Tín hiệu tích cực từ Chương trình phát triển giáo dục trung học giai đoạn 2

GD&TĐ - Chiều 8/8, Thứ trưởng Nguyễn Hữu Độ đã dự cuộc họp tổng kết đợt đánh giá định kỳ khoản vay số 3493/3494-VIE của Đoàn đánh giá Ngân hàng Phát triển Châu Á (ADB) đối với Chương trình phát triển giáo dục trung học giai đoạn 2.

Thứ trưởng Bộ GD&ĐT Nguyễn Hữu Độ đánh giá cao những tín hiệu tích cực khi triển khai Chương trình phát triển giáo dục trung học giai đoạn 2.
Thứ trưởng Bộ GD&ĐT Nguyễn Hữu Độ đánh giá cao những tín hiệu tích cực khi triển khai Chương trình phát triển giáo dục trung học giai đoạn 2.

Đảm bảo tiến độ giải ngân

Ông Ngô Quang Vịnh - Trưởng đoàn đánh giá của Ngân hàng phát triển Châu Á (ADB) cho biết, Chương trình Phát triển giáo dục trung học giai đoạn 2 (gọi tắt là Chương trình) được ADB phê duyệt ngày 8/12/2016, ngày kết thúc vào 30/9/2023 với tổng vốn vay là 100 triệu USD. Chương trình nhằm mục tiêu tăng cường chất lượng giáo dục trung học, tiếp cận bình đẳng của các nhóm yếu thế trong giáo dục và năng lực quản trị giáo dục trung học.

Chương trình đã giải ngân và phân bổ vốn vay chính sách đúng hạn, đem lại hiệu quả đầu tư cho các tỉnh. Đặc biệt là tỉnh Nghệ An hoàn thiện được giai đoạn 1 Trường THPT chuyên Phan Bội Châu mới. Tiến độ trao thầu và giải ngân của dự án đầu tư luôn đạt và vượt tiến độ. Năm 2022, giải ngân đạt 70% kế hoạch tính đến hết tháng 7 năm 2022.

Ban quản lý Chương trình đã hoàn thành 4 gói cung cấp thiết bị cho 451 trường/trung tâm thuộc 63 tỉnh/thành bao gồm các gói thiết bị như: Cung cấp thiết bị tăng cường giáo dục Khoa học và Công nghệ cho 79 trường THPT và trường THPT chuyên; cung cấp thiết bị tăng cường giáo dục hướng nghiệp cho 145 trường; cung cấp thiết bị dạy học cho 199 trường THCS ở nơi có điều kiện khó khăn và gói thầu thiết bị cung cấp thiết bị cho 28 trung tâm/trường có học sinh học hòa nhập, học sinh khuyết tật.

Ông Ngô Quang Vịnh - Trưởng đoàn đánh giá của Ngân hàng phát triển Châu Á (ADB).

Ông Ngô Quang Vịnh - Trưởng đoàn đánh giá của Ngân hàng phát triển Châu Á (ADB).

Cũng theo ông Vịnh, Ban Quản lý Chương trình đã tiến hành các đợt khảo sát thực tế về việc sử dụng thiết bị tại một số trường tiếp nhận thiết bị và nhận được các phản hồi tích cực. Đã hoàn thành 3 gói thầu biên soạn và số hóa tài liệu hướng dẫn dạy học (bao gồm tài liệu bản in, bản số hóa và các video minh họa hướng dẫn) gồm: Tài liệu STEM và Hướng nghiệp, Tài liệu tư vấn tâm lý và Kỹ năng mềm và Tài liệu về Giáo dục hòa nhập. Các tài liệu này đã được nghiệm thu và được cấp cho 63 Sở GD&ĐT và các trung tâm/trường được cấp thiết bị từ Chương trình.

Ban Quản lý Chương trình đã phối hợp với các chuyên gia tư vấn trong nước và quốc tế tiến hành các đợt đánh giá trực tiếp tại một số trường về việc sử dụng các tài liệu đã được cung cấp. Hiện Ban Quản lý Chương trình đang tiếp tục triển khai gói thầu Biên soạn và Số hóa Tài liệu Kiểm định chất lượng giáo dục và dự kiến nghiệm thu trong tháng 8/2022.

Nhiều nhiệm vụ cần tiếp tục triển khai

Ngoài ra, Chương trình đã phối hợp với các cục/vụ chức năng của Bộ GD&ĐT tiến hành các hoạt động tập huấn tăng cường năng lực chuyên môn cho các cán bộ quản lý giáo dục và giáo viên cốt các của các trường THCS&THPT trong cả nước, bao gồm:

Tập huấn 60 trường thí điểm về giáo dục STEM; đổi mới phương pháp giáo dục trong trường THPT chuyên; kĩ thuật xây dựng ma trận đề kiểm tra và biên soạn, chuẩn hóa câu hỏi trắc nghiệm khách quan, tập huấn về kiểm tra, đánh giá kết quả học tập của học sinh. Tập huấn về thực hiện Chương trình GDPT hiện hành định hướng phát triển năng lực, phẩm chất của học sinh; tập huấn THCS về thực hiện đổi mới Chương trình GDPT và triển khai Đề án hướng nghiệp và định hướng phân luồng học sinh trong GDPT giai đoạn 2018-2025...

Toàn cảnh cuộc họp giữa lãnh đạo Bộ GD&ĐT với đoàn đánh giá của Ngân hàng phát triển Châu Á (ADB).

Toàn cảnh cuộc họp giữa lãnh đạo Bộ GD&ĐT với đoàn đánh giá của Ngân hàng phát triển Châu Á (ADB).

Trong thời gian tiếp theo thực hiện dự án, Ban quản lý Chương trình đã đề xuất một số kiến nghị. Sở GD&ĐT Nghệ An nêu mong muốn được Chính phủ hỗ trợ nhà công vụ và kí túc xá cho học sinh vùng sâu, vùng xa, vùng đồng bào dân tộc thiểu số.

Ngân hàng ADB kiến nghị các Sở GD&ĐT Nghệ An và Bến Tre bố trí đầy đủ, kịp thời nguồn ngân sách cho bảo dưỡng, thay thế nhỏ khi các thiết bị dạy học hết hạn bảo hành. Đặc biệt, hai gói thầu thuê tuyển tư vấn cá nhân về quản lý tài chính và trường học; tư vấn về trẻ khuyết tật, di cư và xóa đói giảm nghèo cần hoàn thành trước 31/3/2023.

Phát biểu tại cuộc họp, Thứ trưởng Nguyễn Hữu Độ gửi lời cảm ơn đến ADB đã giúp Bộ GD&ĐT có dự án, đồng hành và tạo điều kiện rất thuận lợi để Chương trình Phát triển giáo dục trung học giai đoạn 2 triển khai thực hiện đạt kết quả tốt. Thứ trưởng Nguyễn Hữu Độ đã ghi nhận nỗ lực, cố gắng, tinh thần làm việc trách nhiệm của Ban quản lý Chương trình, sự phối hợp chặt chẽ với các vụ, cục liên quan để có được kết quả tích cực như hiện nay.

Thứ trưởng Nguyễn Hữu Độ cũng đề nghị Ban quản lý Chương trình cố gắng rà soát các công việc và thực hiện đầy đủ 10 cam kết, 28 hành động phải hoàn thành. Chương trình số hóa về biên soạn tài liệu kiểm định chất lượng cần làm sớm và hoàn thiện sớm để có thời gian tập huấn và triển khai. Kế hoạch tập huấn như STEM, tư vấn tâm lý cho cả các đối tượng học sinh hòa nhập, học sinh di cư và đối tượng khó khăn.

Về một số nội dung còn tồn tại như ý kiến của ADB đưa ra, Thứ trưởng Nguyễn Hữu Độ khẳng định, Bộ GD&ĐT ghi nhận và sẽ cố gắng khắc phục trong thời gian tới. Các vụ, cục có liên quan sẽ tiếp thu đầy đủ ý kiến của đoàn đánh giá, đặc biệt quan tâm tới thực hiện những việc chưa hoàn thành. Đây là một dự án rất quan trọng vì phục vụ đắc lực cho việc hỗ trợ thực hiện Chương trình GDPT 2018. Các địa phương đang rất mong ngóng và sẵn sàng phối hợp để thực hiện dự án.

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

Minh họa/INT

Giá của thi trên mạng

GD&TĐ - Một phụ huynh có con đang học tại Trường Tiểu học Ngô Quyền (Đà Nẵng) đã mất 55 triệu đồng vì đăng ký cho con dự cuộc thi viết chữ đẹp trên mạng.

MIT miễn học phí cho sinh viên đến từ gia đình thu nhập thấp.

MIT miễn học phí cho sinh viên

GD&TĐ - Từ học kỳ mùa Thu năm 2025, Viện Công nghệ Massachusetts (MIT), sẽ miễn học phí cho sinh viên thuộc gia đình có thu nhập dưới 200 nghìn USD.