Những sự cố hàng không kỳ quặc

GD&TĐ - Trong lịch sử hàng không, kể từ khi anh em Bright lần đầu tiên thực hiện ước mơ chinh phục không trung của loài người, đã có nhiều tai nạn hoặc sự cố hàng không xảy ra. Tuy nhiên, có những sự cố khiến dư luận sững sờ vì sự kỳ lạ, thậm chí có những sự việc tưởng chừng chỉ có thể diễn ra trong những câu chuyện hư cấu.

Những sự cố hàng không kỳ quặc

Sự cố trên vùng trời Brocklesby

Ngày 29/9/1940, hai chiếc máy bay thuộc Lực lượng Không quân Hoàng gia Australia đã gặp sự cố trong khi tập luyện trên không trung Brocklesby, New South Wales. Sự cố khiến phi công và nhân viên quan sát của chiếc máy bay trên cao, cùng nhân viên quan sát của máy bay phía dưới đều phải nhanh chóng nhảy dù.

Người duy nhất còn lại trên một chiếc máy bay ở phía trên là phi công trưởng Leonard Fuller. Hai chiếc máy bay sau khi va chạm không bị lao xuống đất như bình thường mà vẫn bay trên không, chỉ mắc vào nhau, một ở trên, một ở dưới.

Động cơ của chiếc máy bay phía trên do Fuller điều khiển đã dừng hoạt động, nhưng chiếc máy bay vẫn giữ được ổn định nhờ động cơ của chiếc máy bay phía dưới. Fuller nhanh chóng phát hiện ra rằng anh có thể hạ thấp độ cao đơn giản bằng cách điều khiển máy bay của mình.

Fuller đã điều khiển cả hai máy bay suốt 8km trước khi hạ cánh xuống Brocklesby. Chiếc máy bay mắc bên dưới bị hư hỏng nặng, buộc phải thải, tuy nhiên, chiếc máy bay của Fuller tiếp tục được sử dụng sau khi sửa chữa và bảo hành.

Chuyến bay Bristish Airways 5390

Ngày 10/7/1990, chuyến bay British Airways 5390 từ Birmingham (Anh) tới Malaga (Tây Ban Nha) đã xảy ra một sự cố kỳ quặc khiến tấm chắn gió của khoang lái bị bay mất ở độ cao hơn 5.200m. Sự mất áp suất đột ngột hút bay cơ trưởng Timothy Lancaster ra khỏi ghế lái. Ông may mắn không bị thổi tung ra không trung chỉ nhờ một hành động nhanh như cắt của tiếp viên hàng không Nigel Ogden khi anh túm được thắt lưng của cơ trưởng.

Cùng lúc đó, chân của Lancaster đạp phải cần điều khiển và làm gián đoạn chế độ lái tự động, khiến chiếc máy bay chuẩn bị đâm xuống. Phi công thứ hai đã nhanh chóng lấy lại độ cao cho chiếc máy bay, nhưng cả nửa người Lancaster vẫn bị hút lơ lửng bên ngoài máy bay. Áp suất thay đổi cũng bắt đầu kéo cả Ogden ra ngoài. Đến lượt Ogden được giữ lại nhờ một tiếp viên khác đang túm chặt thắt lưng của anh.

Tình thế ngày một căng thẳng. Mặt Lancaster bị đập liên tục vào tấm chắn bên cạnh của khoang lái. Phi hành đoàn đã nghĩ ông không thể qua khỏi. Ai đó thậm chí đã nói rằng hãy buông tay để cơ trưởng ra đi. Nhưng họ vẫn cố gắng giữ Lancaster lại, phần bởi lo ngại nếu buông tay, ông có thể bị hút vào động cơ, gây hư hỏng nặng hơn nhiều.

Chiếc máy bay đã phải đỗ khẩn cấp tại Southampton (Anh). Khi hạ cánh, cả đội vô cùng mừng rỡ khi thấy Lancaster vẫn sống. Ông được nhanh chóng đưa vào bệnh viện điều trị các chấn thương, ngoài ra, vụ việc không gây thương vong nào đáng kể.

(Còn tiếp)

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

Minh họa/INT

Câu trả lời rõ ràng

GD&TĐ - Mới đây, Phó Chủ tịch UBND TP Hà Nội Dương Đức Tuấn cho biết, sẽ thay thế tuyến buýt nhanh BRT Kim Mã - Yên Nghĩa bằng tuyến đường sắt đô thị...
Rút ngắn kỳ nghỉ hè có thể cải thiện năng suất học tập của học sinh.

Đề xuất rút ngắn kỳ nghỉ hè tại Anh

GD&TĐ - Quỹ từ thiện Nuffield, Anh, đề xuất nước này nên rút ngắn kỳ nghỉ hè từ 6 tuần xuống 4 tuần còn thời gian nghỉ giữa các học kỳ kéo dài 1 - 2 tuần.
Đồng bào các dân tộc xem triển lãm ảnh Bác Hồ với cộng đồng các dân tộc Việt Nam.

Tháng 5 'Theo dấu chân Người'

GD&TĐ - Tại Làng Văn hóa - Du lịch các dân tộc Việt Nam (Hà Nội) trong tháng 5/2024 sẽ diễn ra các hoạt động với chủ đề 'Theo dấu chân Người'.