Lời kể hãi hùng của người sống sót vụ lở tuyết trên đỉnh Everest

"Tôi chạy thục mạng và trận lở tuyết "san phẳng" tôi. Tôi cố gắng ngoi dậy và nó lại đẩy ngã tôi một lần nữa. Tôi không thể thở được, tôi nghĩ rằng tôi đã chết..," du khách Foulsham nói về thời khắc vụ sạt lở tuyết kinh hoàng xảy ra trên đỉnh Everest.

Lời kể hãi hùng của người sống sót vụ lở tuyết trên đỉnh Everest

Tính đến thời điểm này, ít nhất 18 người thiệt mạng và hàng trăm người bị thương sau một trận lở tuyết kinh hoàngtrên đỉnh Everest do ảnh hưởng từ trận động đất 7,9 độ richter ở Nepal hôm 25/4.

Lực lượng cứu hộ Nepal đã triển khai máy bay trực thăng tới khu vực này để giải cứu những người đang mắc kẹt. Tuy nhiên, hoạt động cứu trợ gặp khó khăn do điều kiện thời tiết xấu.

Theo thông tin từ Bộ Du lịch Nepal, có ít nhất 1000 nhà leo núi, bao gồm 400 người nước ngoài đang cắm trại hoặc lên tới đỉnh núi Everest khi động đất ở Nepal xảy ra.

George Foulsham, một trong những người sống sót, nói rằng ông vẫn chưa thể tin được chuyện ông thoát khỏi bởi bức tường tuyết khổng lồ.

Giống như rất nhiều nhà leo núi, ông Foulsham đã quay trở lại hành trình chinh phục ngọn núi cao nhất thế giới sau khi mùa leo núi năm ngoái bị hủy bỏ lần đầu tiên.

Nhà sinh học biển 38 tuổi này đã kể lại giây phút kinh hoàng của vụ lở tuyết trên đỉnh Everest mà ông gọi là "một tòa nhà 50 tầng màu trắng" dường như san phẳng tất cả mọi thứ trên đường đi của nó.

"Tôi chạy và nó (tuyết) đã "san phẳng" tôi. Tôi cố gắng ngoi dậy và nó lại "san phẳng" tôi một lần nữa. Tôi không thể thở được, tôi nghĩ rằng tôi đã chết...Cuối cùng khi tôi đứng dậy được, tôi không thể tin được rằng cơn bão tuyết đã quét qua tôi và tôi gần như còn nguyên vẹn", ông Foulsham nói.

Khi Foulsham và những người bạn đồng hành leo núi leo núi của mình chờ đợi trực thăng cứu hộ trên núi Everest, ông đã nghĩ rằng giấc mơ chinh phục đỉnh núi cao nhất thế giới có thể không bao giờ trở thành hiện thực.

Bà Ellen Gallant, một bác sĩ tim mạch Mỹ nói rằng, bà đã cố gắng để giúp đỡ những người bị thương nhưng không thể cứu một nạn nhân đã chết trước mắt mình.

"Trong điều kiện thiếu thiết bị y tế, tôi và một nhà leo núi Ấn Độ-vốn là một bác sĩ quân đội, đã cố gắng cứu chữa những người bị thương. Trong số 9 bệnh nhân, một người đã không qua khỏi. Chúng tôi không thể làm gì", bà Ellen nói.

Vụ lở tuyết bị ảnh hưởng bởi thảm họa động đất kinh hoàng ở Nepal đã trở thành vụ chết người đẫm máu nhất ở đỉnh Everest kể từ khi một trận tuyết lở ở đỉnh núi Everest cũng đã giết chết 16 hướng dẫn viên Nepal cách đây gần một năm.

Theo tienphong.vn

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

Nhu cầu tuyển dụng lao động vào dịp cuối năm luôn “nóng” tại các doanh nghiệp. Ảnh minh họa: INT

Doanh nghiệp 'khát' lao động

GD&TĐ - Những tháng cuối năm luôn là thời điểm sôi động nhất của thị trường lao động, bởi hầu hết các doanh nghiệp phải chạy đua với thời gian

Minh họa/INT

Thưởng Tết - động lực để cống hiến

GD&TĐ - Ý nghĩa của thưởng Tết dù ít hay nhiều nhằm ghi nhận công lao, đóng góp của người lao động, đồng thời chính là thành quả mà người lao động tạo ra...