Vượt ngục bằng khinh khí cầu
Trong một lần chạy trốn, tù binh này đã thoát khỏi bệnh viện của nhà tù trong lúc vẫn chịu ảnh hưởng của thuốc. Với đôi chân trần, Rabe đi bộ xuyên đêm và cả ngày hôm sau trên tuyết, với nỗ lực cố gắng tiếp cận khu vực trung lập của Mỹ thời đó. Tuy nhiên sau đó, Rabe đã bị bắt lại.
Lần chạy trốn nổi tiếng nhất của Rabe là khi tù nhân này âm thầm chế tạo một khinh khí cầu trong trại giam. Rabe khâu các túi ngủ có kích thước 7x3m thành một quả bóng. Không may, quả khinh khí cầu đã không thể cất cánh vì Rabe không biết rằng, khí gas nóng lại... nặng hơn không khí.
Vượt ngục ở xứ tuyết
Heinrich Harrer, một nhà leo núi và quốc tịch Đức, đã ở Ấn Độ trong một chuyến thám hiểm khi chiến tranh thế giới thứ 2 nổ ra. Là một người leo núi trẻ tuổi nhưng dày dạn kinh nghiệm, Heinrich Harrer là một trong những vận động viên trượt tuyết nhanh nhất thế giới và đã dễ dàng đảm bảo vị trí của mình trong chuyến thám hiểm.
Khi chiến tranh bùng nổ, lo sợ mối đe dọa của các điệp viên, người Anh đã bắt giữ tất cả các công dân Đức và Áo ở Ấn Độ. Heinrich Harrer và đoàn thám hiểm của anh ta bị bắt và giam ở Dehradun.
Mặc dù sau này, việc Harrer là thành viên của lực lượng cận vệ Đức (SS) đã rõ ràng, nhưng người ta tin rằng anh ta ở Ấn Độ với tư cách là một thường dân. Sau nhiều nỗ lực, Harrer đã trốn thoát khỏi trại cùng với một tù nhân vào năm 1944.
Họ mang theo chú bò Yak và thực hiện hành trình 20 tháng qua cao nguyên Tây Tạng, trong thời tiết băng giá. Hai tù nhân sau đó đã đến Lhasa vào ngày 15/1/1946. Vào thời điểm đó, chiến tranh thế giới thứ 2 đã kết thúc, nhưng hai người quyết định ở lại vùng đất thiêng Tây Tạng.
Năm 1948, Harrer trở thành một quan chức ăn lương của Tây Tạng, chuyên dịch các tin tức nước ngoài và đóng vai trò là nhiếp ảnh gia của tòa án. Lần đầu tiên, Harrer gặp Đức Đạt Lai Lạt Ma thứ 14 khi ông được triệu tập đến Cung điện của Potala và yêu cầu làm một bộ phim về trượt băng, bộ môn mà Harrer đã giới thiệu với Tây Tạng.
Harrer đã xây dựng một rạp chiếu phim cho Potala, với một máy chiếu chạy bằng động cơ xe jeep. Sau đó, Harrer trở thành gia sư của Đức Đạt Lai Lạt Ma trong các môn học tiếng Anh, địa lý và một số môn khoa học. Harrer vô cùng ngạc nhiên khi thấy học trò của mình tiếp thu kiến thức của thế giới phương Tây một cách nhanh chóng. Một tình bạn bền chặt đã gắn bó hai người trong phần còn lại của cuộc đời họ.
Năm 1952, Harrer trở lại Áo, nơi ông ghi lại những kinh nghiệm của mình trong các cuốn sách Bảy năm ở Tây Tạng (1952) và Lhasa xưa cũ (1953). Cuốn Bảy năm ở Tây Tạng đã được dịch sang 53 ngôn ngữ và là sách bán chạy nhất ở Mỹ vào năm 1954 với hơn ba triệu bản. Cuốn sách này là nền tảng của hai bộ phim cùng tên, lần đầu tiên vào năm 1956 và lần thứ hai vào năm 1997, với sự tham gia của Brad Pitt trong vai trò của Harrer.
Nhóm thám hiểm 5 người do vận động viên leo núi Heinrich Harrer dẫn đầu |
(Còn tiếp)