Mô hình liên kết doanh nghiệp trong giáo dục nghề nghiệp

GD&TĐ - Chương trình tập huấn bồi dưỡng năng lực, khóa đầu tiên với chủ đề “Mô hình liên kết doanh nghiệp trong giáo dục nghề nghiệp” vừa diễn ra tại TPHCM. Khóa học tập trung vào chuyên ngành Logistics với 17 học viên đến từ các trường nghề, doanh nghiệp Logistics và đại diện VCCI tại TP. HCM.

Toàn cảnh khóa học
Toàn cảnh khóa học
"Chương trình Aus4skill rất quan trọng trong các chương trình hỗ trợ Australia dành cho Việt Nam. Chúng tôi hỗ trợ phát triển kĩ năng nguồn nhân lực của Việt Nam, giúp Việt Nam đáp ứng được nhu cầu của nền kinh tế, hội nhập khu vực và quốc tế. Logistics là lĩnh vực đầu tiên trong chương trình hợp tác này. Đây cũng là lĩnh vực ưu tiên hàng đầu mà Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc luôn nhấn mạnh trong quá trình phát triển và hội nhập của đất nước." - Bà Karen Lanyon - Tổng Lãnh sự Australia tại TP. HCM

Khóa học được tổ chức bởi Chương trình Australia cùng Việt Nam phát triển nguồn nhân lực Aus4skills, Tổ chức Tiêu chuẩn nghề Australia và Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI).

Trong thời gian 10 ngày, các học viên được trao đổi, thảo luận trực tiếp với hai giảng viên đến từ Tổ chức Tiêu chuẩn nghề Australia, tham quan thực tế tại các doanh nghiệp Logistics, Trường Trung cấp Kỹ thuật Nguyễn Hữu Cảnh. Từ đó các học viên có cái nhìn cụ thể về chất lượng đào tạo nghề cũng như các kỹ năng cần thiết với công việc của nhân viên Logistics.

Bà Karen Lanyon - Tổng Lãnh sự Australia tại TP. HCM - phát biểu tại Lễ bế giảng khóa học
 Bà Karen Lanyon - Tổng Lãnh sự Australia tại TP. HCM - phát biểu tại Lễ bế giảng khóa học

Khóa học cũng nêu rõ vai trò quan trọng của doanh nghiệp trong quá trình đào tạo. Thông qua khóa học, Tổ chức Tiêu chuẩn nghề Australia hỗ trợ VCCI xây dựng tiêu chuẩn nghề cho ngành Logistics phù hợp với bối cảnh kinh tế - xã hội của Việt Nam.

Sau khóa học, các học viên đều nhận thấy hiệu quả rõ rệt khi doanh nghiệp cùng tham gia đào tạo với nhà trường. Logistics là mã ngành đào tạo mới, các cơ sở dạy nghề đã và đang tập trung nhiều nguồn lực để phát triển.

Bà Karen Lanyon, các chuyên gia Australia cùng 17 học viên tại Lễ bế giảng khóa học
 Bà Karen Lanyon, các chuyên gia Australia cùng 17 học viên tại Lễ bế giảng khóa học

Đặc biệt, chú trọng kết nối và phối hợp chặt chẽ với doanh nghiệp để đảm bảo SV ra trường có thể đáp ứng ngay nhu cầu của doanh nghiệp mà không phải đào tạo lại. Về phía các doanh nghiệp, họ cũng sẵn sàng tham  gia vào quá trình đào tạo.

GÓC NHÌN HỌC VIÊN

Ông Lê Thanh Thành - Phó Trưởng khoa Kinh tế, Trường TC Kỹ thuật Nguyễn Hữu Cảnh: Chúng tôi đã thiết lập mối quan hệ với các doanh nghiệp nhằm giúp các học viên học sát với thực tế. Nhưng có một khó khăn là độ tuổi hiện nay của các em còn quá nhỏ, lĩnh vực còn quá mới. Vì vậy, người học còn phân vân nhiều.

Bà Mai Thị Thúy - Trưởng Bộ môn Kinh tế Trường CĐ Kỹ nghệ 2: Các doanh nghiệp đánh giá nhà trường đào tạo học viên đáp ứng công việc được khoảng 70 – 80%. Khi các em vào làm việc, doanh nghiệp vẫn phải mất 3 ngày đến 1 tuần để hỗ trợ thêm một số các kỹ năng cơ bản, kỹ năng đặc thù của ngành nhằm phù hợp hơn với vị trí và quy mô của công ty.

Bà Cao Thị Quỳnh Dao –Tổng Biên tập tạp chí Vận tải biển Việt Nam: Chúng tôi đã ký kết biên bản ghi nhớ với hai đơn vị là thành viên trong Ban Tư vấn đào tạo ngành Logistics LIRC. Qua đó, chúng tôi hỗ trợ các SV học nghề Logistics, đưa SV đi thực tế tại doanh nghiệp. Trong tương lai, chúng tôi sẽ hợp tác nhiều hơn với trường đào tạo nghề để giúp SV tiếp cận thực tế với các doanh nghiệp ngành Logistics.

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

Công ty Trái cây Nhiệt đới Hoa Kỳ giờ tên Chiquita và vẫn chưa phải chịu trách nhiệm về vụ thảm sát vì chuối năm 1928. Ảnh: Thecollector.com

Vụ thảm sát vì chuối

GD&TĐ - Năm 1928, ở Colombia, quốc gia Nam Mỹ với biệt danh đương thời là 'nước cộng hòa chuối'.