Người học tạo ra giá trị cho bằng cấp

GD&TĐ - Chuyên gia, nhà tuyển dụng gửi lời khuyên đến thí sinh trước ngưỡng cửa ĐH tại tọa đàm trực tuyến chủ đề “Chọn việc làm hay chọn bằng cấp”.

Khách mời tham gia tọa đàm "Chọn việc làm hay bằng cấp".
Khách mời tham gia tọa đàm "Chọn việc làm hay bằng cấp".

Thầy Vũ Chí Thành, Hiệu trưởng Trường CĐ FPT Polytechnic cho rằng: Mỗi người đều có ước mơ, mong muốn có được tấm bằng danh giá. Nhưng thực tế thì không phải ai cũng có thể thực hiện được ước mơ đó. Chính vì vậy, bên cạnh nhận diện đam mê, người học cần xác định liệu mình có năng lực để theo đuổi đam mê đó hay không? Bên cạnh đam mê, năng lực, thí sinh nên tìm hiểu về “nhu cầu xã hội”, để có thể sống được với nghề mình chọn, công việc mình yêu thích.

“Mọi người cứ nói rằng bằng này có giá trị, bằng kia không có giá trị, nhưng thực chất chính người học sẽ đem lại giá trị cho tấm bằng đó”, thầy Vũ Chí Thành chia sẻ.

Bà Ngô Thị Ngọc Lan, Giám đốc khu vực miền Bắc Navigos Search, thì nhận định: Việc lựa chọn yếu tố bằng cấp trong tuyển dụng dựa vào 4 khía cạnh chính, bao gồm:

Xu hướng tuyển dụng nhân sự trên phạm vi toàn cầu; mục tiêu phát triển kinh tế tập trung vào công nghiệp hóa, kỹ thuật hóa, số hóa yêu cầu lao động có trình độ cao tại Việt Nam; nâng cao khả năng thu hút đầu tư FDI bởi khả năng cung cấp nguồn nhân lực có trình độ cao; và tiêu chí tuyển dụng thực tế của doanh nghiệp đối với các vị trí công việc có tính đặc thù, chuyên biệt.

Khẳng định vai trò của tấm bằng, bà Ngô Thị Ngọc Lan cho biết: Đầu tư vào việc học có thể xem là là chi phí cơ hội để giúp chúng ta có thể phát triển, thăng tiến trong tương lai.

“Tấm bằng sẽ cho nhà tuyển dụng biết rằng bạn có mức độ hiểu biết và nền tảng chuyên sâu của một chuyên ngành, lĩnh vực. Đồng thời, nhà tuyển dụng cũng sẽ có kế hoạch đào tạo bổ sung giúp bạn thích nghi tốt hơn với công việc, nâng cao hiệu suất và đem lại giá trị thực tế mà doanh nghiệp kỳ vọng”, bà Ngô Thị Ngọc Lan cho hay.

Thầy Vũ Chí Thànhvà bà Ngô Thị Ngọc Lan tranh luận về việc chọn bằng cấp hay việc làm.

Thầy Vũ Chí Thànhvà bà Ngô Thị Ngọc Lan tranh luận về việc chọn bằng cấp hay việc làm.

Không được định hướng, đi học chỉ vì trường gần nhà, ông Phùng Thái Học - nhà sáng lập cộng đồng “Tâm sự con sen”, một trong những cộng đồng chuyên môn của người làm content lớn bậc nhất hiện nay, cho biết bản thân đã mất 5-7 năm để nhận ra giá trị thực sự của tấm bằng cùng những kiến thức được học trên giảng đường.

Đánh giá cao vai trò bằng cấp sau nhiều năm làm việc, ông Phùng Thái Học kỳ vọng, việc định hướng nghề nghiệp cho học sinh THPT, sinh viên cần được thúc đẩy mạnh mẽ hơn nữa, để các bạn sớm hiểu được nếu theo học ngành đó, mình sẽ học gì, làm gì, công việc sẽ như thế nào…

Với Tik Toker Duy Muối (Trần Mạnh Duy) - CEO & Founder tại DC Media, kết quả ngày hôm nay lại đều đến từ những trải nghiệm khi còn đi học. Nếu không có những trải nghiệm đó, Tik Toker cho biết mình cũng không phát hiện được sở thích, đam mê giúp phát huy thế mạnh bản thân và đạt được những thành tựu lúc này.

Chia sẻ thêm với học sinh THPT, Duy Muối cho rằng, việc định hướng ngành nghề có vai trò vô cùng quan trọng.

“Đôi khi chọn theo sở thích thì cũng vẫn chọn sai, chính vì vậy các bạn cứ chọn một ngành học nào đó đi. Nếu sai ở trong trường cũng sẽ an toàn hơn khi sai ở ngoài xã hội. Tư duy độc lập, chính kiến bản thân và trải nghiệm thực tế mới là chiếc chìa khóa chính thay đổi mỗi chúng ta”, Duy Muối chia sẻ.

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

Ảnh minh họa ITN.

Ghi chép: Sự hy sinh thầm lặng

GD&TĐ - Từng cơn gió Thu mát lạnh, mỏng manh thổi nhẹ qua cánh cửa sổ, luồn vào lớp học im ắng, trầm lặng khác với vẻ nhộn nhịp sôi động của mọi ngày.

 Mbappe được HLV Ancelotti lên tiếng bênh vực.

HLV Ancelotti bênh vực Mbappe

GD&TĐ - HLV Carlo Ancelotti của Real Madrid đã lên tiếng bảo vệ Kylian Mbappe trước những tin đồn bất lợi.