Nước hồ thuỷ điện Ya Ly đổi màu, nổi váng là do đâu?

GD&TĐ - Sau khi lấy mẫu nước hồ Ya Ly đi kiểm tra, kết quả cho thấy tại một số khu vực có màu xanh đậm, nổi váng là do dư thừa các chất dinh dưỡng trong nước.

Qua kết quả phân tích mẫu nước tại hồ Ya Ly thì nước có màu xanh đậm, nổi váng là do dư thừa chất dinh dưỡng.
Qua kết quả phân tích mẫu nước tại hồ Ya Ly thì nước có màu xanh đậm, nổi váng là do dư thừa chất dinh dưỡng.

Sau khi Báo GD&TĐ có bài phản ánh về việc nước hồ thuỷ điện Ya Ly (huyện Sa Thầy, tỉnh Kon Tum) đổi màu, đặc quánh và có mùi hôi thì Sở Tài nguyên và Môi trường Kon Tum đã tiến hành lấy mẫu nước kiểm tra.

Theo đó, Trung tâm Quan trắc Tài nguyên và Môi trường đã lấy mẫu nước thải tại vị trí xả thải trước khi đổ ra suối Đăk Sia của Nhà máy chế biến mủ cao su APT và Nhà máy sản xuất tinh bột sắn Vina. Bên cạnh đó, lấy mẫu nước mặt tại mương thủy lợi dẫn nước tưới tiêu, nuôi trồng thủy sản (khu vực thôn 3, thị trấn Sa Thầy) và mẫu nước hồ Ya Ly tại khu vực nước có màu xanh đậm.

Qua kết quả phân tích mẫu nước, cơ quan chức năng nhận định, kết quả kiểm soát chất lượng nước thải của 2 Nhà máy đều đạt quy chuẩn cho phép. Đối với mẫu nước mặt tại mương thủy lợi dẫn nước tưới tiêu, nuôi trồng thủy sản tại thôn 3 cơ bản đảm bảo chất lượng dùng cho mục đích tưới tiêu thủy lợi. Mặc dù có 2 chỉ tiêu vượt quy chuẩn nhưng không đáng kể (từ 1,03 đến 1,4 lần)....

Theo Sở TN&MT Kon Tum qua kết quả phân tích mẫu nước cho thấy nước hồ Ya Ly tại một số khu vực có màu xanh đậm, nổi váng là do dư thừa các chất dinh dưỡng trong nước.

Nhằm tăng cường công tác bảo vệ môi trường, hạn chế việc phát thải các chất hữu cơ vào lòng hồ Ya Ly làm ảnh hưởng đến môi trường, UBND tỉnh Kon Tum đã giao các cơ quan liên quan và huyện Sa Thầy tăng cường giám sát việc thực hiện công tác bảo vệ môi trường tại các Nhà máy sản xuất trên địa bàn. Bên cạnh đó, chỉ đạo chính quyền địa phương tiếp tục theo dõi các hiện tượng bất thường (nếu có) tại khu vực lòng hồ Ya Ly. Qua đó, kịp thời kiến nghị với cơ quan chức năng để phối hợp xử lý.

Đồng thời, tăng cường tuyên truyền, vận động người dân thực hiện thu dọn triệt để các phế phẩm từ quá trình canh tác trong vùng bán ngập, đặc biệt là cây mỳ sau khi thu hoạch xong. Qua đó nhằm hạn chế việc phát thải các chất hữu cơ (cành, lá, củ mỳ) vào lòng hồ làm ảnh hưởng đến môi trường và chất lượng nước hồ...

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

Đối tượng Nguyễn Minh Trường thời điểm bị bắt giữ và tang vật.

Triệt phá 'lô cốt' ma túy

GD&TĐ - “Bà trùm” chia nhỏ ma túy, giao cho “chân rết” là những “quái xế” vận chuyển bằng xe máy với tốc độ cao nhằm hạn chế giám sát của lực lượng chức năng.