Nhiều ý tưởng khoa học “táo bạo” của SV rất hữu ích cho đời sống giáo dục

GD&TĐ - Đó là nhận xét của thành viên Hội đồng giám khảo chuyên môn tại Hội nghị Sinh viên nghiên cứu khoa học năm học 2017-2018 do Trường ĐH Sư Phạm TPHCM tổ chức sáng 18/5.

 Nhóm sinh viên đang báo cáo tham luận trước hội đồng giám khảo
Nhóm sinh viên đang báo cáo tham luận trước hội đồng giám khảo

Theo PGS TS Nguyễn Tiến Công – Trưởng Phòng Nghiên cứu Khoa học Trường ĐH Sư Phạm TPHCM cho biết, Hội nghị Sinh viên (SV) NCKH là hoạt động thường niên của Nhà trường với các mục tiêu: tổng kết hoạt động NCKH của SV trong năm học vừa qua; công bố các kết quả nghiên cứu khoa học nổi bật của SV trong toàn trường và là dịp để SV học tập, trao đổi kinh nghiệm NCKH nhằm không ngừng chiếm lĩnh tri thức mới…

Tiếp tục phát huy truyền thống NCKH trong SV và giảng viên, năm học 2017-2018, Trường ĐH Sư Phạm TPHCM đã triển khai hoạt động NCKH trong SV ngay từ tháng 10 năm 2017. Sau các vòng xét chọn, đã có 135 đề tài đến từ 20/22 khoa được kí hợp đồng triển khai thực hiện. Đến nay, tất cả các khoa đã tổ chức đánh giá nghiệm thu các đề tài nghiên cứu và đã có 109 đề tài được nghiệm thu.

Ban tổ chức trao đã trao 6 giải Nhất cho các nhóm SV xuất sắc với các đề tài khoa học có tính ứng dụng cao trong thực tiễn cuộc sống
Ban tổ chức trao đã trao 6 giải Nhất cho các nhóm SV xuất sắc với các đề tài khoa học có tính ứng dụng cao trong thực tiễn cuộc sống 

Trên cơ sở đánh giá của Hội đồng khoa học cấp Khoa, 31 đề tài tiêu biểu đã được chọn đăng trong kỉ yếu Hội nghị SV NCKH năm 2018 của trường; 20 đề tài trong số này được đề cử tham gia báo cáo tại 4 tiểu ban trong Hội nghị SV NCKH cấp trường…

Cũng theo PGS Nguyễn Tiến Công năm nay Ban tổ chức Hội nghị đã mời các nhà khoa học hàng đầu trong các lĩnh vực ở các trường khác làm Hội đồng giám khảo chuyên môn để nhằm đánh giá, phản biện các đề tài nghiên cứu của các em SV...

Theo TS Mai Hiền Lê - Trường CĐ Sư Phạm Trung Ương TPHCM thành viên Hội đồng giám khảo nhận xét về chất lượng của các đề tài báo cáo tại Tiểu ban 3 (Giáo dục Đặc biệt, GD Mần Non, GD Tiểu học, GD Thể chất, Khoa học GD; Tâm lý học), hầu hết các đề tài đều có tính chuyên môn cao, các em SV rất sáng tạo và tự tin trong cách thể hiện đề tài, với các ý tưởng khoa học rất “táo bạo” tạo ra những sản phẩm rất gần gũi và hữu ích với đời sống giáo dục.

Cụ thể ở đề tài “Xây dựng ngữ liệu hỗ trợ dạy – học chủ đề giải toán có lời văn ở tiểu học” được TS Lê đánh giá rất cao bởi tính táo bạo cũng như ứng dụng của đề tài trong thực tế giáo dục hiện nay. “Đơn cử khi con của mình học toán trong sách nhiều khi cháu đọc đề bài không hiểu nhưng khi được mẹ hướng dẫn diễn đạt lại theo cách của mẹ với ngôn ngữ đời thường thì cháu hiểu được bài và giải được bài toán” TS Lê cho biết. Cũng theo TS Lê thì các đề tài với các sản phẩm như “cuốn sổ tay cho trẻ em khiếm thính mầm non trong lớp hòa nhập”, “Thiết kế website và các sản phẩm điện tử hỗ trợ hoạt động giáo dục phòng tránh bị xâm hại tình dục cho trẻ tiểu học”, đều mang tính thời sự và cấp thiết trong đời sống hiện nay...

Hội nghị đã tổ chức lễ tổng kết và trao giải thưởng nghiên cứu khoa học cho các SV với các đề tài xuất sắc và có tính ứng dụng cao. Cụ Thể ban tổ chức đã trao 6 giải Nhất; 6 giải Nhì; 7 giải Ba; và 12 giải khuyến khích cho các tham gia sinh viên nghiên cứu khoa học năm 2018.

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

Cầu Hiền Lương nối đôi bờ Bến Hải. Ảnh: ITN

Nội sinh từ khát vọng

GD&TĐ - Đất nước mình có rất nhiều dòng sông! Nhưng chắc chắn, không một dòng sông nào phải chứng kiến nỗi đau chia cắt như dòng Bến Hải.
Ảnh: Quốc Bình

Đu đủ là vừa!

GD&TĐ - Trước khi trời đổ mưa rào giao mùa Xuân sang Hạ, chị liền hối đứa nhỏ bắc ghế hái những quả đu đu đã lớn hết cỡ, vỏ ngả ương ương.
Đau đầu hay nhức đầu là tình trạng rất phổ biến, có thể gặp phải ở bất cứ nhóm tuổi nào. Ảnh minh họa: INT

Đi tìm nguyên nhân gây bệnh đau đầu

GD&TĐ - Có hai nhóm nguyên nhân chính gây đau đầu là nguyên phát và thứ phát, trong đó, đau đầu nguyên phát chiếm 90% và là cơn đau do bệnh lý cụ thể gây ra.