Quảng Bình: Tiểu thương “khóc ròng”, ngư dân bỏ nghề vì hải sản không bán được

GD&TĐ - Thời gian này, cá hố tại xã Cảnh Dương ngư dân đánh bắt về không thể xuất khẩu, khiến tiểu thương “khóc ròng”, ngư dân chán nản bỏ nghề. Bởi, từ mức giá 120.000 đồng/kg, nay chỉ còn chưa tới 5.000 đồng/kg.

Do không thể xuất khẩu được, tiểu thương buộc phải chở cá về lại Quảng Bình trong tình trạng hư hỏng nặng.
Do không thể xuất khẩu được, tiểu thương buộc phải chở cá về lại Quảng Bình trong tình trạng hư hỏng nặng.

Do ảnh hưởng của dịch COVID-19 nên việc lưu thông hàng hóa bị ngưng trệ. Nhiều tiểu thương vận chuyển cá lên cửa khẩu Móng Cái (tỉnh Quảng Ninh) để xuất khẩu sang Trung Quốc nhưng số cá bị hư hỏng, họ đành phải chịu lỗ chở cá về lại Quảng Bình và bán với giá phế phẩm.

Số cá hố không thể xuất khẩu tiểu thương buộc phải nhận lại từ các tài xế vận chuyển và chịu thua lỗ.
Số cá hố không thể xuất khẩu tiểu thương buộc phải nhận lại từ các tài xế vận chuyển và chịu thua lỗ.

Làng nghề đánh cá Cảnh Dương (xã Cảnh Dương, huyện Quảng Trạch, Quảng Bình) nổi tiếng với đặc sản cá hố xuất khẩu ra nước ngoài, cho thu nhập hàng chục tỷ đồng mỗi năm. Nhưng hiện nay, đặc sản này chỉ bán với mức giá 5.000đ/kg, dùng làm thức ăn chăn nuôi.

Hầu hết cá được chở về từ cửa khẩu đã bốc mùi, thậm chí nhiều thùng cá bị thối rửa. Nhiều tiểu thương khi nhận lại hàng từ các tài xế đã bật khóc nức nở.

Một tiểu thương tại xã Cảnh Dương cho biết: "Trước đây, sau mỗi chuyến đi biển, cá hố sẽ bán với giá 120.000đ/kg và được xuất khẩu sang các nước lân cận, đặc biệt là Trung Quốc.

Từ đặc sản với giá bán 120.000 đồng/kg nay chỉ còn bán với giá chưa đến 5.000 đồng/kg, dùng để làm thức ăn chăn nuôi.
Từ đặc sản với giá bán 120.000 đồng/kg nay chỉ còn bán với giá chưa đến 5.000 đồng/kg, dùng để làm thức ăn chăn nuôi.

Nhưng nay do dịch COVID-19, phía Trung Quốc không hoàn thành thủ tục cho mình sang để tiêu thụ khiến một lượng lớn cá bị hư hỏng do thời gian kéo dài. Giờ chỉ đành bán với giá chưa đến 5.000đ/kg để người dân trong xã mua làm thứ ăn chăn nuôi".

Ông, Đồng Vinh Quang, Chủ tịch UBND xã Cảnh Dương cho hay, trên địa bàn có 648 tàu thuyền đánh cá với khoảng 4.000 lao động. Ngư dân ở đây chủ yếu đánh bắt xa bờ, đặc biệt đánh bắt cá hố vì loài cá này có giá thành cao.

"Thời gian gần đây, việc các tiểu thương không xuất khẩu cá, gây nên tình trạng tồn đọng, giá cá rất rẻ. Số cá không xuất khẩu bị hư hỏng nặng, khiến tiểu thương lâm vào tình trạng thua lỗ, nhiều ngư dân cũng thả neo, bỏ nghề bám biển”.

Nhiều ngư dân thả neo, bỏ nghề bám biển.
Nhiều ngư dân thả neo, bỏ nghề bám biển.

Trước tình trạng trên, chính quyền địa phương xã Cảnh Dương mong muốn các ban ngành quan tâm, hỗ trợ kinh phí xây dựng kho bảo quản để khắc phục vướng mắc, khó khăn này.

"Hiện tại địa phương có khoảng 9 doanh nghiệp và cơ sở thu mua hải sản xuất khẩu sang Trung Quốc, nhưng chỉ có một kho đông lạnh chứa được 50 tấn. Điều này sẽ dẫn đến tình trạng tồn đọng cá trên địa bàn, một số cơ sở không có nơi bảo quản sẽ bị hư hỏng khiến ngư dân và doanh nghiệp lâm vào cảnh thua lỗ, phá sản", ông Quang cho biết thêm.

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

Ronaldo và Messi văng khỏi danh sách 20 cầu thủ xuất sắc nhất thế giới 2024.

Ronaldo và Messi đón tin kém vui

GD&TĐ - Bộ đôi siêu sao của bóng đá thế giới vắng mặt trong danh sách 20 cầu thủ xuất sắc nhất thế giới 2024.

Minh họa/INT

Truyện ngắn: Hậu phương yêu thương

GD&TĐ - Mấy hôm nay gió bấc đã tràn về đảo nhỏ. Lão gió gào thét lùng sục khắp các ngõ ngách, thấy cái gì cũng lật tung lên như thể để tìm kiếm thứ gì đó.