Chất liệu tương lai của ngành thời trang

0:00 / 0:00
0:00

GD&TĐ - Các nhà khoa học đang nghiên cứu dùng các loại nấm để chế tác thành mũ, túi xách, đồ trang sức và đồ trang trí.

Từ nấm, các công ty công nghệ sinh học đã làm ra những tấm da cho ví và mũ.
Từ nấm, các công ty công nghệ sinh học đã làm ra những tấm da cho ví và mũ.

Chất liệu này không khác với da, nhưng mang tính nhân đạo và thân thiện môi trường hơn.

Từ “gạch nấm” đến “da nấm”

Bên trong cơ sở rộng 12 nghìn m2 ở Union (Nam Carolina, Mỹ), Công ty Công nghệ sinh học MycoWorks đang đi tiên phong trong việc tiếp cận có chủ đích và mở rộng ý tưởng về một loại nguyên liệu thân thiện với môi trường.

Bên dưới ánh sáng đỏ mờ là những khay kim loại được xếp thành từng chồng cao. Những cánh tay cơ khí lớn xoay tròn, lấy chúng ra từng cái một để các kỹ thuật viên kiểm tra kỹ lưỡng bằng đèn pin. Mỗi khay đang ủ sợi nấm, một mạng lưới gần giống với hệ thống rễ cây, vừa mềm, dày đặc và chắc chắn, có khả năng thay thế da.

Việc thúc đẩy sợi nấm phát triển theo dự tính là một nhiệm vụ khá phức tạp, nhưng những tiến bộ gần đây trong công nghệ sinh học đã mở ra triển vọng cho ngành tiểu thủ công nghiệp vải sợi nấm.

Người đồng sáng lập MycoWorks, Phil Ross đã thử nghiệm hơn 30 năm với Ganoderma, một loại nấm rất giống nấm móng trong tự nhiên. Là một nghệ sĩ, ông ta đã học cách chế tạo nấm thành nhiều dạng khác nhau và năm 2009, từng xây dựng một quán trà làm bằng “gạch” có thể lấy ra pha thành nước uống.

Đầu tiên, Ross quan tâm đến vật liệu xây dựng dựa trên nấm, nhưng sau cuộc điều tra từ một công ty giày vào năm 2015 đã khiến ông và người đồng sáng lập Sophia Wang tập trung vào ngành thời trang.

Vật liệu mà MycoWorks sản xuất hiện nay được gọi là Reishi, mượn từ tiếng Nhật có nghĩa là Ganoderma (linh chi). Trong những năm gần đây, sản phẩm của MycoWorks đã được sử dụng trong túi xách hàng hiệu của Hermès và gối cao cấp của Ligne Roset.

Quy trình làm da từ nấm bắt đầu bằng mùn cưa và cám được đun nóng để loại bỏ bất kỳ vi sinh vật nào có thể cạnh tranh với nấm, sau đó chúng được đưa vào các khay nhiều kích cỡ khác nhau.

Tiếp theo, nấm linh chi sẽ tham gia vào nhóm, tiêu hóa và phát triển thông qua sinh khối. Trong một số trường hợp, vải có thể được thêm vào khay để làm khung cho các sợi nấm dệt xung quanh.

Tấm sợi nấm sau cùng bị tách ra khỏi khối mùn cưa và sự phát triển dừng lại. Từ đó, nó có thể được “thuộc da” để tạo ra một chất liệu giống như da truyền thống, trước khi được chế tác thành ví hoặc mũ.

Nấm sẽ là nguyên liệu chính của ngành thời trang thế giới.

Nấm sẽ là nguyên liệu chính của ngành thời trang thế giới.

Triển vọng trong tương lai

Trong khi sợi nấm có thể được phát triển trong các nhà kho cơ giới, Aniela Hoitink, người sáng lập Công ty Neffa (viết tắt của New Fashion Factory) của Hà Lan, đã sử dụng kỹ thuật nuôi cấy chất lỏng để tạo ra túi xách, áo crop top (hở eo), thậm chí cả chao đèn.

Neffa sử dụng các bể phản ứng sinh học - về cơ bản là một hệ thống lên men tương tự như của nhà máy bia - để pha chế sợi nấm được lọc ra khỏi chất lỏng, rồi sau đó đổ vào khuôn để làm khô với những dạng mong muốn.

Bước tiếp theo của công ty là đưa vào nguyên liệu mới những hương liệu có thương hiệu, thậm chí là các hợp chất chăm sóc da điều trị các bệnh như vẩy nến.

Đó chỉ là một điểm mà những sản phẩm này khác với chất liệu da tiêu chuẩn. Cả hai công ty đều đang suy tính về ấn tượng sinh thái, cũng như vòng đời trọn vẹn của hàng hóa. Ví dụ, Reishi của MycoWorks có khả năng phân hủy sinh học hoàn toàn, tiến đến việc vứt bỏ một đôi giày cũ chỉ đơn giản là ủ phân.

Trong khi các công ty hy vọng sử dụng nấm để tạo ra các vật liệu hoàn toàn mới thân thiện với môi trường trên quy mô lớn thì các nhà thiết kế độc lập đang khám phá tiềm năng của chúng trong việc sửa đổi hoặc tiêu hủy đống vải thải còn sót lại trên hành tinh.

Helena Elston, nhà thiết kế có trụ sở tại New York, đã nghĩ ra một giải pháp mang tính đạo đức đối với sự lãng phí trong ngành của mình. Cô tìm một bộ quần áo cũ hoặc khâu vải vụn, khử trùng rồi đính vào đó một sợi nấm.

Trong những tháng tiếp theo, cô quan sát sợi nấm di chuyển qua vật liệu. Đôi khi nó “ăn” có chọn lọc các sợi tự nhiên và bỏ qua các sợi tổng hợp. Có lúc nó cuốn thuốc nhuộm thành những dòng xoáy có màu sắc mới đáng kinh ngạc. Trong các thí nghiệm trước đây, Elston đã cho sợi nấm phá vỡ hoàn toàn vật liệu hiện có.

Maggie Paxton, một người say mê nấm ở New York, thường săn lùng các chất màu mới trên những chuyến khám phá của mình, đã xử lý những chiếc váy lụa bằng thuốc nhuộm nấm cho hãng thời trang Coach của Mỹ.

Gần đây, cô lấy những quả bóng đất, những loại nấm trông giống những quả bóng golf cũ màu nâu xỉn, luộc chúng trong một nồi kho. Cô giật mình khi phát hiện loại thuốc nhuộm này đã biến lụa thành “màu hồng cánh hoa đẹp nhất”, có thể truyền cảm hứng cho bộ sưu tập thời trang trong tương lai.

Nhiều nhà thiết kế vẫn còn ngạc nhiên trước “hành vi” của nấm, như thể chúng đang cộng tác với một trí thông minh sống động ngoài hành tinh. Paxton nói: “Chúng tôi không biết điều kỳ diệu nào đang ở ngay trước mắt. Mục tiêu là tiếp tục tìm hiểu”.

Vào năm 1903, các nghệ nhân thuộc bộ tộc Tlingit, bang Alaska ngày nay từng làm ra những chiếc túi từ một chất liệu chắc chắn trông giống như tấm thảm. Mãi đến năm 2021, một nghiên cứu đăng trên tạp chí Mycologia cho thấy, những “tấm thảm” này được tạo ra bởi agarikon, một loại nấm polypore rắn có nguồn gốc từ các khu rừng già ở Tây Bắc Thái Bình Dương. Kể từ đó, người ta bắt đầu quan tâm đến việc sử dụng nấm trong ngành dệt may.

Theo Nationalgeographic

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ