Nghiên cứu và giảng dạy ngôn ngữ học ứng dụng trong xu hướng hội nhập quốc tế

0:00 / 0:00
0:00

GD&TĐ - Sáng 23/10, Hội thảo Ngữ học toàn quốc 2022 với chủ đề “Ngôn ngữ học ứng dụng trong xu hướng hội nhập quốc tế” đã diễn ra tại Hà Nội.

PGS. TS Nguyễn Lân Trung (phải) tặng hoa kỉ niệm cho TS Hoàng Ngọc Tuệ (trái).
PGS. TS Nguyễn Lân Trung (phải) tặng hoa kỉ niệm cho TS Hoàng Ngọc Tuệ (trái).

Ngày 23/10, Hội Ngôn ngữ học Việt Nam và Trường Ngoại ngữ - Du lịch, Trường Đại học Công nghiệp Hà Nội phối hợp tổ chức Hội thảo Ngữ học toàn quốc 2022 với chủ đề “Ngôn ngữ học ứng dụng trong xu hướng hội nhập quốc tế”.

“Hội thảo Ngữ học toàn quốc" là hoạt động được Hội Ngôn ngữ học Việt Nam tổ chức hai năm một lần. Năm nay, Hội thảo được tổ chức qua hình thức trực tiếp kết hợp trực tuyến với định hướng “Ngôn ngữ học ứng dụng trong xu hướng hội nhập quốc tế”.

PGS. TS Nguyễn Lân Trung, Chủ tịch Hội Ngôn ngữ học Việt Nam phát biểu tại Hội thảo.

PGS. TS Nguyễn Lân Trung, Chủ tịch Hội Ngôn ngữ học Việt Nam phát biểu tại Hội thảo.

Phát biểu tại hội thảo, PGS. TS Nguyễn Lân Trung, Chủ tịch Hội Ngôn ngữ học Việt Nam, cho biết, Hội thảo đã nhận được rất nhiều công trình nghiên cứu của các đơn vị thuộc các tỉnh, thành trên cả nước. Các tác giả nghiên cứu đến từ các trường đại học, cao đẳng, Học viện, Viện nghiên cứu và trường phổ thông.

Ban tổ chức đã lựa chọn, biên tập kỹ càng 200 công trình nghiên cứu và đưa vào Kỷ yếu với 1.600 trang.

Hội thảo đã tạo ra diễn đàn học thuật nghiêm túc, chất lượng và rộng mở, từ đó, thu hút sự quan tâm của giới nghiên cứu ngôn ngữ học.

Các đại biểu tham dự Hội thảo Ngữ học toàn quốc năm 2022.

Các đại biểu tham dự Hội thảo Ngữ học toàn quốc năm 2022.

Tại hội thảo năm nay, bên cạnh 3 báo cáo tại phiên toàn thể, các báo cáo được chia vào 7 tiểu ban.

Báo cáo đi sâu nghiên cứu những vấn đề của ngôn ngữ học như: ngôn ngữ học lý thuyết, Việt ngữ học, giảng dạy tiếng Việt ở các cấp học phổ thông, giảng dạy tiếng Việt cho người Việt Nam ở nước ngoài, các tiếng dân tộc và phương ngữ, giảng dạy ngoại ngữ và dịch thuật, các vấn đề ứng dụng công nghệ và các ngành khoa học liên quan khác.

TS Hoàng Ngọc Tuệ, Hiệu trưởng Trường Ngoại ngữ - Du lịch, Đại học Công nghiệp Hà Nội.

TS Hoàng Ngọc Tuệ, Hiệu trưởng Trường Ngoại ngữ - Du lịch, Đại học Công nghiệp Hà Nội.

TS Hoàng Ngọc Tuệ, Hiệu trưởng Trường Ngoại ngữ - Du lịch, Trường Đại học Công nghiệp Hà Nội, cho biết: Với 124 năm truyền thống, Trường Đại học Công nghiệp Hà Nội luôn đề cao các hoạt động giảng dạy, KHCN đáp ứng yêu cầu ứng dụng vào thực tiễn, phục vụ sự nghiệp bảo vệ, xây dựng và phát triển đất nước.

Hiện nay, Trường Đại học Công nghiệp Hà Nội đang đào tạo 46 ngành với các cấp trình độ từ Đại học, Thạc sĩ, Tiến sĩ. Về lĩnh vực ngôn ngữ - ngoại ngữ, trường hiện đang đào tạo 5 ngành: Tiếng Việt – Ngôn ngữ học; Ngôn ngữ Anh, Trung, Nhật, Hàn theo định hướng ứng dụng.

TS Hoàng Ngọc Tuệ nhận định, việc Hội Ngôn ngữ học Việt Nam giao quyền đăng cai tổ chức Hội thảo Ngữ học năm nay đã thể hiện sự quan tâm của Hội, của các nhà khoa học trong lĩnh vực ngôn ngữ tới công tác đào tạo và nghiên cứu ngôn ngữ của nhà trường, thể hiện uy tín của nhà trường trong lĩnh vực này.

“Tôi tin tưởng và kỳ vọng rằng những kết quả nghiên cứu của Hội thảo Ngữ học toàn quốc lần này sẽ có những đóng góp thiết thực cả về mặt lý luận và thực tiễn, đặc biệt trong công tác nghiên cứu và giảng dạy Ngôn ngữ học và Ngôn ngữ học ứng dụng trong thời kỳ hội nhập quốc tế và chuyển đối số mạnh mẽ hiện nay, như các nghiên cứu liên ngành về Ngôn ngữ và công nghệ; Ngôn ngữ số, Ngôn ngữ học khối liệu; Thuật ngữ, … các tại các cơ sở giáo dục và các viện nghiên cứu”, TS Hoàng Ngọc Tuệ, Hiệu trưởng Trường Ngoại ngữ - Du lịch, Đại học Công nghiệp Hà Nội, chia sẻ.

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

Phát hiện sớm virus rubella sẽ giảm thiểu được nguy cơ dị tật bẩm sinh với thai nhi.

Khay thử phát hiện nhanh virus rubella

GD&TĐ - Dù bệnh không nguy hiểm song phụ nữ mang thai mắc bệnh rubella có thể gây ra những dị tật bẩm sinh nghiêm trọng đối với thai nhi.