Không để học sinh bỏ học sau Tết

GD&TĐ - Sau Tết, học sinh phải trở lại trường để học theo đúng thời gian quy định. Nhà trường, giáo viên có trách nhiệm chuẩn bị các điều kiện cần thiết để tổ chức dạy học, đặc biệt là phải sốc lại tinh thần học tập của học sinh sau kỳ nghỉ Tết dài ngày.

Sở GD-ĐT Quảng Nam yêu cầu các trường học phải đảm bảo sĩ số học sinh trước và sau Tết Nguyên đán 2019 (Ảnh: Dân trí)
Sở GD-ĐT Quảng Nam yêu cầu các trường học phải đảm bảo sĩ số học sinh trước và sau Tết Nguyên đán 2019 (Ảnh: Dân trí)

Tuy nhiên, đối với các trường ở địa phương miền núi thì rất lo học sinh bỏ học sau Tết. Để ngăn chặn tình trạng này, nhà trường thường xuyên phân công giáo viên bám bản, bám làng, bám từng gia đình…để vận động các em đến lớp, đây là một nhiệm vụ rất vất vả của các giáo viên và không phải lúc nào giáo viên cũng hoàn thành nhiệm vụ.

Hầu hết các địa phương miền núi có điều kiện kinh tế - xã hội rất khó khăn, kinh tế gia đình chủ yếu dựa vào nông nghiệp; dân cư chủ yếu là đồng bào dân tộc thiểu số, chưa quan tâm đến việc thực hiện kế hoạch hóa gia đình nên thường sinh nhiều con, dẫn đến kinh tế rất khó khăn. Nhiều gia đình không cho con đến trường để phụ giúp cha mẹ làm nương rẫy hoặc đi làm thuê…; đến mùa thu hoạch thì các em hầu như là lao động chính trong gia đình.

Bên cạnh đó, giao thông đi lại ở địa phương miền núi rất khó khăn, địa hình hiểm trở; quảng đường từ nhà đến trường khá xa, phương tiện đi lại rất hạn chế, đa số các em đều đi bộ nên thường nản chí không muốn đến trường.

Mặt khác, phụ huynh học sinh cũng lơ là trong việc nhắc nhở, động viên các em đến lớp, không ít gia đình bắt các em phải nghỉ học ở nhà để bắt chồng, bắt vợ theo hủ tục của địa phương. Khi giáo viên phát hiện các em bỏ học thì phải vào tận nhà để vận động nhưng nhiều trường hợp các em lại chạy trốn, né tránh, còn phụ huynh thì không chịu hợp tác với giáo viên để thuyết phục các em đến lớp.

Ngoài ra, nhà trường chưa thường xuyên phân loại học lực của các em trong cùng một lớp, chưa bố trí giờ học riêng dành cho học sinh yếu nên học sinh nào học lực kém thì thường giậm chân tại chỗ dẫn đến các em tự ti, xấu hổ với bạn bè nên nghỉ học.  

Để khắc phục tình trạng học sinh bỏ học sau Tết cần phải tăng cường phối hợp giữa nhà trường, gia đình và chính quyền địa phương, không chỉ động viên các em đến lớp mà phải xem xét đến từng điều kiện, hoàn cảnh của các em để có biện pháp hỗ trợ cụ thể về vật chất cũng như tinh thần để động viên các em đến lớp.

Không để bất cứ học sinh nào phải bỏ học sau Tết là nhiệm vụ rất nặng nề, trong đó, trách nhiệm của giáo viên chủ nhiệm là rất quan trọng trong việc vận động học sinh đến lớp; chính quyền địa phương cần tích cực tuyên truyền nâng cao nhận thức của người dân; hỗ trợ, tạo điều kiện để các em đến trường, qua đó xóa bỏ dần các hủ tục lạc hậu, góp phần nâng cao dân trí và phát triển kinh tế - xã hội ở địa phương miền núi hiện nay.

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

MIT miễn học phí cho sinh viên đến từ gia đình thu nhập thấp.

MIT miễn học phí cho sinh viên

GD&TĐ - Từ học kỳ mùa Thu năm 2025, Viện Công nghệ Massachusetts (MIT), sẽ miễn học phí cho sinh viên thuộc gia đình có thu nhập dưới 200 nghìn USD.

Người bệnh nhập viện trong tình trạng đau tức ngực dữ dội, khó thở. Ảnh: BVCC

Nhồi máu cơ tim sau tập thể hình

GD&TĐ - Các bác sĩ Trung tâm Tim mạch, Bệnh viện E đã cứu sống một nam thanh niên (32 tuổi) nhập viện do nhồi máu cơ tim cấp.

Nhà giáo Nhân dân Nguyễn Thị Thu Vân - Trường THPT chuyên Lê Quý Đôn, TP Điện Biên Phủ (Điện Biên). Ảnh: NVCC

'Trái ngọt' từ tình yêu nghề

GD&TĐ - Hơn 20 năm công tác, cô Nguyễn Thị Thu Vân - giáo viên Trường THPT chuyên Lê Quý Đôn (Điện Biên) có nhiều đóng góp cho sự nghiệp “trồng người”.