Đức dọa dỡ bỏ lệnh cấm cung cấp tên lửa Taurus cho chiến sự

GD&TĐ - Ukraine sẽ nhận được tên lửa hành trình Taurus nếu nước Đức được lãnh đạo bởi một nhân vật mới.

Đức dọa dỡ bỏ lệnh cấm cung cấp tên lửa Taurus cho chiến sự

Lãnh đạo đảng đối lập Liên minh Dân chủ Thiên chúa giáo (CDU) của Đức - ông Friedrich Merz, kêu gọi dỡ bỏ lệnh cấm cung cấp tên lửa hành trình tầm xa Taurus cho Ukraine, bởi điều này sẽ cho phép Kyiv tự vệ một cách hiệu quả trước các cuộc tấn công đang diễn ra.

Ông Merz lưu ý rằng Ukraine hiện buộc phải chiến đấu với "một tay bị trói sau lưng" vì các đồng minh như Pháp, Anh và Mỹ đã cung cấp cho Kyiv vũ khí tầm xa, trong khi Đức lại hạn chế viện trợ như vậy.

Chính trị gia người Đức nói: “Tôi nghĩ chúng ta nên hủy bỏ việc này để Ukraine thực sự có cơ hội tự vệ trước các cuộc tấn công từ Nga. Hiện đã có đa số trong Hạ viện ủng hộ việc sử dụng hệ thống vũ khí nói trên” .

Trước đó, Thủ tướng Đức Olaf Scholz đã nhiều lần bác bỏ khả năng gửi tên lửa Taurus cho Ukraine với lý do nguy cơ làm xung đột leo thang và khả năng Đức dính líu vào cuộc đối đầu với Nga.

Tuy nhiên ông Merz nhấn mạnh rằng việc cung cấp những tên lửa này sẽ không khiến Đức trở thành một bên trong cuộc chiến, đồng thời nhắc lại rằng các nước phương Tây khác đã cung cấp cho Ukraine những vũ khí tương tự.

“Rõ ràng việc giao Taurus không đồng nghĩa với việc Đức tham gia vào cuộc xung đột, bà Wagenknecht biết rõ điều này”, ông Merz nhấn mạnh, đáp lại những lời chỉ trích từ lãnh đạo đảng cực tả Sarah Wagenknecht, người cho rằng việc cung cấp vũ khí như vậy có thể kéo nước Đức vào cuộc chiến.

cover-r4x3w1200-6756de31869c8-le-president-ukrainien-volodimir-zelensky-et-le-chef-de20241210123543.jpg
Lãnh đạo đảng đối lập Liên minh Dân chủ Thiên chúa giáo (CDU) của Đức - ông Friedrich Merz là người có quan điểm cứng rắn với Nga.

Taurus (Taurus KEPD 350) là tên lửa hành trình không đối đất tầm xa được phát triển bởi các công ty MBDA Deutschland và Saab Bofors Dynamics của Đức - Thụy Điển.

Tên lửa có tầm bay lên đến 500 km và tốc độ cận âm khoảng 1.000 km/h, nó được trang bị đầu đạn đặc biệt, được thiết kế để tiêu diệt các vật thể kiên cố như boongke nằm sâu dưới lòng đất.

Việc hướng dẫn được thực hiện bằng hệ thống quán tính, GPS và quét radar trong khu vực, đảm bảo độ chính xác cao. Taurus tương thích với nhiều loại máy bay chiến đấu, bao gồm Eurofighter Typhoon, Tornado, F/A-18 và JAS 39 Gripen.

Mục đích chính của tên lửa là phá hủy các mục tiêu chiến lược như sở chỉ huy, kho đạn và trạm radar. Taurus đang được sử dụng ở Đức, Tây Ban Nha và Hàn Quốc. Vào năm 2023, khả năng cung cấp cho Ukraine lần đầu tiên được thảo luận.

Anh - Pháp đẩy mạnh cung cấp tên lửa Storm Shadow/Scalp-EG cho Ukraine.
Theo Avia-pro

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ