Kỳ 3:Những cuộc vượt ngục ngoạn mục của tù binh chiến tranh

GD&TĐ - Horace Greasley, còn được biết đến với cái tên Jim, gia nhập quân đội Anh năm 1939. Horace Greasley bị lính Đức bắt làm tù binh khi cùng Tiểu đoàn 2/5, Trung đoàn Leicestershire rút lui đến Dunkirk, Pháp vào tháng 5/1940. 

Horace Greasley và một trại tù binh của Đức. Ảnh: War History
Horace Greasley và một trại tù binh của Đức. Ảnh: War History

Tù nhân Anh trốn 200 lần để gặp người tình Đức

Greasley đã trải qua hành trình 10 tuần bị áp tải đến Bỉ, rồi lên tàu đến trại tù binh của Đức ở Silesia (Ba Lan). Rất nhiều đồng đội của Greasley đã chết trên đường đi do bị lính Đức đối xử tàn nhẫn.

Điều khiến Horace trở thành một tù binh nổi tiếng không chỉ là việc anh dám đối mặt với thủ lĩnh SS, Heinrich Himmler và yêu cầu phải chia cho các tù nhân khẩu phần tốt hơn; mà vì tù binh người Anh đã liên tục vượt ngục tới 200 lần, sau đó lén quay trở lại trại tù của phát xít Đức. Những cuộc trốn tù mạo hiểm này chỉ để Greasley có cơ hội gặp gỡ người yêu, một cô gái địa phương.

Tại trại tù binh Silesia, Horace Greasley gặp cô gái 17 tuổi Rosa Rauchbach, con của một chủ mỏ đá gần trại. Do Rauchbach nói được tiếng Anh và làm phiên dịch cho quân Đức, họ có thể gặp gỡ, giao tiếp và ngay lập tức nảy sinh tình cảm, bất chấp việc này có thể khiến họ mất mạng. Mỗi tuần, Horace Greasley lẻn ra khỏi trại 2 - 3 lần để gặp người yêu. Cô gái cũng giúp đỡ anh bằng cách mang thức ăn và bộ phận radio cho Greasley để đưa trở lại trại. Các bộ phận mà Rosa chuyển cho Greasley cho phép các tù nhân chế tạo một đài phát thanh và nghe tin tức trên BBC.

Nhưng mối tình của Greasley với Rosa Rauchbach kết thúc không có hậu. Khi Đức bại trận, Greasley giúp Rosa nhận công việc phiên dịch viên cho quân đội Mỹ. Tuy nhiên, khi trở về quê nhà, Greasley nhận được tin Rauchbach đã qua đời khi sinh nở

Sống sót trên đỉnh Alps

Johnnie Matheson, một quân nhân thuộc Sư đoàn cao nguyên 51, bị bắt ở Bắc Pháp khi Saint Valery rơi vào tay người Đức. Cùng với hàng nghìn người khác, anh buộc phải di chuyển trên khắp nước Pháp và vào Đức. Là một công nhân nhà tù ở Trung Đức,

Matheson phải làm việc hàng ngày từ 2 giờ 45 phút đến 19 giờ. Trong nỗ lực trốn thoát thứ 4 của mình, Johnnie đã suýt tới được Thụy Sĩ cho đến khi anh phải bơi qua một dòng sông, điều mà anh đã từng được dạy trong huấn luyện cơ bản. Bị Cơ quan Mật vụ Đức Quốc xã (Gestapo) bắt lại, Johnnie Matheson bị tra tấn dã man và đưa vào biệt giam sâu dưới lòng đất 200 bậc thang.

Cuối cùng khi được chuyển đến một khách sạn và được giao làm việc tại một nhà máy, Johnnie Matheson, giờ đã thành thạo tiếng Đức, đã thuyết phục người chủ sở giúp mình những đồ dùng cần thiết để trốn thoát. Vào tháng 6/1944, những người tù bắt đầu bị đưa đến dãy Alps.

Hai ngày trước khi bị đưa đi, Matheson trốn trong một con mương. Sau nhiều ngày đi bộ, thiếu thốn đồ ăn, anh chỉ còn 38 kg, Johnnie Matheson đã gặp được một đội tuần tra Mỹ. Cuộc chiến tranh vẫn diễn ra ác liệt. Johnnie đã chiến đấu cùng người Mỹ trong nhiều tháng, di chuyển dần tới biên giới Séc và cuối cùng tới Prague. Sau khi kết thúc chiến tranh, Johnnie Matheson được tặng một chiếc BMW và số tiền để tìm đường về nhà.

(Còn tiếp)

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

Minh họa/INT.

Truyện ngắn: Hồi ức khó quên

GD&TĐ - Tôi từng nghĩ rằng mình có thể hóa thành một chiếc ô, chỉ dựa vào sức lực và ý chí của bản thân để che chở cho cả gia đình trước những cơn giông bão của cuộc đời.

Minh họa/INT.

Nhạc kịch Việt tự tin 'cất cánh'

GD&TĐ - Nhạc kịch 'Giấc mơ Chí Phèo' của Nhà hát Ca Múa Nhạc Thăng Long đang được khởi động bán vé cho suất công diễn cuối tháng 12.