Lễ Khao lề thế lính Hoàng Sa

Lễ Khao lề thế lính Hoàng Sa

(GD&TĐ) - Sáng 18/4, tại đình làng An Vĩnh, xã An Vĩnh, huyện Lý Sơn đã diễn ra Lễ Khao lề thế lính Hoàng Sa, nhằm tri ân những người đã quên mình để gìn giữ hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa từ hàng trăm năm trước.

Nghi thức tế lễ hùng binh Hoàng Sa.
Nghi thức tế lễ hùng binh Hoàng Sa.

Khác với mọi năm, năm nay, trước khi diễn ra lễ, ngày 17/4 tại Âm Linh Tự thuộc huyện đảo Hoàng Sa đã diễn ra lễ cầu siêu và tế vong linh những chiến sĩ trận vong năm xưa khi vâng lệnh vua ban giong thuyền ra Hoàng Sa thi hành nhiệm vụ cắm mốc và bảo vệ chủ quyền biển đảo của Tổ Quốc.

Lễ khao lề thế lính Hoàng Sa cũng là dịp những người con của đất đảo Lý Sơn dù ở đâu, đi đâu cũng tụ họp về để hiểu hơn về lễ hội truyền thống của quê hương, khí tiết hào hùng của cha ông trong công cuộc bảo vệ chủ quyền biển đảo của Tổ Quốc.

Lễ khao lề thế lính hoàng Sa kết thúc bằng hình ảnh người dân thả thuyền xuống biển trên đó có các hình nhân, linh vị và những thứ tượng trưng mà người đi lính Hoàng Sa, Trường Sa thường mang theo, như gạo, muối, củi, nước ngọt, lưới ra biển với lời nguyện cầu về sự bình yên trong đời sống sản xuất của người dân huyện đảo
Lễ khao lề thế lính hoàng Sa kết thúc bằng hình ảnh người dân thả thuyền xuống biển trên đó có các hình nhân, linh vị và những thứ tượng trưng mà người đi lính Hoàng Sa, Trường Sa thường mang theo, như gạo, muối, củi, nước ngọt, lưới ra biển với lời nguyện cầu về sự bình yên trong đời sống sản xuất của người dân huyện đảo

Theo chính sử của nhà nước phong kiến Việt Nam, thì đội Hoàng Sa được lập từ thời "đầu bản triều", tức thời các chúa Nguyễn thiết lập bộ máy chính quyền ở phía Nam tổ quốc và hoạt động liên tục trên vùng biển Hoàng Sa, Trường Sa suốt 3 thế kỷ, từ thời chúa Nguyễn đến thời Tây Sơn và thời nhà Nguyễn.

Ngay từ buổi đầu lập đội Hoàng Sa, với 70 tân binh của hai làng An Vĩnh và An Hải đi bằng 5 chiếc thuyền câu ra biển. Họ được được cấp mỗi người 6 tháng lương thực và 1 chiếc chiếu, 3 sợi dây mây, 7 nẹp tre và 1 thẻ bài ghi danh tánh, để nếu rủi ro xảy ra thì bó xác lại và thả xuống biển may ra nếu trôi dạt vào bờ có người vớt chôn và biết tên họ. Dùng thuyền buồm để tuần tra canh phòng tại vùng biển quần đảo Hoàng Sa, cứ tháng 2 âm lịch ra đi đến tháng 8 âm lịch lại giong buồm trở về đảo Lý Sơn.

Ngọc Khánh

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

Minh họa/INT.

Truyện ngắn: Hồi ức khó quên

GD&TĐ - Tôi từng nghĩ rằng mình có thể hóa thành một chiếc ô, chỉ dựa vào sức lực và ý chí của bản thân để che chở cho cả gia đình trước những cơn giông bão của cuộc đời.

Minh họa/INT.

Nhạc kịch Việt tự tin 'cất cánh'

GD&TĐ - Nhạc kịch 'Giấc mơ Chí Phèo' của Nhà hát Ca Múa Nhạc Thăng Long đang được khởi động bán vé cho suất công diễn cuối tháng 12.