Nỗ lực vượt ngục của tù nhân Pháp
Oflag 17-A là một trại tù binh chiến tranh của Đức ở Áo. Có sức chứa 5.000 tù nhân, Oflag 17-A giam giữ các sĩ quan Pháp và vài trăm người Ba Lan. Vì một lý do nào đó, người Đức đã không cảnh giác trong việc giam cầm hàng nghìn tù nhân vốn là những người có chức vụ, đủ thông minh và bản lĩnh để đương đầu với hoàn cảnh hiểm nguy.
Các tù nhân người Pháp lập tức thành lập một ủy ban đào thoát và lên kế hoạch đưa từng mảnh của một chiếc máy ảnh được cài trong xúc xích vào trại, sau đó họ lắp ghép ghi lại quá trình đào tẩu.
Hoàn toàn bí mật và đánh liều mạng sống, các tù nhân đã quay khoảng 30 phút video về cuộc sống trong trại cũng như nỗ lực trốn thoát thực sự của họ. Đường hầm chính nằm bên dưới nhà hát mà lính canh đã cho các tù nhân xây dựng. Được trang trí bằng cành cây nhằm che khuất tầm nhìn của lính canh và sát hàng rào, cuối cùng, đường hầm đã được hoàn thành khi Hội Chữ thập đỏ Quốc tế yêu cầu các tù nhân được phép dùng xẻng để đào hào chống không kích.
Vào ngày 17/9/1943, đường hầm đã hoàn thành, dài 90 mét và dẫn lên mặt đất chỉ cách hàng rào vài mét. Trong cùng một đêm, 2 nhóm đã trốn thoát mà quân Đức không hề hay biết. Đây là cuộc vượt ngục lớn nhất trong Thế chiến II. Trong số 132 người trốn thoát, 126 người trong bị bắt lại. Chỉ có 2 người về được đến nhà, còn 4 người khác được cho là mất tích.
Ra đi để... trở về
Felice Benuzzi là một thành viên của Cơ quan Thuộc địa Ý tại Addis Ababa khi ông bị người Anh bắt giữ. Benuzzi bị giam tại Trại 354 ở Nanyuki, cách Nairobi (Kenya) về phía Bắc 160 km. Trại 354 nằm dưới dưới chân núi Kenya và là nơi giam giữ 10.000 tù nhân chiến tranh, chủ yếu là thường dân. Benuzzi mô tả cuộc sống trong trại là tẻ nhạt và quyết định tẩu thoát khỏi nơi giam cầm.
Để lại lời nhắn cho người Anh như một sự thách thức, Benuzzi và hai tù nhân khác trốn khỏi trại. Nhóm người đã trốn tránh thành công khỏi sự truy tìm của người Anh cũng như động vật hoang dã.
Họ bắt đầu hành trình đầy nguy hiểm đến núi Kenya với những vật dụng tạm thời mà họ có thể lắp ráp trong trại. Họ đã leo lên một trong những ngọn núi nguy hiểm nhất thời bấy giờ, cao tới 5.000 m, đỉnh núi cao thứ ba của núi Kenya và cao hơn bất kỳ đỉnh nào của dãy Alps. Mức oxy chỉ bằng một nửa so với mực nước biển.
Lên đến đỉnh, họ giơ cao ngọn cờ và lại xuống núi. Sau khi đạt được những điều dường như không thể, một lần nữa, cả nhóm dũng cảm trở về trại 354. Felice
Benuzzi sống sót qua chiến tranh và sau đó đã viết một cuốn sách về cuộc phiêu lưu của mình.
(Còn tiếp)