Người kết nối

GD&TĐ - Sự chủ động, sát sao của GV chủ nhiệm trong nắm bắt từng trường hợp HS có nguy cơ bỏ học, tạo không khí trường lớp với những hoạt động văn nghệ, thể thao sôi nổi là cách thu hút HS bám trường những ngày cận Tết. 

Ảnh minh họa/INT
Ảnh minh họa/INT

Chỉ vài ngày sau khi kiểm tra học kỳ I, Trường Phổ thông Dân tộc Bán trú THCS Trà Mai (Nam Trà My, Quảng Nam) lác đác có HS nghỉ học. Ngoài việc chủ động liên hệ với chính quyền xã, thôn tuyên truyền, vận động HS ra lớp trước và sau Tết, nhà trường bắt đầu tổ chức giải thể thao HS. Những hoạt động thể thao, văn nghệ, các trò chơi dân gian… là cách nhiều trường học ở vùng cao thường tổ chức trước và sau Tết để thu hút HS đến trường. 

Nguyên nhân HS bỏ học trước và sau Tết là để đi làm rẫy, bẻ đót, hái lá dong bán kiếm tiền phụ giúp gia đình, thậm chí là ở nhà trông em. Chính vì vậy, thầy cô giáo ở các trường học vùng có HS là đồng bào dân tộc cũng đều trở thành những người kết nối, vận động các cá nhân, tổ chức… ủng hộ để có thể lo Tết cho HS. Đây là hoạt động diễn ra ở hầu khắp các trường học vùng miền núi.

Những món quà Tết nhận được từ các nhà tài trợ như gạo, dầu ăn, mì chính, áo quần mới… sẽ góp phần giúp hạn chế tình trạng HS phải bỏ học. Những HS người dân tộc có hoàn cảnh gia đình đặc biệt khó khăn của Trường Phổ thông Dân tộc Bán trú THCS Trà Mai  được hỗ trợ 1 triệu đồng từ các nguồn ủng hộ. Dự kiến, gần sát ngày nghỉ Tết, các em được nhận thêm khoảng 500.000 đồng nữa. Hơn cả những món quà, đó là “tấm vé” giúp HS bám trường, bám lớp, không phải nghỉ học để phụ giúp kinh tế cho gia đình. 

Nằm ở xã biên giới Axan (huyện Tây Giang, Quảng Nam) nhưng vài năm gần đây, số HS nghỉ học sau Tết Nguyên đán của nhà trường giảm hẳn. “HS ra lớp muộn thì có nhiều. Có em nghỉ học ở nhà vì ham chơi, chưa muốn đi học trở lại. Trước khi HS nghỉ Tết, nhà trường có thông báo gửi về địa phương về thời gian nghỉ Tết của các em và nhờ chính quyền vận động, nhắc nhở HS đến trường ngay khi hết kỳ nghỉ. Việc chính quyền địa phương nắm bắt được tình hình HS ở từng thôn, bản sẽ hỗ trợ rất nhiều cho nhà trường trong việc duy trì sĩ số HS sau Tết được bảo đảm. Tuy nhiên, GV chủ nhiệm cũng phải nắm bắt được những HS nào có nguy cơ bỏ học cao, em có hoàn cảnh khó khăn để vận động kịp thời”, thầy Nguyễn Công Tươi, Hiệu trưởng Trường THPT Võ Chí Công chia sẻ. 

Vận động HS ra lớp là nhiệm vụ có tính thường xuyên của các trường học vùng đồng bào dân tộc, thậm chí cả vùng biển. Thế nhưng, theo thầy Tươi, thành công bao nhiêu, thành công đến đâu còn tùy thuộc vào sự nhiệt tình, kiên trì của cán bộ, giáo viên nhà trường. Nếu vận động HS trở lại trường rồi, nhưng không có  biện pháp hỗ trợ, kèm cặp các em trong học tập, HS vẫn nghỉ học theo kiểu “giã gạo”, thậm chí là bỏ học. Theo lý giải của thầy Tươi, HS người dân tộc khi đến trường, đều có chế độ, chính sách hỗ trợ của Nhà nước.

“HS trường mình được bao cấp toàn bộ, từ ăn ở đến sinh hoạt phí. Đến cây bút viết, cặp sách, quyển vở, đồng phục, chăn ấm… tập thể nhà trường, bằng nhiều nguồn khác nhau, đã huy động được các nhà hảo tâm hỗ trợ cho HS thậm chí là còn đủ để dùng cho năm học sắp tới. Thế nên không thể đổ lỗi là do hoàn cảnh kinh tế khó khăn được. HS học đến THPT mà nghỉ học phần lớn vì sức học không đáp ứng được yêu cầu của chương trình học. Vì vậy, sau khi vận động HS quay trở lại trường, ban giám hiệu đều phân công giáo viên kèm cặp, phụ đạo thêm cho các em trong học tập”, thầy Tươi cho hay. 

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

MIT miễn học phí cho sinh viên đến từ gia đình thu nhập thấp.

MIT miễn học phí cho sinh viên

GD&TĐ - Từ học kỳ mùa Thu năm 2025, Viện Công nghệ Massachusetts (MIT), sẽ miễn học phí cho sinh viên thuộc gia đình có thu nhập dưới 200 nghìn USD.

Người bệnh nhập viện trong tình trạng đau tức ngực dữ dội, khó thở. Ảnh: BVCC

Nhồi máu cơ tim sau tập thể hình

GD&TĐ - Các bác sĩ Trung tâm Tim mạch, Bệnh viện E đã cứu sống một nam thanh niên (32 tuổi) nhập viện do nhồi máu cơ tim cấp.

Nhà giáo Nhân dân Nguyễn Thị Thu Vân - Trường THPT chuyên Lê Quý Đôn, TP Điện Biên Phủ (Điện Biên). Ảnh: NVCC

'Trái ngọt' từ tình yêu nghề

GD&TĐ - Hơn 20 năm công tác, cô Nguyễn Thị Thu Vân - giáo viên Trường THPT chuyên Lê Quý Đôn (Điện Biên) có nhiều đóng góp cho sự nghiệp “trồng người”.