xuất nội địa của một quốc gia tránh những thiệt hại hoặc nguy cơ gây thiệt hại.

Mặc dù vậy, để áp dụng biện pháp tự vệ, Việt Nam hay bất kỳ thành viên WTO nào khác, cần phải đáp ứng tất cả các quy định nghiêm ngặt. Nếu không, sẽ phải đối mặt với nguy cơ bị khởi kiện tại WTO, bị thua kiện, không thể bảo vệ ngành sản xuất trong nước.

Một trong những yêu cầu pháp lý có tính tiên quyết để áp dụng tự vệ là yêu cầu về yếu tố những diễn tiến không lường trước được.

Tuy nhiên, việc hiểu và áp dụng yếu tố này trên thực tế vẫn còn tạo ra rất nhiều những tranh cãi, khi mà mỗi quốc gia đều đưa ra những quan điểm, lập luận và thực định khác nhau.

Điều này được thể hiện rất rõ thông qua các tranh luận gay gắt trong các tranh chấp tại WTO về việc vận dụng yếu tố những diến tiến không lường trước được.

Thêm vào đó, ở Việt Nam hiện nay vẫn chưa có công trình nào đề cập một cách chi tiết đến những vấn đề này. Một khoảng trắng cần được nhắc đến là pháp luật thực định của Việt Nam về biện pháp tự vệ không đề cập đến những diễn tiến không lường trước được.

Dù trên thực tế, Việt Nam đã có sự ghi nhận những diễn tiến không lường trước được trong các báo cáo điều tra và áp dụng tự vệ đã ban hành đối với một số sản phẩm như dầu thực vật, phôi thép dài, bột ngọt.

Nhóm sinh viên nghiên cứu và thầy hướng dẫn

Mặc dù vậy, việc ghi nhận này của Việt Nam vẫn chưa tương thích với các yêu cầu của WTO. Điều này khẳng định nhu cầu thực tế đối với việc nghiên cứu để làm rõ các vấn đề xoay quanh yếu tố những diễn tiến không lường trước được.

Cần thiết hơn, Việt Nam cũng đang tiến hành khởi kiện Indonesia về việc áp dụng biện pháp tự vệ tại WTO với vụ kiện có mã số WT/DS496. Trong vụ kiện này, Việt Nam có đề cập đến yếu tố những diễn tiến không lường trước được là vấn đề pháp lý xếp ở vị trí đầu tiên.

Do đó, cần phải có một nghiên cứu chuyên sâu đề cập đến vấn đề này nhằm tạo nền tảng cho các doanh nghiệp Việt Nam, cơ quan có thẩm quyền hiểu chỉnh xác về biện pháp tự vệ nói chung và những vấn đề thực tế, pháp lý xoay quanh những diễn tiến không lường trước được nói riêng.

Nói về đóng góp của đề tài đối với thực tế, thầy hướng dẫn Phan Đặng Hiếu Thuận cho biết: Đề tài thực hiện được việc khảo sát tất cả các vụ điều tra áp dụng tự vệ của Việt Nam để chỉ ra sự thiếu sót trong quá trình áp dụng, có nêu rõ cách khắc phục bằng hệ thống các giải pháp đồng bộ.

Đề tài đã nghiên cứu, phân tích chi tiết về các khía cạnh pháp lý và những vấn đề thực tế trong vụ kiện Việt Nam đang tiến hành với Indonesia và đề xuất các hành vi cụ thể hoàn toàn có thể thực hiện ngay để tăng sự chủ động và thêm khả năng thắng lợi cho phía Việt Nam.

Tiếp đó, đề tài đề xuất một hệ thống các kinh nghiệm từ thực tiễn giải quyết tranh chấp trên thế giới có khả năng áp dụng tại Việt Nam.

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

Nhà thơ Mai Văn Phấn đọc thơ tại Thư viện Stockholm, Thụy Điển. Ảnh: NVCC

Khi thơ đương đại vẫy gọi, quyến rũ

GD&TĐ - Sáng tác thơ trong bối cảnh hiện nay, khi các nguyên tắc cổ điển ngày càng được nới lỏng để phù hợp với sự thay đổi trong tư duy và thị hiếu thẩm mỹ