Ngăn tình trạng học sinh bỏ học sau Tết

GD&TĐ - Dịp Tết, học sinh thường được nghỉ dài ngày để cùng gia đình ăn Tết. Chính vì nghỉ học quá nhiều ngày nên tâm lý của học sinh chưa muốn quay trở lại trường là điều dễ hiểu. Mặt khác, dịp Tết cũng chính là thời gian mà nhiều học sinh tự ý bỏ học với nhiều lý do khác nhau, đây là nỗi lo không chỉ của nhà trường mà cả chính quyền địa phương trong công tác quản lý giáo dục.

Chăm sóc bữa ăn cho học sinh nội trú ở vùng cao.
Chăm sóc bữa ăn cho học sinh nội trú ở vùng cao.

Học sinh bỏ học thường là học sinh cấp 2, cấp 3. Ở lứa tuổi này các em học sinh thường có tâm lý không ổn định, thiếu định hướng cho tương lai, dễ bị bạn bè dụ dỗ, lôi kéo, thích khám phá và thể hiện bản thân… cho nên rất dễ xảy ra tình trạng bỏ học.

Bên cạnh đó, hiện nay tình trạng sinh viên ra trường thường xuyên thất nghiệp dẫn đến tâm lý không muốn tiếp tục học của một bộ phận học sinh cũng như phụ huynh không muốn cho học đang diễn ra phổ biến.

Nhiều phụ huynh cho rằng, việc cho con học đến cao đẳng, đại học rồi sau đó thất nghiệp sẽ dẫn đến lãng phí, do đó, có trường hợp phụ huynh lại khuyên con nên nghỉ học để phụ giúp gia đình hoặc đi lao động kiếm sống và tích lũy chút vốn liếng để làm ăn. Đây là nhận định tiêu cực, cản trở ước mơ của học sinh, về lâu dài sẽ ảnh hưởng đến nguồn lao động có chất lượng của đất nước.

Vấn đề sinh viên ra trường thất nghiệp chỉ là tức thời, khi nguồn lao động có những biến động nhất định như cung vượt cầu; chất lượng đạo tạo nguồn nhân lực của một số trường cao đẳng, đại học chưa đáp ứng với thị trường lao động…Nhưng nó sẽ được điều chỉnh kịp thời với những quyết sách của ngành Giáo dục; cũng như sự sáng suốt trong việc lựa chọn ngành nghề theo học của học sinh. Và trong tương lai gần thị trường lao động sẽ ổn định, nhu cầu tuyển dụng sinh viên ra trường sẽ tăng cao; các trường đại học, cao đẳng phải nâng cao chất lượng đào tạo để đáp ứng thị thường lao động…

Học là để thực hiện ước mơ, học là để trang bị kiến thức, kinh nghiệm sống và có chỗ đứng trong xã hội. Học là để thay đổi cuộc sống của chính mình và gia đình. Vẫn có nhiều gia đình phải bán đất, cầm cố tài sản hoặc cha mẹ phải đi làm thuê, làm mướn nhưng quyết cho con ăn học để có tương lai tươi sáng. Nếu lo lắng tình trạng sinh viên ra trường thất nghiệp mà bỏ dỡ việc học tập là nhận thức không đúng đắn, không phù hợp với xu thế tất yếu của xã hội. Phụ huynh cần phải có sự quan tâm, định hướng đối với việc học của con mình, nhất là lứa tuổi đang học cấp 2, cấp 3, hạn chế các em có những suy nghĩ nhất thời mà quyết định việc bỏ học.

Đồng thời, nhà trường và giáo viên chủ nhiệm cần nắm bắt thông tin đối với những học sinh có ý định bỏ học, để kịp thời phối hợp với phụ huynh và chính quyền địa phương vận động học sinh quay lại lớp; cần có chính sách hỗ trợ đối với những học sinh nghèo, khó khăn để các em có thể tiếp tục theo học…để góp phần hạn chế thấp nhất tình trạng học sinh bỏ học sau Tết hiện nay.

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

MIT miễn học phí cho sinh viên đến từ gia đình thu nhập thấp.

MIT miễn học phí cho sinh viên

GD&TĐ - Từ học kỳ mùa Thu năm 2025, Viện Công nghệ Massachusetts (MIT), sẽ miễn học phí cho sinh viên thuộc gia đình có thu nhập dưới 200 nghìn USD.

Người bệnh nhập viện trong tình trạng đau tức ngực dữ dội, khó thở. Ảnh: BVCC

Nhồi máu cơ tim sau tập thể hình

GD&TĐ - Các bác sĩ Trung tâm Tim mạch, Bệnh viện E đã cứu sống một nam thanh niên (32 tuổi) nhập viện do nhồi máu cơ tim cấp.

Nhà giáo Nhân dân Nguyễn Thị Thu Vân - Trường THPT chuyên Lê Quý Đôn, TP Điện Biên Phủ (Điện Biên). Ảnh: NVCC

'Trái ngọt' từ tình yêu nghề

GD&TĐ - Hơn 20 năm công tác, cô Nguyễn Thị Thu Vân - giáo viên Trường THPT chuyên Lê Quý Đôn (Điện Biên) có nhiều đóng góp cho sự nghiệp “trồng người”.