Lan tỏa kết quả Chương trình phát triển GD trung học giai đoạn 2

GD&TĐ - Đại diện ADB nhận định, Chương trình phát triển giáo dục trung học giai đoạn 2 thực hiện rất hiệu quả nguồn vốn của ODA trên 63 tỉnh thành.

Bộ trưởng Nguyễn Kim Sơn, Thứ trưởng Nguyễn Hữu Độ tặng hoa đại diện Ngân hàng phát triển Châu Á và Ban quản lý Chương trình phát triển giáo dục trung học giai đoạn 2.
Bộ trưởng Nguyễn Kim Sơn, Thứ trưởng Nguyễn Hữu Độ tặng hoa đại diện Ngân hàng phát triển Châu Á và Ban quản lý Chương trình phát triển giáo dục trung học giai đoạn 2.

Sáng 23/5, Hội nghị tổng kết Chương trình phát triển Giáo dục trung học giai đoạn 2 được tổ chức tại Hà Nội. Dự hội nghị có Thứ trưởng Bộ GD&ĐT Nguyễn Hữu Độ, đại diện Ngân hàng Phát triển Châu Á (ADB), đại diện lãnh đạo Vụ Giáo dục thường xuyên và Vụ Giáo dục Trung học; đại diện lãnh đạo một số sở GD&ĐT, cơ sở giáo dục được thụ hưởng Chương trình; Lãnh đạo Ban quản lý Chương trình các thời kỳ và cán bộ của Ban quản lý Chương trình.

Bộ trưởng Nguyễn Kim Sơn đến tặng hoa, chúc mừng Hội nghị.

Hội nghị nhằm đánh giá những công việc đã đạt được, nhìn nhận hạn chế, tồn tại và phương hướng duy trì, phát huy một cách có hiệu quả sau đầu tư, phát huy tính bền vững của Chương trình phát triển giáo dục trung học giai đoạn 2.

Bộ trưởng Nguyễn Kim Sơn tặng hoa chúc mừng Thứ trưởng Nguyễn Hữu Độ - Thứ trưởng phụ trách Chương trình phát triển Giáo dục trung học giai đoạn 2.
Bộ trưởng Nguyễn Kim Sơn tặng hoa chúc mừng Thứ trưởng Nguyễn Hữu Độ - Thứ trưởng phụ trách Chương trình phát triển Giáo dục trung học giai đoạn 2.

Hoàn thành hiệu quả, đúng tiến độ

Thứ trưởng Bộ GD&ĐT Nguyễn Hữu Độ nhận định: Chương trình phát triển Giáo dục trung học giai đoạn 2 là một trong những dự án ý nghĩa, góp phần thực hiện đổi mới căn bản, toàn diện GD-ĐT, nhất là đổi mới trong giáo dục phổ thông.

Có hiệu lực từ tháng 6/2017, dự kiến kết thúc tháng 9/2023, mục tiêu của Chương trình là tăng cường các điều kiện đảm bảo chất lượng giáo dục trung học, tạo sự chuyển biến rõ nét về giáo dục hướng nghiệp, dạy nghề và phân luồng học sinh sau THCS, THPT.

Qua 6 năm triển khai, đến nay các công việc Chương trình đặt ra cơ bản hoàn thành. Vừa qua, Ngân hàng Phát triển Châu Á (ADB) trực tiếp đi kiểm tra, tổng kết và đánh giá các mục tiêu chương trình đặt ra đã đạt được, hiệu quả giải ngân cao, hiệu quả sau đầu tư được đánh giá tốt.

Thứ trưởng Nguyễn Hữu Độ phát biểu tại Hội nghị.

Thứ trưởng Nguyễn Hữu Độ phát biểu tại Hội nghị.

Báo cáo kết quả đạt được, Giám đốc Chương trình phát triển Giáo dục trung học giai đoạn 2 Đồng Xuân Trường cho biết: Nhìn chung, Chương trình đã cơ bản đáp ứng các vấn đề đặt ra, phù hợp với các ưu tiên phát triển giáo dục của Chính phủ Việt Nam và chiến lược của Ngân hàng phát triển Châu Á.

Về đầu tư tăng cường cơ sở vật chất, 131 trường trung học của 45 tỉnh, 7 trường THCS, THPT, THPT chuyên và trường thực hành sư phạm của 5 cơ sở giáo dục đại học thuộc Bộ GD&ĐT được thụ hưởng từ chương trình. Các công trình được xây mới, cải tạo giúp các nhà trường bảo đảm điều kiện về cơ sở vật chất để thực hiện Chương trình GDPT 2018 và triển khai đổi mới các hoạt động dạy học, giáo dục trong nhà trường.

Chương trình cung cấp cho 79 trường trung học thiết bị tăng cường giảng dạy khoa học- công nghệ cho các trường THPT; 145 trường trung học thiết bị tăng cường giáo dục hướng nghiệp; 199 trường trung học thiết bị hỗ trợ các trường ở nơi có điều kiện kinh tế-xã hội khó khăn; 28 trường/trung tâm được cung cấp thiết bị hỗ trợ giáo dục cho trẻ khuyết tật.

Đây đều là các trường được địa phương lựa chọn cho việc làm điểm về đổi mới giáo dục giúp lan tỏa cho các trường khác nên việc đầu tư thiết bị dạy học trên có tác động lớn đến việc nâng cao chất lượng giáo dục của từng địa phương.

Giám đốc Chương trình phát triển Giáo dục trung học giai đoạn 2 Đồng Xuân Trường báo cáo kết quả triển khai.

Giám đốc Chương trình phát triển Giáo dục trung học giai đoạn 2 Đồng Xuân Trường báo cáo kết quả triển khai.

Chương trình cũng biên soạn 4 bộ tài liệu về: tâm lý, kỹ năng tư vấn, kỹ năng mềm và phát triển năng lực học sinh; về STEM, giáo dục hướng nghiệp; về giáo dục hòa nhập, giáo dục cho học sinh di cư, học sinh có hoàn cảnh khó khăn; về kiểm định chất lượng giáo dục trung học.

Ngoài cung cấp bản in cho 63 sở GD&ĐT, 423 trường THCS và THPT, 28 trung tâm giáo dục, các sản phẩm tài liệu được đăng tải trên trang thông tin: https://kynangsongtrunghoc.edu.vn; https://stemtrunghoc.edu.vn; https://giaoduchoanhap.edu.vn; https://kiemdinhtrunghoc.edu.vn.

Chương trình đồng thời phối hợp với các đơn vị chức năng của Bộ GD&ĐT tổ chức hàng trăm cuộc hội thảo, tập huấn cho hàng chục nghìn giáo viên, cán bộ quản lý giáo dục. Đồng thời hỗ trợ thực hiện đánh giá NAM, PISA, TALIS. Đây là những hoạt động quan trọng có tác dụng nhằm thúc đẩy nâng cao chất lượng giáo dục trung học và góp phần đưa giáo dục Việt Nam từng bước hội nhập với giáo dục thế giới.

Đại diện Ngân hàng phát triển Châu Á (ADB) khẳng định, Chương trình phát triển giáo dục trung học giai đoạn 2 là một trong số ít những dự án của ADB tại Việt Nam hoàn thành đúng tiến độ, thậm chí thực hiện sớm hơn 6 tháng so với ngày đóng khoản vay.

Đại diện Ngân hàng phát triển Châu Á (ADB) phát biểu tại hội nghị.

Đại diện Ngân hàng phát triển Châu Á (ADB) phát biểu tại hội nghị.

“Để có được thành tựu đó, tôi gửi lời cảm ơn sâu sắc tới Lãnh đạo Bộ GD&ĐT luôn chỉ đạo sát sao dự án; cảm ơn các lãnh đạo, cán bộ của Ban quản lý dự án đã rất nỗ lực để có thể hoàn thành việc rút vốn; cảm ơn các địa phương đã tích cực, nỗ lực hoàn thành việc xây dựng các phòng học dù trong điều kiện dịch bệnh. Với những thành tựu của dự án, ADB hy vọng chúng ta có được nền tảng vững chắc nâng cao được chất lượng dạy học theo Chương trình GDPT 2018”.

Chương trình thực hiện rất hiệu quả nguồn vốn của ODA ở khắp 63 tỉnh thành của Việt Nam, hỗ trợ phòng học, trang thiết bị dạy học, biên soạn giáo trình và nâng cao năng lực của giáo viên - Đại diện Ngân hàng phát triển Châu Á (ADB).

Đại diện ADB đồng thời bày tỏ mong muốn tiếp tục được hỗ trợ Bộ GD&ĐT trong thời gian tới để nâng cao năng lực cho đội ngũ giáo viên, nâng cao chất lượng dạy học, làm sao để học sinh Việt Nam ngày càng có chất lượng học tập tốt hơn.

Tại hội nghị, các ý kiến phát biểu của các sở GD&ĐT, nhà trường được thụ hưởng Chương trình, Vụ Giáo dục thường xuyên, Vụ Giáo dục trung học cùng đánh giá cao, khẳng định hiệu quả, ý nghĩa của Chương trình. Nhiều ý kiến kiến nghị, đề xuất, đưa giải pháp để tiếp tục duy trì bền vững, những tác động đầu tư, hiệu quả mà Chương trình mang lại.

Toàn cảnh hội nghị.

Toàn cảnh hội nghị.

4 lưu ý để lan tỏa kết quả Chương trình

Thay mặt lãnh đạo Bộ GD&ĐT, Thứ trưởng Nguyễn Hữu Độ ghi nhận, biểu dương sự chặt chẽ, bài bản, rõ người, kín việc của Chương trình, từ đó đạt kết quả tốt với 5 chỉ tiêu hoàn thành vượt kế hoạch, được ADB đánh giá cao. Đặc biệt, bối cảnh triển khai Dự án có tới 3 năm chịu ảnh hưởng của dịch bệnh Covid-19.

Có 4 nội dung đạt được quan trọng Thứ trưởng cho rằng cần thống nhất. Trong đó đầu tiên là sự triển khai thực hiện Dự án nghiêm túc, bài bản, chặt chẽ, thể hiện ở việc rõ thành phần, rõ cơ chế tài chính, rõ người, rõ việc. Phương pháp làm việc của lãnh đạo Dự án khá chặt chẽ, khoa học nên có sự phối hợp nhịp nhàng giữa các vụ, cục và địa phương, tạo sức mạnh trong triển khai. Đặc biệt là sự hỗ trợ, đồng hành, chia sẻ tích cực của ADB.

Thứ 2 là sự cố gắng để kết thúc Dự án một cách sớm nhất. Dù mới cuối tháng 5/2023 (tháng 9/2023 mới kết thúc), đã có 23/25 nhiệm vụ được Dự án hoàn thành, trong đó có 5 nhiệm vụ vượt chỉ tiêu, 2 nhiệm vụ đang chờ báo cáo.

Thứ 3, đây là Dự án có tỷ lệ giải ngân cao, đồng thời tiết kiệm được chi phí.

Thứ 4 là chất lượng, hiệu quả của Dự án. Theo đó các sản phẩm đặt ra đã đáp ứng được yêu cầu của các nhà trường, phục vụ nâng cao chất lượng giáo dục phổ thông. Qua báo cáo của các đơn vị thụ hưởng đều thể hiện rõ nét hiệu quả sau đầu tư. Một số chính sách ban hành cũng có đóng góp của Dự án.

Cụ thể như: Quyết định 5322 về hướng nghiệp, phân luồng cho học sinh sau THCS, THPT; hệ thống các văn bản của giáo dục STEM; xây dựng khung chương trình của môn chuyên; xây dựng ma trận đặc tả để xây dựng cách đánh giá đổi mới; chương trình THCS, THPT của giáo dục thường xuyên đã được ban hành đồng tốc với Chương trình GDPT 2018…

Bộ trưởng Nguyễn Kim Sơn, Thứ trưởng Nguyễn Hữu Độ chụp ảnh lưu niệm cùng các đại biểu dự hội nghị.

Bộ trưởng Nguyễn Kim Sơn, Thứ trưởng Nguyễn Hữu Độ chụp ảnh lưu niệm cùng các đại biểu dự hội nghị.

Nhấn mạnh mục đích cuối cùng là sự phát triển bền vững của Chương trình, muốn duy trì được, phải phát huy, lan tỏa, và để có thể duy trì, phát huy, lan tỏa, Thứ trưởng nhấn mạnh 4 nội dung quan tâm triển khai thực hiện sau tổng kết Dự án.

Trong đó đầu tiên, Giám đốc Dự án gửi các tài liệu về Bộ để các vụ, cục tiếp tục khai thác, tổ chức tập huấn, lan tỏa nội dung tài liệu tới địa phương. Các vụ cục xây dựng kế hoạch để triển khai tập huấn, hướng dẫn để lan tỏa tài liệu, không chỉ một số trường được thụ hưởng Dự án.

Thứ 2, Thứ trưởng nhấn mạnh đến quan tâm công tác chỉ đạo để phát huy hiệu quả sau đầu tư. Theo đó, đề nghị lãnh đạo trường phải quản lý và khai thác; Sở/Bộ GD&ĐT cũng phải quản lý để chỉ đạo. Cụ thể, các nhà trường được thụ hưởng phải có báo cáo kết quả hằng năm. Các sở GD&ĐT tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra việc sử dụng các trang thiết bị, đưa vào kế hoạch hàng năm. Các vụ của Bộ trong quá trình chỉ đạo kết quả kiểm tra kết quả, hiệu quả sau đầu tư Dự án. Đề nghị có kế hoạch trong báo cáo hằng năm về công tác thanh tra, kiểm tra sử dụng tài sản công.

Thứ 3, vì thiết bị cơ sở vật chất, các điều kiện khi về đến trường hạn sử dụng không phải vô cùng, nên Thứ trưởng đề nghị các đơn vị phải tham mưu lãnh đạo tỉnh để tiếp tục duy trì, bảo dưỡng cơ sở vật chất, trang thiết bị và tiếp tục bổ sung. Đồng thời, có kế hoạch lan tỏa tài liệu, mô hình trang thiết bị này cho các trường khác. Từ đó, tham mưu cho tỉnh bố trí kinh phí hỗ trợ cho các đơn vị khác; coi đây là thiết bị điển hình để các trường đến thăm, lan tỏa tinh thần đổi mới phương pháp, cách dạy cách học cho địa phương.

Cuối cùng, Thứ trưởng nhấn mạnh, quyết định đến nâng cao chất lượng là đội ngũ nhà giáo, cán bộ quản lý giáo dục. Do đó, các địa phương quan tâm bố trí kinh phí, phải tăng cường công tác bồi dưỡng, tập huấn đội ngũ; tiếp tục lan tỏa các tài liệu mà Dự án đã trang bị; cùng thống nhất triển khai có hiệu quả, lan tỏa tinh thần tích cực của Dự án đến các nhà trường.

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

Phố cổ Hà Nội tôn vinh giá trị di sản

Phố cổ Hà Nội tôn vinh giá trị di sản

GD&TĐ - Kỷ niệm 20 năm được xếp hạng Di tích Lịch sử quốc gia, Ban quản lý hồ Hoàn Kiếm và Phố cổ Hà Nội tổ chức nhiều hoạt động văn hóa tôn vinh giá trị di sản.