Kỳ 1: Những cuộc vượt ngục ngoạn mục của tù binh chiến tranh

GD&TĐ - Khi quân Nhật đánh chiếm Philippines vào ngày 8/12/1941, thiếu úy Samuel Grashio đang là quân nhân thuộc lực lượng Không quân Mỹ đóng tại Philippines.

Kỳ 1: Những cuộc vượt ngục ngoạn mục của tù binh chiến tranh

Cuộc đào thoát thành công từ nhà tù Nhật Bản

Bị bắt trong cuộc chiến bảo vệ Luzon vào ngày 9/4/1942, những tù binh được đưa đến các trại giam.

Hàng ngàn người đã chết trong khoảng thời gian đó. Những người sống sót được chuyển đến Trại O’Donnell. Tháng 10/1942, những người được đánh giá là phù hợp để làm việc (chỉ 1.000 trong số 75.000 người ban đầu bị bắt) được đưa đến nhà tù Davao trên đảo Mindanao phía Nam và buộc phải lao động khổ sai.

Sau ba tháng lên kế hoạch, Samuel Grashio cùng với 9 người Mỹ và hai tù nhân Philippines trốn thoát bằng cách trốn vào rừng rậm, bỏ lại sau lưng những phòng giam khủng khiếp. Với hướng dẫn viên là người Philippines, cả nhóm lội qua đầm lầy và rừng rậm trong ba ngày.

Cuối cùng, họ đã gặp một nhóm du kích người Philippines, dẫn đầu là một người Mỹ, Wendell Fertig. Sau những thử thách nguy hiểm, nhóm tù binh đã làm việc với quân du kích trong vài tháng, thu thập thông tin tình báo. Sau đó, họ trao đổi với người Australia để trở về nước Mỹ an toàn.

Tù binh Đức đào tẩu khỏi Canada

Franz von Werra là phi côngcủa lực lượng Không quân Đức Quốc xã. Anh ta được ghi nhận với chiến tích bắn hạ 8 máy bay trên không và phá hủy 5 máy bay trên mặt đất. Ngày 5/9/1940, máy bay bị bắn hạ ở Anh và Franz von Werra bị bắt.

Ngày 7/10 và 20/12/1940, của Franz von Werra hai lần cố gắng trốn thoát nhưng đều bị bắt trở lại. Một trong hai lần, anh ta đã nhảy ra khỏi cửa sổ trên một chuyến tàu đang di chuyển. Sau nỗ lực đào tẩu lần thứ hai, Franz bị chuyển đến một trại ở Canada. Quân Đồng minh nghĩ rằng, Đại Tây Dương đủ lớn để ngăn chặn nỗ lực trốn thoát của tù binh này.

Ngày 21/1/1941, Franz von Werra đã trốn thoát lần cuối cùng. Anh tìm cách vượt biên giới sang Mỹ, rồi đến Mexico, Nam Mỹ và Tây Ban Nha để rồi thực hiện chặng cuối của hành trình đến Đức vào ngày 18/4/1941.

Từ tháng 7/1941, Franz đã tiếp tục tham chiến tại mặt trận phía Đông và sau đó chết trong một tai nạn huấn luyện vào ngày 25/10/1941. Franz von Werra được ghi nhận là tù nhân chiến tranh người Đức duy nhất bị người Anh giam giữ đã trốn thoát và trở về quê trong chiến tranh.

(Còn tiếp)

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ