Giao lưu trực tuyến: "Trường học hạnh phúc: Thầy – trò cùng thay đổi"

“Trường học hạnh phúc: Thầy – trò cùng thay đổi” là chủ đề của Chương trình giao lưu trực tuyến được Báo Giáo dục và Thời đại tổ chức từ 9h - 10h30 sáng 12/11.

Giao lưu trực tuyến: "Trường học hạnh phúc: Thầy – trò cùng thay đổi"

Chương trình có sự tham của các khách mời:

* Ông Đặng Tự Ân - Giám đốc quốc gia Quỹ Hỗ trợ đổi mới GDPT

* TS Nguyễn Văn Hòa - Người sáng lập, Chủ tịch HĐQT  Hệ thống trường chất lượng cao Nguyễn Bỉnh Khiêm (Hà Nội)

* Cô Bùi Thị Ngọc Lan – Giáo viên Ngữ văn Trường THPT Hoàng Cầu (Hà Nội).

Xây dựng “Trường học hạnh phúc” là một trong những hoạt động trọng tâm của ngành Giáo dục. Tiêu chí quan trọng để xây dựng nên Trường học hạnh phúc là: yêu thương, an toàn và tôn trọng; đồng thời chú trọng nâng cao năng lực sư phạm, ứng xử văn hóa học đường. Đây được coi là những yếu tố quyết định để xây dựng nên Trường học hạnh phúc.

Trường học hạnh phúc là nơi mà thầy  - trò đều cảm thất vui vẻ, hạnh phúc trong quá trình dạy –học. Đó còn là nơi để yêu thương, chia sẻ và là nơi an toàn cho các hoạt động dạy và học của thầy – trò. Đó cũng là nơi mà học trò được coi là nhân vật trung tâm, được tôn trọng sự khác biệt, từ đó phát huy được phẩm chất năng lực của bản thân. Muốn vậy, nhà trường cần thay đổi, hiệu trưởng cũng thay đổi và giáo viên, học sinh cũng cần thay đổi.

Xung quanh vấn đề này, các khách mời sẽ chia sẻ để bạn đọc có thể nhìn nhận từ toàn cảnh đến cận cảnh về Trường học hạnh phúc. Bạn đọc có thể gửi câu hỏi tới các khách mời tại đây, hoặc gửi email của Báo Giáo dục và Thời đại: gdtddientu@gmail.com, hoặc tương tác qua facebook: www.fb.com/giaoducthoidai.

Giao lưu trực tuyến: "Trường học hạnh phúc: Thầy – trò cùng thay đổi" ảnh 1
TS Nguyễn Văn Hòa

TS Nguyễn Văn Hòa

Người sáng lập, Chủ tịch HĐQT Hệ thống trường chất lượng cao Nguyễn Bỉnh Khiêm (Hà Nội)

Ông Đặng Tự Ân

Ông Đặng Tự Ân

Giám đốc quốc gia Quỹ Hỗ trợ đổi mới GDPT

Cô Bùi Thị Ngọc Lan

Cô Bùi Thị Ngọc Lan

Giáo viên Ngữ văn Trường THPT Hoàng Cầu (Hà Nội).

Bạn đọc

Bạn Phùng Long – Hưng Yên:

Không một người hiệu trưởng nào, không một giáo viên nào lại không muốn nơi mình công tác, giảng dạy là một trường học hạnh phúc. Nhưng từ mong muốn đến hiện thực, từ nói đến làm là một điều rất khó. Rất mong muốn được chuyên gia gợi ý xem chúng tôi nên bắt đầu từ đâu, nên làm như thế nào để hiện thực hóa được điều này?
Ông Đặng Tự Ân

Ông Đặng Tự Ân

Hiệu trưởng là nhân tố quan trọng, là người truyền cảm hứng và cũng là người "cầm lái" con tàu trường học hạnh phúc. Các thầy cô phải rèn luyện và có tâm thế của người có hoãi bão hạnh phúc và sẵn sàng dấn thân vì trường học hạnh phúc.

Ngoài ra, cũng cần lưu ý, do hạnh phúc chúng ta không thể "bắt" được nó mà chỉ có thể cảm nhận mà thôi. Vì thế, hạnh phúc thường dễ dẫn tới liên tưởng với các hiện tượng siêu thực. Do vậy, quan điểm hạnh phúc cần thuần túy khoa học xã hội, khoa học cảm xúc, tránh lồng ghép vào các yếu tố thần học, tôn giáo hay tâm linh trong quá trình xây dựng mô hình trường học hạnh phúc.

Bạn đọc

Bạn Ngọc Lan (Hà Nội):

Đâu là yếu tố quyết định để có được một trường học hạnh phúc?
Ông Đặng Tự Ân

Ông Đặng Tự Ân

Yếu tố quyết định để có được một trường học hạnh phúc là phải rèn luyện để mỗi người trong trường luôn có cách nghĩ tích cực; trong đó hiệu trưởng là người khởi nguồn và dẫn dắt, từ đó lan tỏa cho giáo viên, học sinh và cha mẹ học sinh.

Bạn đọc

Bạn huongtran***@gmail.com:

Xây dựng Trường học hạnh phúc, lớp học hạnh phúc - Nói thì dễ, nhưng làm mới khó? Cô có nghĩ như vậy không? Theo cô, khó khăn lớn nhất để xây dựng trường học hạnh phúc là gì?
Cô Bùi Thị Ngọc Lan

Cô Bùi Thị Ngọc Lan

Giao lưu trực tuyến: "Trường học hạnh phúc: Thầy – trò cùng thay đổi" ảnh 11

Thật sự tôi không nghĩ như bạn “Xây dựng Trường học hạnh phúc, lớp học hạnh phúc - Nói thì dễ”. Bởi lẽ, nói về trường học hạnh phúc, lớp học hạnh phúc không dễ chút nào khi bạn không xuất phát từ những trải nghiệm thay đổi của thực tiễn. Bạn sẽ nói ra một thứ luân lí sáo rỗng. Chúng ta phải có sự thực hành, hiểu rõ bản chất, giá trị của nó chúng ta mới mạnh dạn “nói dễ được”.

Tôi đồng ý với bạn “Xây dựng Trường học hạnh phúc, lớp học hạnh phúc thật là khó”. Trường THPT Hoàng Cầu triển khai xây dựng mô hình “Lớp học hạnh phúc” từ năm học 2018-2019 (Bắt đầu với Hội thảo “giáo viên chủ nhiệm với kĩ năng xây dựng lớp học hạnh phúc” ngày 6/9/2020 trước thời gian Bộ phát động xây dựng trường học hạnh phúc).

Mô hình này được xây dựng thời gian 5 năm (2018-2019 đến 2022-2023). Năm học 2019-2020, Trường THPT Hoàng Cầu tiếp tục triển khai Hội thảo “Tình yêu thương – nền tảng xây dựng lớp học hạnh phúc ngày 23/09/2019” và chuỗi hoạt động hội thảo 29 lớp “Học sinh cùng thầy cô xây dựng lớp học hạnh phúc từ tháng 10/2019 đến tháng 5/2020".

Tính đến nay mô hình xây dựng “Lớp học hạnh phúc” đã triển khai qua giai đoạn 1 mang lại những hiệu quả rất lớn cho chất lượng giáo dục nhà trường đồng thời chúng tôi cũng rút ra nhiều bài học. Chúng tôi nhận thấy rằng khó khăn lớn nhất của việc xây dựng Lớp học hạnh phúc, Trường học hạnh phúc chính là “Mọi nguồn lực xã hội chưa hiểu rõ bản chất và giá trị của trường học hạnh phúc mang lại nên chưa có nhiều những động thái ủng hộ tích cực, mạnh mẽ cho mô hình này”.

Vì vậy, năm học 2020-2021, Trường THPT Hoàng Cầu đã tăng cường công tác truyền thông giáo dục; lan tỏa những thành công của mô hình lớp học hạnh phúc, trường học hạnh phúc qua các hội thảo “Chia sẻ kĩ năng truyền thông để xây dựng trường học hạnh phúc ngày 28/6/2020” “Chúng em lan tỏa hạnh phúc qua công tác truyền thông”; “Thầy cô truyền cảm hứng trong giờ học hạnh phúc” để khẳng định ý nghĩa, giá trị nhân văn của mô hình này…

Bạn đọc

Bạn ngocanh***@gmail.com:

Làm gì cũng cần có động lực. Vậy cô tự tạo động lực cho mình như thế nào mỗi lúc gặp khó khăn, nhất là trong công tác dạy học?
Cô Bùi Thị Ngọc Lan

Cô Bùi Thị Ngọc Lan

Cô Bùi Thị Ngọc Lan tham gia Hội giảng mùa xuân - Họat động chuyên môn của trường THTP Hoàng Cầu

Cô Bùi Thị Ngọc Lan tham gia Hội giảng mùa xuân - Họat động chuyên môn của trường THTP Hoàng Cầu

 

Đúng vậy, làm gì cũng cần có động lực. Và xin chia sẻ thật lòng rằng: những lúc gặp khó khăn trong công tác dạy học, tôi tự tạo động lực cho mình bằng cách xem lại những tin nhắn, tấm bưu thiếp, cuốn sách, bức tâm thư… mang tình cảm của những thế hệ học trò dành cho tôi để tôi vững tâm, bước tiếp.

Bạn đọc

Bạn Tạ Thu Hằng, quận Đống Đa, Hà Nội:

Ở lứa tuổi THPT, nhiều học sinh thích khẳng định mình và tạo sự khác biệt. Vậy cô sẽ ứng xử thế nào với những em này?
Cô Bùi Thị Ngọc Lan

Cô Bùi Thị Ngọc Lan

Sân khấu hóa tác phẩm Vợ chồng A Phủ của học sinh trường THPT Hoàng Cầu
Sân khấu hóa tác phẩm Vợ chồng A Phủ của học sinh trường THPT Hoàng Cầu

 

Tôi luôn tôn trọng, yêu mến những học sinh thích khẳng định mình và tạo sự khác biệt. Bởi khi bằng tuổi các bạn ấy, tôi cũng như vậy. Tôi sẽ cùng với phụ huynh giúp đỡ các bạn ấy trong hành trình tỏa sáng bản thân, sẽ định hướng các bạn ấy tạo sự khác biệt một cách tích cực, nhân ái. 

Bạn đọc

Bạn Đức Tuấn – Hoà Bình:

Hai chỉ số quan trọng nhất trong mục tiêu giáo dục của trường là Hạnh phúc và Chất lượng. Vậy theo ông làm thế nào để hài hòa được 2 mục tiêu này?
Ông Đặng Tự Ân

Ông Đặng Tự Ân

Giáo dục thế giới, nhất là các nước Châu Á-Thái Bình Dương, đã đưa ra câu hỏi: hạnh phúc cá nhân của học sinh sao không thể lấy nó làm thước đo thành tích và chất lượng các nhà trường? Việc tiếp cận nâng cao chất lượng trường học thông qua đánh giá hạnh phúc người học thực chất là quay lại quan niệm về giá trị của giáo dục khối óc và giáo dục con tim, có từ xa xưa. “Giáo dục tâm trí mà không giáo dục con tim thì không phải là giáo dục” (Nhà Triết học cổ Aristote  384 TCN).

Mặt khác, giáo dục hiện đại đã chỉ ra rằng: học tập bao giờ cũng có hai mặt và luôn đan xen nhau, đó là học tập là quá trình khám phá, phát hiện và học tập là sự thúc giục của tính ham muốn/thích thú/vui say. Thông qua học tập bằng khối óc được kết hợp học tập bằng con tim là phương thức học tập hiệu quả nhất. Coi trọng đánh giá các chỉ số thông minh EQ (cảm xúc) rất mới bên cạnh chỉ số IQ (kiến thức) truyền thống là thực tế chứng tỏ cho điều này.

Trong thời đại ngày nay, con người là sản phẩm của nhà trường rất năng động nhưng cũng quá căng thẳng trong cuộc sống, chịu áp lực nhiều của sự bất bình đẳng và môi trường ô nhiễm. Giáo dục cần hướng người học tới các giá trị tinh thần, tới lòng tốt và biết ơn, tới tính kiên trì và tinh thần cộng đồng. Các quốc gia cần định vị lại trường học, thay vì chỉ chú trọng dạy học theo tư duy logic, giải quyết vấn đề là cần phát triển các giá trị của cảm xúc hạnh phúc, nâng cao lòng tự tin và năng lực hợp tác trong quá trình học tập và làm việc.

Khoa học thực tiễn đã chứng minh, việc các nước đưa mô hình trường học hạnh phúc vào nhà trường dưới dạng lồng ghép vào các mô hình dạy học đổi mới khác thì thành tích học tập của học sinh được tăng lên 10-12%.

Bạn đọc

Bạn Lê Dương, TP Hải Phòng:

Cô có lo ngại "thầy giáo Google" thay thế giáo viên?
Cô Bùi Thị Ngọc Lan

Cô Bùi Thị Ngọc Lan

Câu hỏi của bạn thú vị quá!

Xin chia sẻ với bạn rằng: Tôi chưa bao giờ lo ngại "thầy giáo Google". Anh ấy thật uyên bác, thật hiện đại, thật hấp dẫn. Anh ấy có thể cho các bạn ấy rất nhiều miền đất kiến thức mà chính tôi chưa bao giờ đặt chân đến. Nhưng anh ấy không thể tương tác và không tạo lập được mối quan hệ bền chặt thầy – trò.

Hai chữ Người thầy gợi lên vai trò thiêng liêng của người làm giáo dục. Còn "thầy giáo Google" chỉ có thể gọi tên bằng khái niệm, công cụ trợ giúp, bởi anh ấy không thể như tôi: Khóc khi những học trò của tôi thành công hay thất bại; Mỉm cười với chúng khi những ước mơ dù rất nhỏ thành hiện thực và anh ấy không cảm nhận “hạnh phúc” khi chúng “hạnh phúc”.

Bạn đọc

Bạn lanphuong***@gmail.com:

Theo cô, nguyên tắc và tiêu chí để xây dựng lớp học hạnh phúc là gì?
Cô Bùi Thị Ngọc Lan

Cô Bùi Thị Ngọc Lan

Cảm ơn bạn đã hỏi về nguyên tắc và tiêu chí xây dựng lớp học hạnh phúc. Những kiến thức lí luận về nó tôi xin nhờ các chuyên gia khoa học. Với tư cách là một cô giáo hơn 20 năm dạy học, tôi nghĩ gốc rễ của việc xây dựng “Lớp học hạnh phúc” chính là tình yêu thương. Mọi ứng xử của các thành viên trong lớp học đều xuất phát từ trái tim thì sẽ nhận hạnh phúc.

Lớp học hạnh phúc chính là nơi an trú an toàn, là sân chơi sáng tạo, là tình thân gia đình ấm áp, là “thanh xuân rực rỡ” của các con học sinh. Nơi đó, các con sẽ thụ hưởng những quyền lợi, sẽ nhận thức được trách nhiệm của bản thân, chủ động sống tích cực, “tự khẳng định mình” và ước mơ.

Bạn đọc

Bạn Mai Phương – Nghệ An:

Trường học hạnh phúc cần được cụ thể hóa bằng các tiêu chí cụ thể, chi tiết. Theo quan điểm của ông, đó phải là những tiêu chí nào?
Ông Đặng Tự Ân

Ông Đặng Tự Ân

Bộ GD&ĐT đã tổ chức lễ phát động "Triển khai kế hoạch nâng cao năng lực ứng xử sư phạm, đạo đức nhà giáo vì một trường học hạnh phúc", nhấn mạnh đến ba tiêu chí: Yêu thương, An toàn, Tôn trọng. Trên cơ sở chỉ đạo của Bộ GD&ĐT, Công đoàn giáo dục Việt Nam đã có Hướng dẫn số 312/CĐN, ngày 12/11/2019 cho các trường tổ chức và tham gia xây dựng trường học hạnh phúc.

Tại văn bản này đưa ra 3 nhóm tiêu chí về trường học hạnh phúc gồm :

- Tiêu chí 1. Về môi trường nhà trường và phát triển cá nhân.

- Tiêu chí 2. Về dạy và học.

- Tiêu chí 3. Về các mối quan hệ trong và ngoài nhà trường.

Dự án Trường học Hạnh phúc là một trong số các hoạt động của Quỹ VIGEF góp phần thực hiện hiệu quả Chương trình giáo dục phổ thông mới thông qua việc hỗ trợ triển khai mô hình đổi mới tổ chức và hoạt động của các nhà trường phổ thông Việt Nam: Trường học Tự chủ và Sáng tạo (VINES). Dự án này Quỹ sẽ phối hợp cùng Công đoàn giáo dục Việt Nam triển khai cho các trường phổ thông trong toàn quốc.

Mỗi nhà trường hãy bắt đầu từ Hiệu trưởng để cùng nhau thảo luận rồi cùng nhau thực hiện khung tiêu chí, gồm 3 nhóm (nhóm 3P về trường học hạnh phúc), do UNESCO đưa ra về những gì có thể xây dựng để mỗi nhà trường trở thành THHP:

            -Về con người (People), bao gồm các mối quan hệ có liên quan trong trường học. Sống bao dung, tôn trọng và đầy lòng trắc ẩn.

            - Về quá trình (Process), bao gồm đổi mới các phương pháp dạy học. Quá trình học tập là quá trình hạnh phúc .

            - Về địa điểm (Place), bao gồm các yếu tố về môi trường của trường học. Trường học là công trình văn hóa, nơi an toàn, sống có phong cách và có sức cuốn hút, níu kéo mọi người.

Bạn đọc

Bạn Lê Hải Yến, TP Hồ Chí Minh:

Nếu trong lớp có học sinh cá biệt, cô có sợ không, nếu không thì cô sẽ cảm hóa học sinh này như thế nào?
Cô Bùi Thị Ngọc Lan

Cô Bùi Thị Ngọc Lan

Nếu trong lớp có học sinh cá biệt, tôi không sợ! Tôi sẽ cảm hóa học sinh này bằng chính tình yêu thương của một người mẹ; sự tôn trọng của một người bạn; sự khách quan của người thầy; sự nghiêm khắc của một người cha.

Tôi sẽ phối hợp với gia đình, với cán bộ tâm lý nhà trường, “lắng nghe”; “thấu hiểu”, “phân tích”, “tư vấn” trong quá trình giúp đỡ bạn học sinh cá biệt ấy.

Xin chia sẻ thẳng thắn với bạn: “Ngôi Trường THPT Hoàng Cầu của chúng tôi không còn có khái niệm học sinh cá biệt mà chỉ có học sinh đặc biệt”. Phòng tư vấn tâm lí của nhà trường luôn đón nhận các bạn học sinh chia sẻ những khó khăn, thắc mắc trong suốt quá trình các bạn ấy học tập ở nơi này.

Bạn đọc

Bạn hagiang68***@gmail.com:

Chương trình GDPT mới không thiên về kiến thức hàn lâm nhưng đòi hỏi giáo viên phải đổi mới phương pháp dạy học. Việc này thực hiện sẽ không dễ, cô có nghĩ vậy không?
Cô Bùi Thị Ngọc Lan

Cô Bùi Thị Ngọc Lan

Đúng như vậy! Chương trình giáo dục phổ thông mới không thiên về kiến thức hàn lâm nhưng đòi hỏi giáo viên phải đổi mới phương pháp dạy học. Việc này thực hiện sẽ không dễ vì muốn đổi mới phương pháp dạy học cần rất nhiều các yếu tố chủ quan và khách quan.

Song tôi tin rằng, với lòng yêu nghề mãnh liệt, với tấm lòng nhiệt huyết, sáng tạo, với sự cầu thị và ý chí tự học thì việc đổi mới phương pháp dạy học sẽ trở nên dễ dàng hơn.

Bạn đọc

Bạn luonghanhhb@...:

Tôi cho rằng, để có trường học hạnh phúc, việc thực hiện được dân chủ trong trường học là vô cùng quan trọng. Theo ông, hiện nay các trường học của chúng ta đã thực sự làm tốt điều này chưa? Nếu chưa làm tốt thì vì sao và giải pháp như thế nào?
Ông Đặng Tự Ân

Ông Đặng Tự Ân

Ông Đặng Tự Ân giải đáp những băn khoăn của độc giả Báo GD&TĐ trong buổi GLTT
Ông Đặng Tự Ân giải đáp những băn khoăn của độc giả Báo GD&TĐ trong buổi GLTT

Không khó để thấy rằng, ở các nhà trường, quyền lực cao nhất nằm trong tay Hiệu trưởng. Khi cơ chế còn nặng xin – cho, ban phát ân huệ, làm việc theo cảm tính thì hệ quả sẽ tạo ra những giáo viên câm nín, không dám có ý kiến trái chiều. Vì thế, xây dựng môi trường học đường ấm áp, thân thiện, an toàn, dân chủ, không bị “bắt nạt” không chỉ có ý nghĩa với học sinh mà với cả giáo viên, nhân viên. Hiệu trưởng hãy đối thoại cởi mở dân chủ với giáo viên và học sinh. Giáo viên phải tạo cho học sinh nếp sống văn hóa dân chủ, bình đẳng trong trường học.

Hướng dẫn cho giáo viên lắng nghe tích cực: lắng nghe nhau và phản hồi đừng để người khác bị tổn thương; phải nói với nhau những điều mà giúp người ta trưởng thành, lớn lên, khác với việc nói cho thỏa mãn mà làm người khác đau đớn tổn thương. Giáo viên với giáo viên phải cư xử sao cho cùng hạnh phúc, không có kẻ thắng người thua. Hãy trao đổi bài dạy theo phương pháp “Nghiên cứu bài học” là hiện đại và nhân văn nhất.

Xây dựng Trường học hạnh phúc là xây dựng lồng ghép “Chương trình giáo dục nhà trường” trong mỗi nhà trường. Không tách rời với mục tiêu tất cả vì sứ mệnh cao cả là chất lượng giáo dục, năng lực, phẩm chất của lớp lớp các thế hệ học sinh. Niềm vui, hạnh phúc có thể được đưa đến từ bên ngoài nhưng nó chỉ thực sự đạt được sự bền vững và thúc đẩy cá nhân hành động tích cực hàng ngày, hàng giờ khi đó là thành quả từ sự nỗ lực của chính bản thân từng người thông qua quá trình liên tục rèn luyện, vượt qua thách thức và đạt đến thành công từ nhỏ đến lớn, từ ít đến nhiều.

Bạn đọc

Bạn hakhanh***@gmail.com:

“Nhất quỷ, nhì ma, thứ ba học trò”. Vậy có khi nào học sinh khiến cô phải bực tức đến “phát điên” hay không? Những lúc như thế cô làm gì để chuyển hóa cảm xúc của mình?
Cô Bùi Thị Ngọc Lan

Cô Bùi Thị Ngọc Lan

Tôi cũng phải thú thực với bạn rằng “Có những lúc “các bạn ấy” làm tôi “phát điên”. Những lúc đó, tôi đã chuyển vai từ người thầy sang người bạn; nói chuyện thẳng thắn, lắng nghe những khó khăn, bức xúc, trăn trở và cùng “các bạn ấy” giải quyết những tình huống vướng mắc đó.

Bạn đọc

Bạn Hữu Thành, huyện Bắc Ninh:

Để nhà giáo cảm thấy hạnh phúc và yên tâm gắn bó với nghề, với trường, với học trò, họ cần được quan tâm thế nào về đời sống vật chất và tinh thần cũng như bồi đắp tinh thần đổi mới, sáng tạo, thưa TS?
TS Nguyễn Văn Hòa

TS Nguyễn Văn Hòa

Giao lưu trực tuyến: "Trường học hạnh phúc: Thầy – trò cùng thay đổi" ảnh 37

 

Thực ra, trường tư thục chúng tôi có lợi thế hơn trường công là thầy cô giáo nào dạy tốt, HS yêu mến thì thu nhập sẽ cao hơn. Nhưng nếu nói lương đủ sống thì rất vô cùng, quan trọng là hài hòa, xứng đáng với công việc của mỗi GV. Tuy nhiên, theo tôi, giá trị của nhà giáo không phải ở đồng lương mà ở chỗ mang được hạnh phúc đến các thế hệ học trò, được học trò yêu mến, kính trọng. Mỗi nhà giáo có 1-2 con, nhưng khi dạy các thế hệ học trò, chúng ta có hàng trăm, hàng ngàn đứa con không do ta sinh ra nhưng yêu quí ta như cha mẹ. Dù trưởng thành, ở mọi nẻo xa, các con vẫn nhớ về mình, đó là giá trị của nghề dạy học.

GV đa số không vì thu nhập thấp mà đều hướng tới giá trị tốt đẹp của nhà giáo, sống thanh bạch, giản dị. Lương GV có khi thấp hơn so với các công việc, ngành nghề khác nhưng nhiều nhà giáo vẫn yêu nghề, dấn thân với nghề, với trò, vì họ hướng đến giá trị của người thầy, người truyền cảm hứng và niềm tin cho các thế hệ học trò...

Bạn đọc

Bạn Thanh Hoa, tỉnh Đồng Nai:

Xây dựng lớp học hạnh phúc đòi hỏi giáo viên phải thay đổi. Vậy trong dạy học, theo cô giáo viên cần thay đổi như thế nào để lớp học hạnh phúc?
Cô Bùi Thị Ngọc Lan

Cô Bùi Thị Ngọc Lan

Chúng tôi đã xây dựng mục tiêu nhà trường “THPT Hoàng Cầu – ngôi trường hạnh phúc của mỗi học sinh thân yêu”, với những tầm nhìn, chiến lược rõ ràng, cụ thể; lộ trình thực hiện trước đó chúng tôi còn lúng túng chưa xác định mục tiêu, mới chỉ thực hiện nhiệm vụ chính trị theo điều lệ phổ thông.

Chúng tôi thay đổi trong cách nghĩ: Phát huy quyền tự chủ trong việc kế hoạch giáo dục phù hợp với đặc thù nhà trường; tự chủ trong chương trình đào tạo để tạo nên sự khác biệt và mang lại những quyền lợi tốt nhất cho học trò. VD: dạy Kĩ năng sống; Dạy tin học MOS chứng chỉ Hoa Kì ….

Chúng tôi thay đổi trong cách làm: Thực chất - Hiệu quả. Vì thế chúng tôi đổi mới, sáng tạo không ngừng. Thực hiện các phương pháp dạy học mới: Tiếp cận dạy học trải nghiệm; Tiếp cận giáo dục STEM…

Bạn đọc

Bạn Nguyễn Hằng Nga – Hà Nội:

Vấn đề xây dựng trường học hạnh phúc, trên thực tế nếu quan niệm quá lớn, quá nhiều tiêu chí về "hạnh phúc" sẽ khó lòng làm được. Theo ông, đâu là những việc nhỏ, khả thi, nhà trường có thể dễ dàng làm ngay để có thể tiến tới một môi trường giáo dục hạnh phúc?
Ông Đặng Tự Ân

Ông Đặng Tự Ân

Các chuyên gia chỉ ra rằng, khi giáo viên đủ hiểu biết, trình độ, kỹ năng để trút bỏ áp lực, lớp học, học sinh sẽ hạnh phúc. Hiệu trưởng là người giúp giáo viên thoát khỏi những áp lực, sự quá tải trong dạy học. Nếu không giáo viên không còn sức, đâu nghĩ đến trường học hạnh phúc. Trường học với bầu không khí căng thẳng và bất an thì trường học hạnh phúc chỉ là điều viển vông.

Để làm được những điều lớn lao, cao xa, thì ngay từ bây giờ, mỗi thầy cô, cán bộ quản lý cần học cách làm những việc nhỏ bé, bình thường như: bình tĩnh lắng nghe; đặt mình vào vị trí của người khác khi xử lý công việc; chú ý đến cảm xúc của người khác khi làm việc; gọi tên cảm xúc; sẵn sàng nói lời xin lỗi; kết nối và mở lòng, cùng nhau đưa ra giải pháp. 

Tâm sự của Hiệu trưởng “Nghĩ việc gì tốt thì mình cứ làm đã, chứ để vươn tới hạnh phúc chắc còn xa lắm”.  Những việc tốt mà thầy Hiệu trưởng đã và đang thực hiện nhằm đem đến cho học sinh một môi trường thân thiện, sáng tạo, phát triển toàn diện, cũng gián tiếp truyền cảm hứng cho đội ngũ, giáo viên. Những lời khen, ghi nhận tích cực của phụ huynh, tâm lý thoải mái, vui vẻ của thầy cô giáo, giúp vị Hiệu trưởng càng thêm hạnh phúc và hứng khởi.

Bạn đọc

Bạn Linhtranganh99@gmail.com:

Mang hạnh phúc, niềm vui đến trường cho học trò nhưng không thể không dựa trên nền nếp, kỷ cương học đường. Xin thầy cho biết quan điểm về nhận định này. Trường Nguyễn Bỉnh Khiêm làm gì để hài hòa giữa hạnh phúc và kỷ cương, thưa thầy?
TS Nguyễn Văn Hòa

TS Nguyễn Văn Hòa

Nói hạnh phúc không phải là đến trường để vui chơi thoải mái. Hạnh phúc phải là tạo cho HS hứng thú khi học tập, tham gia các hoạt động. Khi đó, bản thân các em tự giác tham gia, tự chủ trong việc học và các hoạt động. HS sẽ không bị áp lực, kết quả học tập, rèn luyện sẽ tốt hơn.

Kỷ luật áp lực, áp đặt, hà khắc thì chỉ nhận được sự phản ứng đối phó, kỷ luật đó không vững chắc. Trường học hạnh phúc là thực hiện kỷ luật tự giác, tự thân.

Trường Nguyễn Bỉnh Khiêm là trường có nền nếp tốt, kỷ luật tốt bởi vì điều này do chính HS xây dựng, HS muốn hạnh phúc phải xây dựng lớp học của mình một cách tốt nhất, giúp đỡ nhau, cùng nhau xây dựng. Trong không khí thân thiện, an toàn, HS thực hiện tốt nền nếp của nhà trường. Các con học ra học, chơi ra chơi.

Chúng tôi coi việc xây dựng trường học hạnh phúc, giờ học hạnh phúc, HS hạnh phúc là nền tảng để có được nền nếp, kỷ cương và chất lượng giáo dục. Nếu chúng ta đi ngược lại "qui trình" này, đề cao kỷ luật, kỷ cương trước hết trong GD học trò thì sẽ không có được nền nếp, kỷ luật bền vững.

Bạn đọc

Bạn Hà Mạnh Dũng, tỉnh Bình Phước:

Trường THPT Hoàng Cầu có hỗ trợ gì đối với giáo viên để các thầy, cô có thêm động lực đổi mới, sáng tạo trong dạy học?
Cô Bùi Thị Ngọc Lan

Cô Bùi Thị Ngọc Lan

Cảm ơn câu hỏi rất thực tế của bạn!

Tôi rất tự hào được nói với bạn rằng: Tôi đang làm việc ở một ngôi trường của những con người tâm huyết, sáng tạo và sự lãnh đạo của những nhà quản lí giáo dục rất bản lĩnh, dám nghĩ, dám làm, dám chịu trách nhiệm và nhân ái.

Trường THPT Hoàng Cầu đã hỗ trợ chúng tôi rất nhiều: Bồi dưỡng chuyên môn qua các hoạt động chuyên đề có sự tham gia của các chuyên gia uy tín; cho chúng tôi phát triển năng lực của bản thân. Xây dựng trường lớp khang trang hiện đại, đầu tư CSVC, thiết bị dạy học;  Thư viện tiên tiến với 20.000 đầu sách; Chú trọng công tác thi đua khen thưởng nhằm động viên, khích lệ giáo viên thi đua đổi mới, sáng tạo trong dạy và học; Hỗ trợ trong việc giải quyết những tình huống phát sinh, xảy ra trong quá trình giảng dạy.

Các tổ chức đoàn thể trong nhà trường luôn chú trọng quan tâm đến việc bảo vệ quyền lợi ích của giáo viên, chăm lo đời sống vật chất và tinh thần của giáo viên… để chúng tôi đoàn kết, tâm huyết, đổi mới sáng tạo trong dạy và học. Nhà trường chúng tôi đã được Bộ GD&ĐT tặng Cờ thi đua xuất sắc Đơn vị dẫn đầu trong phong trào thi đua “Đổi mới, sáng tạo trong dạy và học”.

Bạn đọc

Bạn gvtieuhoc75@...:

Theo ông, hiện nay để xây dựng thành công trường học hạnh phúc thì giáo viên phải vượt qua những khó khăn gì?
Ông Đặng Tự Ân

Ông Đặng Tự Ân

Có thể nói, Hiệu trưởng là người dẫn dắt, lan tỏa hạnh phúc trong nhà trường. Đối với đội ngũ cán bộ quản lý, Hiệu trưởng là người tiên phong, là linh hồn của trường. Hiệu trưởng có hạnh phúc, hạnh phúc ấy sẽ lan tỏa tới thầy cô, sẽ đem đến hạnh phúc cho học sinh, cho cha mẹ học sinh và nhiều người trong xã hội.

Mong muốn có được một nhà trường mà ở trong đó mọi người đều có được cảm giác sung sướng vì đạt được ý nguyện, trong đó quan trọng nhất là giáo viên hạnh phúc để họ có thể và mong muốn tạo ra hay mang đến hạnh phúc cho học sinh theo kiểu nhân quả mà Hiệu trưởng là người khởi nguồn và tổ chức, kiến tạo. Ngược lại, sự thành công và hạnh phúc của học sinh, của giáo viên lại là thành công và niềm vui của Hiệu trưởng không phải của bất kỳ cơ sở giáo dục nào. “Tôi thường hỏi giáo viên khi tới trường, đứng trước học sinh có hạnh phúc không? Chỉ khi nào họ hạnh phúc, trẻ con mới được hạnh phúc”, PGS TS Nguyễn Đức Quang, Hiệu trưởng trường Spring Hill đã từng nói.

Hãy “Quản lý mà không quản lý”, việc của nhà lãnh đạo nhất quán, đó là mang lại sự tự do, toàn quyền quyết định và chịu trách nhiệm về công việc cho nhân viên với tinh thần tự giác cao. Ngược lại họ luôn được Hiệu trưởng sẵn sàng hỗ trợ về kiến thức, kinh nghiệm và cùng với với đó là sự khích lệ và động viên.  

Vấn đề mấu chốt cuối cùng lại nằm ở việc: vậy Hiệu trưởng có dám tự nhìn nhận, dám bước ra khỏi “vùng an toàn” và thay đổi? Đây là trở lực vô cùng khó khăn. Nếu hình dung nhà trường là một xã hội thu nhỏ và để xã hội ấy hạnh phúc, thì Hiệu trưởng với vai trò người lãnh đạo cao nhất cần thay đổi tư duy, cách nghĩ, quan điểm quản trị, cách thức điều hành, phải chuyển từ tư duy quản lý, mệnh lệnh hành chính sang tư duy phục vụ, đặt lợi ích, sự hài lòng của “khách hàng” lên hàng đầu. Bên cạnh “lực đẩy” về hệ điều hành, không thể thiếu “lực kéo” là hệ giá trị, tầm nhìn chiến lược, khát khao đạt đến, sẽ dẫn dắt người chèo lái con thuyền giáo dục mỗi nhà trường đi đúng hướng và cán đích.

Bạn đọc

Bạn vinhbinh***@gmail.com:

Nếu ứng dụng công nghệ thông tin vào giảng dạy, giáo viên có thể thoát ly khỏi “phấn trắng, bảng đen” hay không. Quan điểm của cô về vấn đề này thế nào?
Cô Bùi Thị Ngọc Lan

Cô Bùi Thị Ngọc Lan

Giao lưu trực tuyến: "Trường học hạnh phúc: Thầy – trò cùng thay đổi" ảnh 50

 

Chúng tôi đã ứng dụng Công nghệ thông tin (CNTT) vào giảng dạy hơn 10 năm nay. Tôi nhận thấy, giáo viên vẫn chưa thể thoát ly khỏi “Phấn trắng, bảng đen”. Bởi lẽ, CNTT chỉ là công cụ hỗ trợ cho bài giảng của thầy.

Còn “Bảng đen, phấn trắng” vẫn là minh chứng thiêng liêng nhất, in sâu vào kí ức học trò: nét chữ của thầy, lời giảng của thầy; bóng dáng của thầy, nhiệt huyết của thầy” trong khi đó CNTT không có được điều đó.

Đối với Trường THPT Hoàng Cầu chúng tôi, chiếc bảng đen và những viên phấn là những “tác phẩm hội họa” tuyệt đẹp của học sinh. Nơi đó, chúng thỏa sức sáng tạo, đam mê nghệ thuật và bày tỏ tình yêu với ngôi trường mà “các bạn ấy” là chủ nhân.

Bạn đọc

Bạn Nguyễn Hoài Hương, Xuân Hòa, Vĩnh Phúc:

Nuôi dưỡng cảm xúc hạnh phúc cho trò đang được nhiều nhà trường quan tâm. Vậy cảm xúc hạnh phúc của thầy cô giáo thì sao, thưa thầy?
TS Nguyễn Văn Hòa

TS Nguyễn Văn Hòa

Chúng ta nói đến cảm xúc và hạnh phúc cho học trò nhưng đấy là kết quả cuối cùng, đấy là điểm cuối của con đường. Nếu bắt đầu con đường thì phải là cảm xúc và hạnh phúc của các thầy cô giáo. Các thầy cô giáo muốn cảm xúc vui vẻ hạnh phúc trào dâng để có thể thương yêu và trở thành người truyền cảm hứng thì các thầy cô phải thay đổi chính bản thân mình. Và nhà trường phải hỗ trợ cho các thầy cô thay đổi, đây gọi là thay đổi để làm con người mới, để đóng vai trò là người truyền cảm hứng, là người bạn, là người đi trước, là người dẫn đường, là người trở thành điểm tựa và niềm tin cho HS và CMHS.

Muốn các thầy cô giáo làm điều đó, nhà trường phải quan tâm, ở đây không chỉ là quan tâm vật chất mà phải tôn trọng GV; tạo điều kiện cho GV được tập huấn, tìm hiểu thêm những nội dung gắn với xu thế đổi mới giáo dục của thời đại mới; được học tập giá trị sống, được nâng cao kĩ năng sống, được thường xuyên trao đổi những kinh nghiệm tự học hỏi lẫn nhau....

Trường tôi thường xuyên tổ chức tập huấn cho các thầy cô giáo ở các lĩnh vực giáo dục và hoạt động; ghi danh thành tích của các thấy cô bằng những việc làm thiết thực, tạo động lực giúp các thầy cô luôn vui vẻ và hạnh phúc.

Tôi xin nhấn mạnh một lần nữa, các thầy cô giáo không vui vẻ, không hạnh phúc thì không thể nào có giờ học hạnh phúc, HS hạnh phúc. Vì vậy, các nhà quản lý cần quan tâm hơn đến các thầy cô, hỗ trợ họ về mọi mặt và khi chúng ta làm tốt việc đó rồi thì mới mong có được một trường học hạnh phúc bền vững

Bạn đọc

Bạn Ngô Lâm - Đan Phượng, Hà Nội:

Tôi rất tâm đắc với chương trình “Thầy cô đã thay đổi”. Không biết cá nhân cô và các đồng nghiệp ở Trường THPT Hoàng Cầu đã thay đổi chưa và cụ thể những thay đổi đó là gì?
Cô Bùi Thị Ngọc Lan

Cô Bùi Thị Ngọc Lan

Cảm ơn bạn đã quan tâm đến chúng tôi! Tôi cũng giống bạn rất yêu thích chương trình “Thầy cô đã thay đổi”. 
Xin mạnh dạn khẳng định với bạn rằng: Tôi và các bạn đồng nghiệp ở Trường THPT Hoàng Cầu đã thay đổi. Mọi lực lượng trong nhà trường thay đổi: BGH thay đổi, thầy cô thay đổi; Nhân viên thay đổi, học sinh thay đổi và cả phụ huynh cũng thay đổi…

Trước đây, giờ học Văn của chúng tôi còn nhàm chán khiến học sinh buồn ngủ, nhưng từ khi chúng tôi thay đổi thông qua đổi mới phương pháp giảng dạy, giờ Ngữ văn trở nên tràn ngập sinh khí, học sinh được bộc lộ, phát huy phẩm chất, năng lực của mình, khẳng định được quan điểm của mình và chủ động giải quyết các tình huống thực tiễn trong cuộc sống.

Chẳng hạn, khi tôi dạy bài Sóng của thi sĩ Xuân Quỳnh, có học sinh đã phản biện rằng: “Em không đồng ý với cách yêu của Xuân Quỳnh…như vậy quá lép vế….”.  Tôi tôn trọng ý kiến của em học sinh và có chia sẻ thẳng thắn rằng: “Có lẽ cách yêu của các em giờ đây khác với thi sĩ Xuân Quỳnh nhưng theo cô nghĩ, các bạn chưa thực sự yêu hết mình, cháy hết mình với tình yêu nên bạn mới tự đặt ra cho mình cái “giá” như vậy. Vì theo cô, tình yêu không bao giờ được “định giá”.

Nói như vậy để thấy rằng thầy – trò chúng tôi đã thay đổi. Hành trình thay đổi đó của chúng tôi không thể nói ngắn gọn trong buổi giao lưu này hết được, nếu có thể chúng tôi rất sẵn lòng đón bạn đến thăm trường hoặc bạn có thể ghé thăm Website và Fanpage của chúng tôi, các bạn sẽ cảm nhận rất rõ những gì tập thể Trường THPT Hoàng Cầu đã và đang thay đổi.

Bạn đọc

Bạn theanhthpt@gmail.com:

Theo thầy, những nhà quản lý có vai trò thế nào trong việc định hướng và tạo dựng trường học, lớp học hạnh phúc?
TS Nguyễn Văn Hòa

TS Nguyễn Văn Hòa

Trong việc xây dựng trường học hạnh phúc thì cốt lõi nhất là các thầy cô giáo phải thay đổi. Thầy cô thay đổi bản thân mình thì mới làm thay đổi được HS, chinh phục được HS và làm cho HS hạnh phúc. GV phải hạnh phúc thì HS mới có được hạnh phúc.

Cái cốt lõi là các thầy cô giáo, nhưng trong nhà trường thì các nhà quản lý lại là người chỉ đạo các thầy cô giáo trong các hoạt động chuyên môn và trong sự thay đổi đó nếu như nhà quản lý không thay đổi, không thấm nhuần các triết lý giáo dục thì làm sao hướng dẫn được các thầy cô thay đổi.

Nhà quản lý phải là người thay đổi trước hết và phải là đầu tàu, gương mẫu để kéo cả cái đoàn tàu đi theo. Trong hành trình xây dựng trường học hạnh phúc, gặp khó khăn đến đâu thì người quản lý phải tháo gỡ đến đó và phải là chỗ dựa, là người hướng dẫn, người cầm lái cho con tàu của mình đi đúng hướng; tạo dựng được niềm tin cho các thầy cô giáo, học sinh và phụ huynh học sinh của trường mình.

Bạn đọc

Bạn Thanh Trà, huyện Quốc Oai, Hà Nội:

Xin thầy chia sẻ về quan niệm: “đứa trẻ nào sinh ra cũng có những phẩm chất tốt” và việc của chúng ta là tìm ra những phẩm chất tốt đó, phát triển chúng để giúp trẻ nên người.
TS Nguyễn Văn Hòa

TS Nguyễn Văn Hòa

Theo tôi, trẻ nhỏ nào sinh ra cũng là một tờ giấy trắng nhưng trên tờ giấy trắng ấy tiềm ẩn những giá trị truyền thống của gia đình, của dân tộc… Mỗi đứa trẻ khác nhau lại phụ thuộc vào yếu tố sinh ra trong những gia đình khác nhau, trong những hoàn cảnh khác nhau và trong những dân tộc khác nhau… Bởi vậy, nhiệm vụ của nhà trường là phải giúp cho con trẻ phát lộ những phẩm chất, năng lực sẵn có đang tiềm ẩn ở dạng mầm mống phát triển thành một cái nụ, một cái chồi, một cái cây và đơm hoa kết trái...

Trường Nguyễn Bình Khiêm xây dựng một chương trình HS nói về mình để các con bày tỏ suy nghĩ, quan điểm trong tất cả các giờ sinh hoạt. Như vậy, một tháng có bốn tuần, một năm học có ba mươi bảy tuần để các con tự nói về mình, nói về nhau và các con nói được những nguyện vọng, những ý muốn của mình… Qua đó dần phát lộ những năng lực, phẩm chất cá nhân. Còn GV thông qua đó phát hiện được đặc điểm, tâm tư riêng có của mỗi HS để bồi dưỡng cho các con những năng lực tốt, phẩm chất tốt và kiềm chế, đi đến loại bỏ những biểu hiện không tốt, giúp HS nên người, thành người.

Bạn đọc

Bạn Vũ Hương Anh – Nam Định:

Hiện nay, giáo viên chịu nhiều áp lực bủa vây, nếu giáo viên không hạnh phúc thì không thể có trường học hạnh phúc. Dường như đây là bài toán thật khó có lời giải, xin ông cho biết quan điểm về vấn đề này?
Ông Đặng Tự Ân

Ông Đặng Tự Ân

Trường học hạnh phúc không phải dễ làm một khi thực tế lại quá nhiều bức xúc, lo âu, chỉ trích, than phiền hay đổ lỗi. Trong trường hợp này, phương pháp suy nghĩ tích cực là một cứu cánh. Mỗi giáo viên hãy bình tĩnh để phân tích, tổng hợp, tìm căn nguyên để rồi có cách ứng xử, với thái độ sống của mình để có suy nghĩ tích cực. Thầy cô cứ áp dụng vì nó dễ làm, miễn phí và mang lại ngay kết quả. Nếu vì “việc này khó đấy” và không làm, nhưng nếu vì “sao lại không nhỉ” thì chúng ta bắt tay vào làm rồi sẽ thành công.

Có thể rèn luyện được kỹ năng tư duy tích cực, như: Tìm sự hài hước trong những tính huống xấu; tự nói với bản thân những lời tích cực thay vì tiêu cực (hôm nay dạy bài quá dở thay bằng lần sau mình sẽ dạy tốt hơn); tập trung hiện tại, hãy học hỏi sai lầm; thấu hiểu quan điểm từ cái nhìn của người khác, không phiến diện.

Tư duy tích cực, suy nghĩ tích cực, cảm xúc tích cực – có được điều đó là có được hạnh phúc.

Bạn đọc

Bạn Quocvuanh77@gmail.com:

Việc ra đời của Trung tâm Trải nghiệm sáng tạo của trường THPT Nguyễn Bỉnh Khiêm tại TP Vĩnh Yên được coi là một mô hình giáo dục đặc biệt… Phải chăng, trường đã đi tắt đón đầu Chương trình giáo dục phổ thông mới gắn thực học với thực nghiệp, thưa thầy? Xin thầy chia sẻ đôi nét về hoạt động của Trung tâm.
TS Nguyễn Văn Hòa

TS Nguyễn Văn Hòa

Việc xây dựng TT trải nghiệm của trường Nguyễn Bỉnh Khiêm tại Vĩnh Yên xuất phát từ mong muốn HS vừa được học kiến thức, vừa được giáo dục lao động thông qua thực tế. Các hoạt động giáo dục trong môi trường tự nhiên, trong thực tiễn, góp phần đào tạo con người thực học, thực nghiệp.

Từ nhiều năm nay, Trường Nguyễn Bỉnh Khiêm đã thực hiện nguyên lí học đi đôi với hành, nhà trường gắn liền với xã hội và ý thức gắn liền với thực tế. Đây là chủ trương giáo dục, đào tạo của Đảng từ nhiều năm nay và được nhấn mạnh trong Nghị quyết 29 về đổi mới căn bản toàn diện giáo dục, đào tạo. Đến khi Chương trình GD tổng thể ra đời thì nó như hai con đường gặp nhau và được chú trọng hơn nữa, củng cố hơn nữa, thông qua đẩy mạnh tầm quan trọng của các hoạt động trải nghiệm trong phát huy phẩm chất, năng lực của HS.

Bạn đọc

Bạn Vân Tú, huyện Ba Vì, Hà Nội:

Để HS cảm thấy hạnh phúc và có những kỹ năng sống cần thiết, theo thầy nhà trường cần có những hướng đi cụ thể thế nào để đạt mục tiêu?
TS Nguyễn Văn Hòa

TS Nguyễn Văn Hòa

TS Nguyễn Văn Hòa trả lời câu hỏi của độc giả Báo GD&TĐ trong buổi GLTT
TS Nguyễn Văn Hòa trả lời câu hỏi của độc giả Báo GD&TĐ trong buổi GLTT

Để HS cảm thấy hạnh phúc và có những kỹ năng sống cần thiết thì nhà trường, nhà quản lý phải thấu hiểu mục tiêu GD của nhà trường phổ thông là hướng tới sự phát triển của con người chứ không chỉ là cung cấp kiến thức, chạy theo thi cử, chạy theo thành tích. Việc chạy theo thi cử, thành tích sẽ tạo ra áp lực không chỉ với học trò mà với cả GV. Các thầy cô giáo bị áp lực dạy cho HS giỏi, đạt thành tích cao. Khi không đạt được, cảm thấy bức xúc. Bức xúc đó lại đổ lên đầu HS thì làm sao HS có thể hạnh phúc được.

Vì vậy, ở trường Nguyễn Bỉnh Khiêm, muốn HS được hạnh phúc thì trước hết phải đào tạo lại GV. Làm cho các thầy cô hiểu sâu sắc mục tiêu GD hướng tới sự phát triển của học trò; phải khám phá từng HS để giúp các con phát huy điểm mạnh và khắc phục điểm yếu. Mặt khác, GV cần được đào tạo, tập huấn về tâm lý học, về giáo dục học để hiểu thêm tâm lý của lứa tuổi. Từ đó không có những bức xúc khi các con tỏ ra bướng bỉnh, không chăm chỉ học tập... GV cần hiểu rằng đó là sự phát triển tất yếu của lứa tuổi học trò, từ đó kiên trì tháo gỡ, giúp HS tự chủ được bản thân. HS được tôn trọng, hỗ trợ, tạo hứng thú trong học tập, được yêu thương sẽ bị "chinh phục" bởi các thầy cô giáo, sẽ tự phấn đấu học tập, rèn luyện tốt.

Bạn đọc

Bạn namnam***@gmail.com:

Tới đây, việc kiểm tra, đánh giá theo Chương trình giáo dục phổ thông mới sẽ thoát ngữ liệu sách giáo khoa. Vậy cô đã chuẩn bị tâm thế cho việc này như thế nào?
Cô Bùi Thị Ngọc Lan

Cô Bùi Thị Ngọc Lan

Cô Bùi Thị Ngọc Lan: "Chúng tôi đã thực hiện đúng phương châm: Không để học sinh nào bị bỏ lại phía sau"
Cô Bùi Thị Ngọc Lan: "Chúng tôi đã thực hiện đúng phương châm: Không để học sinh nào bị bỏ lại phía sau"

“Thoát ngữ liệu SGK trong việc kiểm tra, đánh giá” - thực ra, chúng tôi đã sẵn sàng cho việc này bởi lẽ, chúng tôi đã chủ động đổi mới kiểm tra, đánh giá bằng cách đưa ngữ liệu nằm ngoài SGK vào đề kiểm tra định kỳ, thường xuyên trong hơn 5 năm nay.

Chúng tôi đã xây dựng ma trận đề kiểm tra một cách khoa học, đảm bảo các cấp độ tư duy: Nhận biết - Thông hiểu - Vận dụng thấp - Vận dụng cao. Và đã đem lại kết quả xuất sắc. Hàng năm, tỉ lệ đỗ tốt nghiệp THPT đạt 100%; tỷ đỗ đại học, cao đẳng 100%.

Mặc dù chất lượng tuyển sinh đầu vào còn hạn chế, nhưng Kỳ thi tốt nghiệp THPT vừa qua, điểm trung bình môn Ngữ Văn của trường chúng tôi là 7,48 cao hơn rất nhiều so với toàn quốc và thành phố Hà Nội. Đặc biệt, tỉ lệ học sinh đạt trên 5 điểm  của bộ môn Ngữ Văn là 100%.  Chúng tôi đã thực hiện đúng phương châm: Không để học sinh nào bị bỏ lại phía sau.

Bạn đọc

Bạn giaoviethcshanoi@gmail.com:

Lâu nay, Thể dục, Giáo dục công dân, Nghệ thuật… thường bị HS coi là “môn phụ” nhưng được biết các môn học này ở Nguyễn Bỉnh Khiêm luôn có vị trí xứng đáng. Xin thầy chia sẻ về cách làm của nhà trường?
TS Nguyễn Văn Hòa

TS Nguyễn Văn Hòa

Các bộ môn âm nhạc nghệ thuật giáo dục thể chất, GDCD không phải HS coi là phụ mà thực tế nhiều nhà trường, thầy cô giáo chúng ta coi là môn phụ. Việc thi cử, xếp loại HS giỏi vẫn chú trọng môn Toán, Văn (làm hệ số hai) nên các môn khác bị coi nhẹ. Và những môn nào không thi thì nó là nhẹ, những môn nào mà không được đưa vào đánh giá quan trọng thì nó là nhẹ. Trong khi thực tế, những môn đó có vai trò cực kì quan trọng trong việc dạy HS làm người. Con người sống mà không có thể lực, không biết rèn luyện sức khỏe thì làm sao có thể phát triển và thành công được. Con người không biết âm nhạc, nghệ thuật thì tâm hồn lạnh lẽo, cô đơn lắm. Ngược lại, khi con người biết âm nhạc, nghệ thuật, khỏe mạnh thì sống vui vẻ, an yên và hạnh phúc, họ còn lan tỏa hạnh phúc đó đến những người xung quanh.

GDCD là bộ môn mang tính giáo dục con người nhưng nếu giáo dục theo kiểu lý thuyết, giáo điều thì HS không hứng thú. Ở trường Nguyễn Bỉnh Khiêm, giờ GDCD là giờ giáo dục theo cách hoạt động trải nghiệm. HS được đóng vai, tự tranh biện, thảo luận, trình bày làm việc nhóm.

Chúng tôi coi đó là một bộ môn không khác gì bộ môn Toán, Văn và ngoại ngữ. Trường bố trí lịch học phù hợp, giáo viên giỏi và chương trình mới lạ, hấp dẫn nên HS rất yêu thích. Môn học này cũng được quan tâm nhiều nhất, đầu tư nhiều nhất vì nó đòi hỏi sự hỗ trợ đồng bộ của cơ sở vật chất, trang thiết bị, dụng cụ… Chúng ta đang tiến dần tới xu hướng chung của giáo dục thời đại, giáo dục tiên tiến nên không thể coi nhẹ việc rèn luyện thể chất, bồi dưỡng tâm hồn, giá trị sống cho HS.

Bạn đọc

Bạn ngobaotram@...:

Xin ông cho biết, một trường học như thế nào thì được gọi là 1 trường học hạnh phúc?
Ông Đặng Tự Ân

Ông Đặng Tự Ân

Xuất phát  từ mục đích của nhà trường đổi mới là thúc đẩy sự phát triển toàn diện và đem lại hạnh phúc cho người học, chúng ta có thể coi triết lý này như là: con người ta tồn tại và phát triển mạnh mẽ hơn nhờ có hạnh phúc. Vì thế, Mô hình trường học hạnh phúc phải hướng tới xây dựng và phát triển một nhà trường đổi mới, đó là trường học hạnh phúc.

Từ đó theo chúng tôi: Trường học hạnh phúc là ở đó mọi người đều được sống hạnh phúc, trong đó hạnh phúc của người học được coi là mục tiêu cao nhất. Hay có thể hiểu, trường học hạnh phúc là ngôi trường mà ở đó giáo viên hạnh phúc và học sinh được phát triển toàn diện, trở thành chính mình; trong một môi trường học tập an toàn, thân thiện và nhiều tình thương.

Ngoài ra, có những tên gọi khác của trường học hạnh phúc như là “Trường học vui vẻ”; “Trường học sung sướng” hay “Trường học có phước”.

Bạn đọc

Bạn Kiều Thanh Tâm, phường Ngọc Hà, quận Ba Đình, Hà Nội:

Theo thầy, phòng Tư vấn tâm lý của trường có vai trò thế nào trong tạo dựng cảm giác an toàn, thân thiện và hạnh phúc cho HS? Trường Nguyễn Bỉnh Khiêm triển khai mô hình hoạt động của phòng Tâm lý như thế nào để thu hút được HS và thấy được sự tiến bộ, hạnh phúc của các em?
TS Nguyễn Văn Hòa

TS Nguyễn Văn Hòa

Trường Nguyễn Bỉnh Khiêm có một nhóm thầy cô làm công tác tư vấn TLHĐ, có chuyên gia cố vấn chuyên sâu và do tôi là Chủ tịch HĐQT trực tiếp chỉ đạo. Trước hết phải tư vấn cho đội ngũ cán bộ quản lý về nội dung giáo dục phòng ngừa và trực tiếp tham gia các hoạt động phòng ngừa, vì nội dung này mới là cơ bản trong giáo dục tâm lý học đường. Các thầy cô phải thường xuyên nắm được tâm lý của HS thông qua phiếu điều tra khảo sát, dự giờ, bám sát cơ sở mà đề xuất với Hiệu trưởng có biện pháp GD, hoạt động hướng HS đến những điều tích cực.

Thầy cô phải tổ chức hoạt động giáo dục giá trị sống, kỹ năng sống theo chương trình, SGK mà trường Nguyễn Bỉnh Khiêm đã xây dựng do chuyên gia tâm lý hướng dẫn và chủ biên, được Hội tâm lý học VN thông qua, giúp cho HS tạo sức đề kháng và khả năng phòng ngừa cao. Khi học giá trị sống, kỹ năng sống, tự thân HS tránh được các tác động xấu ở bên ngoài.

GV gắn bó với HS, có phòng tư vấn tâm lý sẵn sàng trả lời khi các em gặp khó khăn, cảm thấy cô đơn, áp lực, không chia sẻ được với gia đình, trầm cảm... Các cô giáo tâm lý thân thiện, vui vẻ hàng ngày lên lớp dạy môn giá trị sống nên không phải xa lạ mà rất gần gũi với học trò, vì vậy đã tạo dựng được sự tin tướng của HS, qua đó giải quyết được khoảng 90% trường hợp HS cần tư vấn tâm lý

Bạn đọc

Bạn Văn Thành, huyện Mỹ Đức, Hà Nội:

Việc lắng nghe cảm xúc của HS, hiểu được từng cá thể HS, tôn trọng HS và từ đó giúp cho các con tiến bộ rất quan trọng trong quá trình giáo dục, đào tạo thế hệ trẻ. Tuy nhiên, là GV, tôi hiểu làm được điều này không dễ dàng. Xin thầy chia sẻ “bí quyết” của Trường Nguyễn Bỉnh Khiêm khi trường lấy chỉ số hạnh phúc và chỉ số tiến bộ của mỗi học trò làm thước đo chất lượng giáo dục.
TS Nguyễn Văn Hòa

TS Nguyễn Văn Hòa

Theo TS Nguyễn Văn Hòa, để HS hạnh phúc thì GV phải lắng nghe, chia sẻ, tôn trọng và thương yêu học trò
Theo TS Nguyễn Văn Hòa, để HS hạnh phúc thì GV phải lắng nghe, chia sẻ, tôn trọng và thương yêu học trò

Để HS hạnh phúc thì GV phải lắng nghe, chia sẻ, tôn trọng và thương yêu học trò, tạo điều kiện cho các con được thể hiện là chính mình. Nhưng để làm được điều đó, không phải là điều dễ dàng mà các thầy cô giáo phải thực sự thay đổi.  Lâu nay, các thầy cô được đào tạo theo một phương pháp cũ với quan niệm mục tiêu giáo dục là để đào tạo HS giỏi, giỏi về kiến thức chứ không phải được đào tạo để hướng tới sự phát triển của con người, hướng tới dạy HS làm người. Cho nên chúng ta nặng về áp lực để các con phấn đấu đạt HS giỏi.

Vì vậy, điều mấu chốt để xây dựng trường học hạnh phúc là thầy cô giáo phải thay đổi, cán bộ quản lý phải thay đổi; thay đổi trong cách nghĩ, thay đổi trong sự thấu hiểu về mục tiêu giáo dục, thấu hiểu về con người, về tâm lý của HS, của chính bản thân để có thể quản lý được cảm xúc của mình, chuyển hóa được cảm xúc tiêu cực thành cảm xúc tích cực. Có như vậy, thầy cô mới cảm hóa được HS, chinh phục được HS. Thầy cô còn cần thay đổi cả cách nhìn nhận về vai trò của mình để người thầy không chỉ là người dạy bảo mà còn là bạn đồng hành, là nhà tâm lý, truyền cảm hứng, dẫn dắt, truyền lửa cho thế hệ mai sau

Bạn đọc

Bạn Hoàng Oanh, Đại học Ngoại thương Hà Nội:

Thực tế, nhiều HS có thành tích học tập tốt nhưng khi ra đời vẫn không thành công. Các em không tìm được niềm đam mê, đích đến trong cuộc sống và sự nghiệp. Phải chăng, đây là hệ quả của việc các em không có được hạnh phúc khi đến trường? Xin thầy chia sẻ quan điểm về điều này.
TS Nguyễn Văn Hòa

TS Nguyễn Văn Hòa

Nhiều HS học giỏi, thậm chí trở thành ngôi sao trong học tập nhưng ra đời không thành công. Lý do chính là bởi vì khi dạy, chúng ta chỉ lo dạy kiến thức, nhồi nhét kiến thức và khi thi cử chúng ta mới chỉ chú trọng đánh giá HS giỏi qua sự ghi nhớ kiến thức, nhắc lại kiến thức. Điều này không đòi hỏi sự sáng tạo của HS, do đó các con không được thể hiện bản thân và không được học những kiến thức cần trong cuộc sống, như khả năng giao tiếp ứng xử, khả năng thuyết trình, khả năng hợp tác làm việc nhóm…

Trong chương trình xây dựng trường học hạnh phúc, chúng tôi dạy tất cả những gì mà xã hội trong tương lai cần đến, mà con người thành công cần đến chứ không chỉ là kiến thức. Chúng tôi đưa vào chương trình học những bộ môn cung cấp kiến thức, kỹ năng sống nhằm tăng cường những giá trị sống, năng lực thực sự cho HS, để sau này khi các em ra đời sẽ coi đây là cơ sở để phát triển thành những năng lực thực tế và đạt được thành công trong cuộc sống.

Bạn đọc

Bạn Quỳnh Anh – TP. HCM:

Theo ông, đâu là rào cản lớn nhất hiện nay khi chúng ta triển khai thực hiện mô hình trường học hạnh phúc?
Ông Đặng Tự Ân

Ông Đặng Tự Ân

Ông Đặng Tự Ân - Giám đốc quốc gia Quỹ Hỗ trợ đổi mới GDPT

Ông Đặng Tự Ân -  Giám đốc quốc gia Quỹ Hỗ trợ đổi mới GDPT

Rào cản lớn nhất có lẽ ở chỗ đây là một vấn đề mới. Trên thế giới, vấn đề này được quan tâm nhiều từ cách đây 3-4 năm. Theo đó, vào đầu năm 2017, Trường học Hạnh phúc được tổ chức UNESCO khuyến cáo dưới  báo cáo thường niên: “Trường học hạnh phúc: Khuôn khổ cho người học ở Châu Á-Thái Bình Dương. Tại Việt Nam, chúng ta triển khai một cách bài bản xây dựng Trường học hạnh phúc từ giữa năm 2019, khi Bộ GD&ĐT và Công đoàn Giáo dục Việt Nam chính thức phát động nội dung này.

Không giống như các mô hình đổi mới giáo dục khác, các tiêu chí của Trường học hạnh phúc mang ý nghĩa tinh thần, thiên về đánh giá nội tâm, tâm hồn con người, do đó khó có thể định lượng, sớm có kết quả đánh giá cụ thể.

Bên cạnh đó, thực tế, những bức xúc xã hội, những áp lực trong nhà trường cũng khiến đời sống tinh thần của cán bộ, giáo viên, học sinh bị ảnh hưởng; khiến việc thực hiện các tiêu chí của Trường học hạnh phúc gặp khó khăn.

Bạn đọc

Bạn thuhuongthu…@gmail.com:

Đổi mới sáng tạo trong dạy học trở thành nhu cầu tự thân của giáo viên. Vậy cô thực hiện điều này như thế nào?
Cô Bùi Thị Ngọc Lan

Cô Bùi Thị Ngọc Lan

Cô Bùi Thị Ngọc Lan - Giáo viên Ngữ văn Trường THPT Hoàng Cầu (Hà Nội).

Cô Bùi Thị Ngọc Lan - Giáo viên Ngữ văn Trường THPT Hoàng Cầu (Hà Nội). 

Đúng như vậy, đổi mới sáng tạo trong dạy học trở thành nhu cầu tự thân của giáo viên. Bởi lẽ, nếu giáo viên không chủ động đổi mới, sáng tạo thì chính bạn sẽ bị tụt hậu, sẽ lùi lại phía sau. Vì thế, tôi luôn chủ động đổi mới trong dạy và học.

Thứ nhất, đổi mới trong tư duy dạy học: Mỗi bài giảng Ngữ Văn của tôi đều gắn với những câu chuyện, những tình huống thực tiễn trong cuộc sống để các con nhìn nhận, bày tỏ quan điểm của mình, từ đó phát huy tư duy phản biện…  

Thứ hai, đổi mới phương pháp giảng dạy: Tạo sinh khí cho lớp học, tôi áp dụng những phương pháp dạy học tiên tiến: Dạy học dự án, Dạy học trải nghiệm; Dạy học chủ đề tích hợp liên môn; Đưa hiệu ứng âm nhạc vào trong giờ học Ngữ Văn; Kĩ năng đặt câu hỏi để phát triển năng lực học sinh; sân khấu hóa tác phẩm Văn học…

Bạn đọc

Bạn Phominhdhgd@gmail.com:

Triết lý giáo dục “Dạy học là dạy làm người, học để làm người” được trường Nguyễn Bỉnh Khiêm triển khai thế nào? Điều này liệu có gắn với mục tiêu phát triển năng lực, phẩm chất của HS theo Chương trình giáo dục phổ thông mới không, thưa thầy?
TS Nguyễn Văn Hòa

TS Nguyễn Văn Hòa

Giao lưu trực tuyến: "Trường học hạnh phúc: Thầy – trò cùng thay đổi" ảnh 88

Triết lý này gắn với thực hiện mục tiêu hình thành phẩm chất, phát triển năng lực HS. Hiện nay chúng ta đang nặng về dạy kiến thức để phục vụ cho thi cử, thành tích, gây áp lực cho HS. Trong khi thực tế, mỗi HS có một khả năng, thế mạnh khác nhau, không thể đòi hỏi các con đều có thành tích cao.

Chúng tôi dạy học làm người là căn cứ khả năng, tư chất của từng HS mà phát huy mặt mạnh của HS, giúp các con khắc phục khó khăn.

Chúng tôi đưa giáo dục giá trị sống, kỹ năng sống; hoạt động xã hội, giáo dục âm nhạc, nghệ thuật, thể chất; hoạt động trải nghiệm vào chương trình học chính khóa; có CLB phát huy từng mặt mạnh của HS; tổ chức nhiều hoạt động chuyên đề bồi dưỡng phẩm chất và phát triển năng lực HS…

Khi phẩm chất được hình thành tốt, năng lực được phát huy tốt, HS sẽ hứng thú học tập, tự phát triển bản thân, hướng tới sự phát triển bền vững.

Bạn đọc

Bạn Phuongkhanh1H@gmail.com:

Được biết, phương châm hoạt động của nhà trường là “Chăm lo đến từng học sinh, giúp cho mỗi học trò đều tiến bộ”. Xin thầy cho biết những cách thức mà trường đã làm để thực hiện phương châm này là gì?
TS Nguyễn Văn Hòa

TS Nguyễn Văn Hòa

Người thực hiện phương châm GD này chính là đội ngũ GVCN và GV bộ môn. GV chủ nhiệm hiểu tâm lý, hoàn cảnh, mặt mạnh, mặt yếu của từng học trò để có những cách thức giúp các em phát huy mặt mạnh và khắc phục những mặt còn khó khăn. Với GV bộ môn cũng vậy, thầy cô hỗ trợ để các em từng bước tiến bộ tùy theo khả năng của mình, không thể đòi hỏi các con giỏi tất cả các môn để đặt ra yêu cầu khắt khe... Đó chính là chăm lo đến từng HS, giúp cho mỗi học trò đều tiến bộ.

Hệ thống trường chất lượng cao Nguyễn Bỉnh Khiêm có nhiều trường, nhiều cấp học. Chúng tôi thường xuyên đánh giá kết quả học tập, rèn luyện của HS trong mỗi học kỳ, từng tháng để hiểu rõ HS tiến bộ thế nào, từ đó có hướng điều chỉnh phù hợp trong chiến lược dạy học của mình

Bạn đọc

Bạn Hoàng Thu Minh, Quảng An, Tây Hồ, Hà Nội:

Được biết, phòng Tâm lý học đường của trường liên cấp Nguyễn Bỉnh Khiêm đã đưa ra nhiều nghiên cứu, khảo sát về thực tế “cảm nhận hạnh phúc khi đến trường” của HS. Mong thầy chia sẻ cụ thể hơn về điều này.
TS Nguyễn Văn Hòa

TS Nguyễn Văn Hòa

TS Nguyễn Văn Hòa - Người sáng lập, Chủ tịch HĐQT Hệ thống trường chất lượng cao Nguyễn Bỉnh Khiêm (Hà Nội)

TS Nguyễn Văn Hòa - Người sáng lập, Chủ tịch HĐQT Hệ thống trường chất lượng cao Nguyễn Bỉnh Khiêm (Hà Nội)

 

Phòng tâm lý học đường của trường Nguyễn Bỉnh Khiêm – Cầu Giấy có nhiều hoạt động xây dựng trường học hạnh phúc. Nhưng để có chỉ số cụ thể về sự cảm nhận hạnh phúc của HS, tổ tâm lý chia ra mỗi cán bộ đặc trách một cấp học. Các thầy cô làm công tác tư vấn tâm lý thường xuyên có mặt trong các giờ học, sự kiện lớn để hiểu rõ hơn về HS.

Cuối học kỳ, theo thường lệ, các thầy cô làm phiếu điều tra khảo sát để tìm hiểu HS có cảm thấy hạnh phúc hay không. Phiếu gồm 15-20 câu hỏi xoay quanh nguyện vọng, suy nghĩ và mong muốn của HS về việc học, về các hoạt động tập thể… Qua đó, các thầy cô rút được kết luận về cảm nhận hạnh phúc của HS nhà trường, xem có gì cần điều chỉnh từ phía thầy cô, phía nhà trường để chung tay xây dựng trường học hạnh phúc không.

Bạn đọc

Bạn Nguyễn Hạnh - TP Hà Nội:

Tôi thấy, nhiều người nhắc đến “Giờ học hạnh phúc”, “Tiết học hạnh phúc”. Là giáo viên trực tiếp đứng lớp, cô có thể chia sẻ rõ hơn về các khái niệm này?
Cô Bùi Thị Ngọc Lan

Cô Bùi Thị Ngọc Lan

Mỗi người đều có quan điểm khác nhau về giờ học, tiết học hạnh phúc nhưng dù có như thế nào thì đó đều để nói đến cảm xúc tích cực của cả người dạy và người học.

Thầy làm tròn vai trò dẫn dắt, hướng dẫn, là "nhạc trưởng" của giờ học. Trò được tôn trọng cảm xúc, thoả sức bộc lộ năng lực, suy nghĩ, được chia sẻ, được lĩnh hội kiến thức để giải quyết các tình huống liên quan đến bài học và cuộc sống.

Đặc biệt, trong các giờ học hạnh phúc hay tiết học hạnh phúc, ở đó cả thầy - trò đều chủ động, tích cực và tràn đầy hứng khởi…

Tin tiêu điểm

Hệ thống HIMARS của Ukraine sẽ được sử dụng để phóng ATACMS.

Canh bạc nguy hiểm với ATACMS

Thế giới
GD&TĐ - Theo chuyên gia quân sự kỳ cựu Nga, Andrey Koshkin, hệ thống phòng thủ nhiều tầng của Moscow luôn sẵn sàng đánh chặn mọi tên lửa, kể cả ATACMS tầm xa.

Đừng bỏ lỡ

Học sinh lớp 12 đăng ký phương thức xét tuyển sớm của Trường Đại học Công Thương TPHCM, tháng 4/2024. Ảnh: Mạnh Tùng

Điểm cao chẳng thể chủ quan

GD&TĐ - Dù đạt điểm cao ở các kỳ thi đánh giá năng lực, thí sinh vẫn cần tập trung tốt cho Kỳ thi tốt nghiệp THPT, đồng thời đăng ký nguyện vọng hiệu quả nhất.