Sa sút trí tuệ do thời gian ngủ ngắn?

GD&TĐ - Một nghiên cứu mới đã chứng minh mối liên hệ giữa thời lượng ngủ ngắn dưới 6 giờ ở tuổi trung niên và nguy cơ sa sút trí tuệ.

Người ngủ ít có nguy cơ sa sút trí tuệ nhiều hơn 30%.
Người ngủ ít có nguy cơ sa sút trí tuệ nhiều hơn 30%.

Với thời gian theo dõi 25 năm, đây là một trong những nghiên cứu lâu nhất phát hiện ra mối liên quan này.

Nghiên cứu mới đây không mang tính kết luận, nhưng cung cấp những hiểu biết mới về mối quan hệ tiềm ẩn giữa giấc ngủ ngắn ở tuổi trung niên và chứng sa sút trí tuệ sau này. Từ giữa những năm 1980, nghiên cứu này đã tuyển chọn khoảng 10.000 người trong độ tuổi từ 35 - 55.

Với thời gian theo dõi trung bình dưới 25 năm, các nhà nghiên cứu có thể liên hệ tỷ lệ mắc chứng mất trí nhớ về sau với thời lượng ngủ ở tuổi 50.

Nghiên cứu cho thấy, nguy cơ sa sút trí tuệ cuối đời tăng 30% ở những người có thời lượng ngủ ngắn thường xuyên, trong độ tuổi 50 và 60. Những người này thường có giấc ngủ ít hơn 6 giờ một đêm.

Tuy nhiên, nghiên cứu này không thể trả lời về vấn đề liệu những rối loạn giấc ngủ ở tuổi trung niên có trực tiếp góp phần vào sự phát triển của chứng sa sút trí tuệ không. Hoặc, liệu giấc ngủ kém có phải là một triệu chứng sớm của sự thoái hóa thần kinh dẫn đến chứng sa sút trí tuệ hay không. 

Một số nghiên cứu gần đây cho thấy, giấc ngủ kém có thể góp phần gây ra các bệnh như Alzheimer. Giấc ngủ đã được chứng minh là đóng một vai trò quan trọng trong việc loại bỏ các protein độc hại khỏi não.

Vì vậy, giấc ngủ ngắn thường xuyên có thể đóng một vai trò quan trọng gây suy giảm nhận thức. 

Ông Robert Howard thuộc Đại học College London lưu ý rằng, giấc ngủ kém có thể là một triệu chứng sớm của bệnh.

“Chúng tôi biết rằng, những dấu hiệu đầu tiên của bệnh Alzheimer xuất hiện trong não 20 năm trước khi phát hiện được chứng suy giảm nhận thức. Vì vậy, luôn có khả năng giấc ngủ kém có thể là một triệu chứng rất sớm của tình trạng này. Đây không phải là một yếu tố nguy cơ có thể điều trị được”, ông Howard nhận định.

Nghiên cứu được cho là sẽ cung cấp những hiểu biết sâu sắc về mối liên quan giữa giấc ngủ ngắn và chứng sa sút trí tuệ. Tuy nhiên, câu hỏi còn “bỏ ngỏ” là: Liệu các biện pháp tích cực để cải thiện mô hình giấc ngủ ở tuổi trung niên có thể làm giảm nguy cơ mắc chứng sa sút trí tuệ sau này của một người hay không?

“Chứng sa sút trí tuệ giai đoạn đầu được biết là có ảnh hưởng đến chu kỳ ngủ - thức. Song, thời gian ngủ của người trưởng thành có liên quan đến chứng sa sút trí tuệ khởi phát muộn là không rõ ràng. Bởi, hầu hết các nghiên cứu đã không xem xét kỹ về tuổi khi đánh giá thời gian ngủ”, nghiên cứu mới kết luận.

Theo New Atlas

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

Minh họa/INT

'Nỗi ám ảnh' của ông Trump

GD&TĐ - Một trong những quốc gia được nhắc nhiều và chịu ảnh hưởng ngay trong ngày nhậm chức của Tổng thống Mỹ Donald Trump là Mexico.